Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code

Hosting là gì?

04/10/2022, 03:38 pm
6,327

Hosting là gì? Hiện nay hosting là một lĩnh vực phát triển mạnh, nó mang lại nhiều lợi ích cho người dùng bởi đây là một trong những yếu tố để thu hút lượng người truy cập. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và chọn đúng hosting phù hợp với nhu cầu. Nhân Hòa sẽ chỉ rõ hosting là gì, những điều cần biết về hosting để bạn tìm hiểu kỹ hơn, lựa chọn đúng hơn.

Hosting là gì? [Tìm hiểu tổng quan]

Hosting là gì?

Hosting là thuật ngữ chung để chỉ về dịch vụ lưu trữ dữ liệu online. Đây là không gian lưu trữ được chia nhỏ từ một máy chủ, giúp bạn đăng tải, lưu trữ dữ liệu. Trong đó phổ biến nhất là lưu trữ website và các ứng dụng trên internet.

Thuê hosting nghĩa là thuê một vị trí trên máy chủ của nhà cung cấp chứa tất cả các tệp và dữ liệu của website, đảm bảo cho website có thể hoạt động.

Tầm quan trọng của hosting

Có thể sử dụng host để chạy website, webmail, phần mềm, ứng dụng hoặc sao lưu, chia sẻ dữ liệu trực tuyến. Chính vì vậy nên khi bạn đang có ý định xây dựng website thì nên tìm hiểu hosting là gì, tìm hiểu về các dịch vụ cho thuê hosting? Bởi vì nếu không có hosting thì website của bạn chỉ có thể hoạt động trên máy tính. Và chỉ có mình bạn mới có quyền sử dụng, dữ liệu của bạn sẽ không được chia sẻ trên internet.

1 ví dụ để giúp bạn dễ hình dung hơn. Giả dụ: Website là một ngôi nhà, domain là địa chỉ nhà thì hosting chính là đất của ngôi nhà đó. Vì vậy, để xây dựng website thì bạn bắt buộc phải mua đất trước tiên.

Tại sao cần phải mua hosting?

Khi hiểu được hosting là gì có lẽ bạn cũng hiểu một phần tại sao cần phải mua hosting. Nếu không có hosting thì website sẽ chỉ hoạt động trên máy tính bạn mà thôi, chỉ có mình bạn nhìn thấy, dữ liệu sẽ không được chia sẻ trên mạng. Vậy nên rất cần thiết để có một gói hosting.

Hosting dùng để lưu trữ nội dung của website, dịch vụ mail, FTP,… Nếu không có hosting thì trang web chỉ có thể hoạt động trên máy tính của bạn. Chỉ mình bạn nhìn thấy và sử dụng website đó. Với web hosting, bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm và truy cập website của bạn nếu có domain (tên miền) hay địa chỉ IP chính xác.

Thông thường, nếu doanh nghiệp kinh doanh hoặc chủ website không chuyên về hoạt động viết mã và tạo dựng website thì sẽ chọn các nhà cung cấp dịch vụ hosting trung gian để bên này giúp bạn tạo dựng một website hoàn chỉnh đúng và ít mắc lỗi. Những lý do mà một doanh nghiệp cần mua một hosting là:

+ Tạo dựng được nhiều domain dựa trên một hosting có sẵn. Khi doanh nghiệp phát triển một website chính thì thường sẽ kéo theo những website phụ bổ trợ cho web chính này. Mua tên miền hosting để bảo vệ cho thương hiệu của doanh nghiệp: không nhất thiết mỗi domain phải có một hosting khác nhau vì domain phụ là để đảm bảo sự ổn định bền vững cho domain chính và giữ thương hiệu của doanh nghiệp vững chắc trên môi trường mạng.

+ Mua hosting để chứa cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trên môi trường mạng, lúc này hosting đóng vai trò của một nơi chứa dung lượng và đang sử dụng địa chỉ IP tĩnh để truy nhập vào.

+ Mua hosting để thực thi một chiến dịch quảng cáo, truyền thông marketing nhất định.

+ Mua domain và hosting để phát triển dự án kinh doanh thương mại điện tử.

+ Mua hosting để thực hiện thử nghiệm và phát triển dự án ở những giai đoạn ban đầu.

+ Mua tên miền và hosting để thực hiện chiến dịch SEO cho website: mua website phục vụ cho SEO để quản lý danh sách các website vệ tinh, dữ liệu website, các link URL, theo dõi tình trạng URL và phục vụ cho hoạt động kiểm soát hiệu quả dự án.

Tìm hiểu thêm về tên miền TẠI ĐÂY

Hosting hoạt động như thế nào?

Bất kỳ loại hosting nào cũng có nguyên lý hoạt động căn bản như sau:

Phía nhà cung cấp

Các nhà cung cấp sẽ chuẩn bị server lưu trữ cho người sử dụng hosting. Bằng cách chia sẻ tài nguyên trên server thành các không gian lưu trữ nhỏ hơn. Những không gian lưu trữ này gọi là các hosting.

Mỗi gói hosting, nhà cung cấp phải cấu hình đầy đủ dung lượng, băng thông, tài khoản FTP dùng để quản trị hosting,…

Phía người dùng

Người thuê hosting chỉ việc upload các files lên hosting và cài đặt hoạt động cho chúng. Người dùng có thể truy cập hosting từ các thiết bị kết nối internet, thông qua việc gửi request đến domain name (tên miền) hoặc địa chỉ IP của hosting.

Hosting sẽ trả về các tập tin được yêu cầu tương ứng. Trong quá trình sử dụng, dung lượng của mỗi gói hosting là cố định, đã được nhà cung cấp cấu hình sẵn. Nếu muốn tăng dung lượng, người dùng phải báo với nhà cung cấp.

>>Xem thêm: Mua hosting giá rẻ cho sinh viên

Các loại hosting phổ biến?

 

3.1. Shared hosting là gì?

Shared hosting là loại web hosting phổ biến nhất và lựa chọn hàng đầu cho những doanh nghiệp nhỏ và blog. Khi bạn nghe tới từ “web hosting”, thường là họ nói đến shared hosting. Với shared hosting, bạn chia sẻ tài nguyên server với những khách hàng khác của nhà cung cấp hosting của bạn. Website được đặt trên cùng một server để sử dụng chung tài nguyên và bộ nhớ, sức mạnh xử lý, dung lượng đĩa, vâng vâng.

Ưu điểm

+ Giá thành thấp.

+ Thân thiện cho người mới bắt đầu (không cần kiến thức kỹ thuật).

+ Server được cấu hình sẵn.

+ Control panel dễ sử dụng, thân thiện người dùng.

+ Nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý và vận hành server.

Nhược điểm

+ Ít quyền kiểm soát đến cấu hình server.

+ Truy cập tăng đột biến từ các website khác có thể làm chậm site của bạn.

3.2. Dedicated hosting là gì?

Dedicated server (hay dedicated hosting) là một server vật lý của riêng bạn, toàn bộ tài nguyên trên server đó là dành riêng cho bạn. Vì vậy, dedicated server cho bạn toàn bộ quyền quyết định lên server, hoàn toàn linh hoạt sử dụng. Bạn có thể cấu hình server tùy thích, chọn lựa hệ điều hành và phần mềm cần sử dụng, cài đặt một môi trường hosting riêng, đặc biệt cho nhu cầu của bạn. Trên thực tế, dedicated server cũng mạnh giống như server riêng bạn mua ở ngoài, đặc biệt là còn được hỗ trợ bởi hỗ trợ chuyên nghiệp từ web host.

Ưu điểm

+ Toàn quyền kiểm soát cấu hình server.

+ Đáng tin (Bạn không chia sẽ bất kỳ tài nguyên nào với bất kỳ ai).

+ Quyền truy cập root.

+ Tính bảo mật cao.

Nhược điểm

+ Giá thành cao.

+ Cần kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý server.

3.3. VPS hosting (Virtual Private Server) là gì?

VPS (Virtual Private Server) hosting là loại web hosting cũng dùng chung server với người dùng khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với shared hosting là nhà cung cấp web host của bạn sẽ phân chia phân vùng trên server cho riêng bạn. Có nghĩa là một không gian riêng trên một server vật lý được thiết lập, với bộ nhớ và sức mạnh vi xử lý riêng chỉ cho bạn mà thôi. Trên thực tế, VPS hosting phù hợp cho những doanh nghiệp cỡ vừa và các website đang có phát triển nhanh chóng.

Ưu điểm

+ Tài nguyên server riêng (mà không phải mua hẵn một server).

+ Truy cập lớn từ website khác không làm ảnh hưởng tới hiệu năng của site của bạn.

+ Truy cập quyền root lên server.

+ Dễ nâng cấp.

+ Khả năng tùy biến cao.

Nhược điểm

+ Mắc tiền hơn gói shared hosting.

+ Cần kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản trị server.

3.4. Cloud hosting là gì?

Cloud hosting đang là giải pháp đáng tin cậy nhất trên thị trường, vì dường như nó hoàn toàn không có downtime. Với cloud hosting, nhà cung cấp của bạn có một bộ các server. Files và tài nguyên được phân phối trên các server. Khi một trong các server cloud bị quá tải hoặc có bất kỳ vấn đề nào, traffic của bạn sẽ tự động được chuyển tới và xử lý tại server khác của cluster server đó.

Ưu điểm

+ Gần như không có downtime.

+ Server hỏng không ảnh hưởng tới site của bạn.

+ Tài nguyên được phân phối tùy nhu cầu.

+ Thanh toán tùy vào mức độ sử dụng (bạn dùng gì thì thanh toán đó).

+ Linh hoạt hơn VPS, về khả năng mở rộng.

Nhược điểm

+ Khó quản lý cost.

+ Không có quyền root.

3.5. WordPress hosting là gì?

WordPress hosting là một dạng của shared hosting, được thiết kế riêng cho chủ website WordPress. Server của bạn được cấu hình riêng cho WordPress và site được gắn các plugin được cài sẵn như là caching pluign và plugin bảo mật. Vì lý do cấu hình được tùy chỉnh riêng, site của bạn sẽ tải nhanh hơn và chạy ngay không gặp vấn đề gì. WordPress hosting thường có nhiều tính năng liên quan đến WordPRess như là, WordPress theme được thiết kế riêng, builder kéo thả và các công cụ đặc thù riêng. Đặc biệt, server được tối ưu để chạy WordPress, quá trình cài đặt và vận hành WordPress sẽ hiệu quả hơn nhiều trên một WordPress hosting.

Ưu điểm

+ Giá thành thấp (thường nó sẽ bằng giá với shared hosting).

+ Dễ sử dụng cho người mới bắt đầu.

+ Một click cài được WordPress.

+ Hiệu năng tốt cho WordPress site.

+ Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật được đạo tào để xử lý các vấn đề liên quan đến WordPress.

+ WordPress plugins và theme được cài sẵn.

Nhược điểm: Khuyên dùng cho WordPress sites (có thể là vấn đề nếu bạn host trên server nhiều loại website mà không phải là WordPress).

Các thông kỹ thuật trong hosting

+ Dung lượng lưu trữ (Storage): Sẽ có hai loại HDD và SSD. SSD sẽ có tốc độ xử lý nhanh hơn HDD. Vì thế cùng 1 dung lượng như đôi SSD sẽ có giá cao hơn HDD.

+ Hệ điều hành: Sẽ có 2 hệ điều hành chính là Windows và Linux. Nếu bạn muốn vận hành website WordPress tốt, hãy chọn Linux.

+ Băng thông: Băng thông hay Bandwidth là thuật ngữ dùng để chỉ lượng dữ liệu được truyền trong một giây. Thường sẽ được định lượng theo tháng, vì thế nếu hết băng thông, bạn có thể liên hệ nhà cung cấp để mở rộng.

+ Addon Domain: Lượng Addon Domain bạn có thể thêm vào host

+ Sub Domain: Lượng Sub Domain mà bạn có thể tạo.

+ Sao lưu, phục hồi: Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ có chức năng sao lưu, backup, phục hồi dữ liệu khi cần.

+ Thông số khác: Sở hữu ngôn ngữ lập trình hỗ trợ và các tham số bảo mật (mã hóa kênh truyền SSL, các add-on antivirus quét mã độc)...

Những yếu tố quan trọng để chọn hosting

Khi bạn đã tìm hiểu kỹ các kiến thức về hosting là gì? Thì lúc này, bạn có thể xem qua các thông số và yếu tố để chọn hosting tốt nhất. Dưới đây là một số thông số mà các bạn cần lưu ý khi chọn gói hosting:

1. Thời gian hoạt động (độ tin cậy)

+ Độ tin cậy là cực kỳ quan trọng đối với cả dịch vụ miễn phí và trả phí. Nhưng bạn chỉ nên mong đợi độ tin cậy với gói hosting trả phí.

+ Có khả năng bạn sẽ muốn trang web của mình hoạt động 24/7. Và bạn sẽ chỉ nhận được điều đó từ máy chủ đáng tin cậy và kết nối mạng ổn định. Trước khi bạn quyết định chọn máy chủ, hãy xem lịch sử thời gian hoạt động của nó. Bạn có thể đọc các nhận xét và kiểm tra, đảm bảo thời gian hoạt động đúng như quảng cáo của họ.

2. Lưu lượng/Băng thông

Đọc và hiểu các giới hạn đặt trên băng thông (bandwidth) bạn sử dụng và lựa chọn một gói thích hợp. Nếu trang web của bạn sẽ kết hợp video, âm thanh hoặc các yếu tố khác thì sẽ yêu cầu mức băng thông cao hơn. Bạn cần có một kế hoạch phù hợp với nhu cầu của mình.

3. PHP, .htaccess, SSH, MySQL, FTP,…

+ Nếu bạn cần cài đặt PHP hoặc Perl – hãy đảm bảo bạn có thể làm điều này mà không cần sự chấp thuận của máy chủ lưu trữ. Nếu không, bạn sẽ phải đợi ý kiến​​ của họ trước khi bạn có thể triển khai một tính năng trên trang web của mình.

+ Giả sử bạn muốn thực hiện những việc như tùy chỉnh các trang lỗi của mình (thông báo được hiển thị khi khách truy cập vào trang bị tuyệt chủng trên trang web của bạn), bảo vệ trang web của bạn khỏi bị đánh cắp băng thông và liên kết nóng, v.v. và để bảo vệ mật khẩu các thư mục của bạn, bạn sẽ cần khả năng tạo hoặc sửa đổi các tệp .htaccess.

+ Quyền truy cập SSH rất hữu ích để duy trì cơ sở dữ liệu như MySQL và khi bạn muốn chạy blog hoặc hệ thống quản lý nội dung.

+ FTP là gì? Đây là một phương pháp phổ biến để chuyển các trang web và các tệp khác từ máy tính cục bộ sang máy chủ lưu trữ web (máy chủ) để mọi người trên toàn thế giới có thể xem được. Một số máy chủ chỉ không cho phép bạn thiết kế và tải lên các trang của riêng bạn.

+ Thay vào đó, họ yêu cầu các trang của bạn được thiết kế và tải lên bằng trình tạo trang web trực tuyến của họ. Trừ khi bạn là người mới bắt đầu và lập kế hoạch cho một trang web bình thường, hãy đảm bảo bạn có quyền truy cập FTP hoặc khả năng tải lên các trang của bạn bằng email hoặc trình duyệt ít nhất.

4. Bảng điều khiển (Control Panel)

+ Mục đích của bảng điều khiển là cho phép bạn tự quản lý các khía cạnh khác nhau của trang web lưu trữ tài khoản của mình. Bạn nên mong đợi bảng điều khiển từ máy chủ thương mại để bạn có thể thực hiện các tác vụ bảo trì hàng ngày mà không phải chờ hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các thay đổi đơn giản.

+ Một ‘Control Panel’ cung cấp bảng điều khiển đơn giản. Để quản lý địa chỉ email, mật khẩu tài khoản và cấu hình máy chủ cơ bản. Có thể tốn thời gian để thông qua một nhà điều hành hỗ trợ kỹ thuật. Hoặc có nghĩa vụ phải trả một khoản phí bổ sung mỗi khi bạn muốn thực hiện các tác vụ quản trị đơn giản.

5. Lưu trữ nhiều tên miền

+ Ngày nay, việc sở hữu nhiều hơn một tên miền là rất phổ biến. Chúng khá rẻ và thật khó để cưỡng lại việc sở hữu một số tên miền. Trong trường hợp này, bạn cần chứa thêm các tên miền có thêm dung lượng lưu trữ.

+ Để đơn giản hóa quy trình lưu trữ, có thể lưu trữ nhiều tên miền từ một tài khoản. Mỗi trang web riêng được lưu trữ trên cùng một tài khoản được gọi là tên miền bổ sung. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Hosting cho phép tên miền addon. Bạn nên kiểm tra trước cách họ tính phí cho nó.

6. Giá cả

+ Nếu bạn có một trang web cơ bản, không mong đợi một lưu lượng truy cập lớn thì bạn có thể trả khoản 230.000 – 350.000 VNĐ mỗi năm cho việc sử dụng dịch vụ Hosting. Các gói Hosting dung lượng cao hơn có thể bắt đầu từ 3.500.000 VNĐ và tăng lên từ đó.

+ Hầu hết các nhà cung cấp Hosting đều có nhiều gói Hosting với hình thức thanh toán hàng tháng và hàng năm cho người dùng dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu.

+ Thứ hai, có thể cung cấp cho bạn một mức giá rẻ hơn để trải nghiệm. Khi bạn yên tâm với việc họ cung cấp dịch vụ đáng tin cậy thì bạn có thể chuyển sang thanh toán hàng năm để tối ưu chi phí. Hoặc chuyển đổi máy chủ nhanh chóng nếu chúng không đáp ứng mong đợi của bạn.

+ Cuối cùng, hãy thảo luận về vấn đề gia hạn. Nếu bạn hài lòng với giá của một gói, hãy kiểm tra giá để gia hạn. Đó là một tiêu chuẩn trong ngành. Bởi nhiều đơn vị cung cấp giá đăng ký thấp nhưng tính phí cao hơn nhiều cho việc gia hạn.

7. E-mail

Nếu bạn muốn lưu trữ tài khoản email cùng với trang web của mình thì hãy kiểm tra xem máy chủ của bạn có cho phép bạn thiết lập địa chỉ email bạn muốn trên tên miền của mình không – trước khi đăng ký. Sử dụng email có cấu trúc sales@nhanhoa.com sẽ có cảm giác chuyên nghiệp hơn so với email sales.nhanhoa@gmail.com.

8. Hỗ trợ kỹ thuật

Mọi thứ có thể gặp trục trặc, sự cố trong quá trình sử dụng. Vì vậy hãy kiểm tra nhà cung cấp hosting của bạn có hỗ trợ chuyên nghiệp 24/7/365 hay không, có trang bị kiến thức kỹ thuật đầy đủ để giúp bạn khắc phục sự cố một cách hiệu quả và nhanh chóng hay không.

Để biết được điều này, bạn có thể tham khảo một số đánh giá về trải nghiệm thực tế của khách hàng.

Giải đáp các thắc mắc khác liên quan đến Hosting

Gói hosting nào phù hợp nhất với website WordPress?

Dựa trên tổng hợp thực tế, chúng tôi xin chia sẻ thông tin về 2 gói Hosting chuyên dụng phổ biến cho Web WordPress hiện nay, các bạn có thể tham khảo:

Cloud Hosting WordPress

Đối với các trang Web WordPress thì đây là dịch vụ lưu trữ đám mây tối ưu hóa nhất. Dịch vụ này rất phù hợp nếu bạn muốn tạo Website giới thiệu công ty, bán hàng, tin tức, thương mại điện tử,… 

Managed WordPress Hosting (MWP) 

Có khả năng giúp đơn giản hóa nhiều thao tác kỹ thuật. Nhờ vậy mà bạn có thể tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí nhân sự. Khi sử dụng gói Hosting này, bạn sẽ được hỗ trợ tối đa các vấn đề kỹ thuật liên quan đến WordPress. Trang Web của bạn sẽ được tăng cường bảo mật, tối ưu tốc độ tải, tối ưu

Tìm hiểu thêm về Hosting WordPress:TẠI ĐÂY

Những nền tảng tạo Website không cần Hosting

+ Bạn hoàn toàn có thể tạo Website mà không cần tự mua và cài đặt Hosting. Một số nền tảng tạo Web miễn phí thông dụng là Blogger.com, WordPress.com, Wix.com,…

+ Đối với những nền tảng này thì ưu điểm là bạn không phải mất tiền mua Hosting hay quản trị Server, bảo mật của các nền tảng cũng khá cao.

+ Tuy nhiên, khi sử dụng các Platform này, bạn sẽ không tự chủ được dữ liệu Website, các tùy chỉnh về giao diện, trải nghiệm người dùng bị hạn chế. Ngoài ra, bạn sẽ phải nâng cấp với phi phí rất đắt nếu muốn dùng đầy đủ tính năng.

Tìm hiểu về hosting miễn phí và hosting trả phí

Các gói Hosting miễn phí và có trả phí đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Chúng tôi sẽ phân tích ngay sau đây để giúp bạn hiểu rõ hơn:

Ưu - Nhược điểm của Hosting miễn phí

Ưu điểm của Hosting miễn phí chính là giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí. Tuy nhiên, điểm hạn chế thì lại có khá nhiều:

+ Nếu bạn gặp vấn đề sẽ không được hỗ trợ mà phải tự xử lý.

+ Gói Hosting miễn phí có cấu hình thấp nên trang Website của bạn chạy sẽ gặp nhiều lỗi và rất chậm.

+ Nếu muốn khắc phục các lỗi trên bạn sẽ phải nâng cấp. Yêu cầu này đôi khi do nhà cung cấp đưa ra nếu bạn muốn sử dụng tiếp.

Ưu - Nhược điểm của Hosting trả phí

Khi sử dụng Hosting trả phí, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích:

+ Bạn được tự do đặt tên miền mình muốn.

+ Có toàn quyền kiểm soát với trang Web của mình, không có truy cập hay quảng cáo không mong muốn.

+ Các nhà cung cấp gói Hosting trả phí luôn luôn cam kết hỗ trợ kỹ thuật. Bạn sẽ được hỗ trợ nhanh nhất để khắc phục sự cố khi dùng Hosting trả phí. 

+ Hosting trả phí có độ ổn định cao, băng thông không giới hạn, dung lượng ổ đĩa cực lớn.

+ Độ bảo mật cao, hệ thống hoạt động ổn định đảm bảo cho trang Web hoạt động xuyên suốt, an toàn.

Điểm hạn chế duy nhất của gói Hosting trả phí theo tôi đó là bạn sẽ phải hao hụt ngân sách, tốn tiền cho nhà cung cấp. Nhưng điều này hoàn toàn xứng đáng với những lợi ích mà bạn nhận được.

Khi nào nên sử dụng Hosting miễn phí và trả phí?

Theo quan điểm cá nhân tôi, bạn có thể sử dụng Web hosting miễn phí cho các mục đích phi lợi nhuận như:

+ Thử nghiệm, thực hành tạo Blog cá nhân.

+ Tập làm quen với Website.

+ Cá nhân thích sáng tạo nội dung, cần có nơi miễn phí để chia sẻ thông tin, thỏa mãn đam mê,…

Còn nếu bạn có ý định tạo Website để kinh doanh, xây dựng thương hiệu,… thì không nên chọn Hosting miễn phí. Hãy sử dụng gói Hosting trả phí từ nhà cung cấp uy tín. Điều này sẽ đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động cho Website của bạn. 

Hosting ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

Nó có ảnh hưởng đến SEO, cái này được bàn luận rất nhiều mà Google xem đây là một yếu tố trong tối ưu SEO. Bạn có thể xem qua một số tiêu chí về Hosting đối với SEO dưới đây:

Tốc độ tải trang: Trang web tải chậm là một yếu tố ảnh hưởng đến SEO. Vì vậy, việc lựa chọn gói hosting rất quan trọng. Nếu chọn hosting kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ của website tải chậm. Không những ảnh hưởng đến xếp hạng mà còn mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng nếu website load quá chậm.

Bảo mật: Nếu bạn sử dụng Hosting của nhà cung cấp không uy tín trên thị trường, không có độ bảo mật tốt. Ảnh hưởng đến website của bạn khi sử dụng có thể bị tấn công, nhiễm các phần mềm độc hại. Mà xấu hơn còn có thể bị liệt kê vào danh sách đen. Như vậy đã đủ là hosting ảnh hưởng đến SEO như thế nào.

+ Nhà cung cấp không am hiểu về SEO: Ví dụ như file robot.txt là file để giúp quản lý công cụ tìm kiếm, là nơi mà con bot Google nhận biết để đọc nội dung trên website. Nhưng nhà cung cấp không hiểu và không có kiến thức sẽ xóa file đó đi. Ảnh hưởng xấu đến việc phát triển SEO của bạn.

Website hoạt động liên tục: Nhà cung cấp có cơ sở hạ tầng mạnh sẽ đảm bảo cho website của bạn hoạt động xuyên suốt. Nếu hạ tầng yếu hoặc bị tấn công DDoS sẽ làm web của bạn chuyển sang chế độ ngoại tuyến. Ảnh hưởng đến SEO, mấy traffic, mấy khách hàng và nếu xảy ra thường xuyên sẽ bị Google gắn cờ, có thể bị loại bỏ khỏi công cụ tìm kiếm.

Cách chọn hosting phù hợp với nhu cầu

Để chọn được gói hosting phù hợp, trước hết cần xác định các yếu tố sau:

+ Quy mô doanh nghiệp hiện tại.

+ Định hướng phát triển trong tương lai gần.

+ Ngân sách.

Trong đó:

Shared hosting: Là lựa chọn tốt nhất cho chủ sở hữu trang web mới bắt đầu. Nó phù hợp với một trang web nhỏ với lưu lượng truy cập vừa phải. Và nếu bạn chọn một nhà cung cấp dịch vụ hosting cung cấp cả những gói khác trong danh mục thì việc nâng cấp khi trang web của bạn phát triển sẽ dễ dàng hơn.

Dedicated hosting: Phù hợp với các trang web được dự đoán là có nhiều lưu lượng truy cập và cần một lượng lớn dung lượng lưu trữ. Lựa chọn này đảm bảo trang web của bạn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ bất kể bạn nhận được bao nhiêu khách truy cập. Nó cũng cho phép bạn tiến hành bất kỳ tùy chỉnh nào mà trang web cần. Dedicated hosting có chi phí cao nhất, nhưng nó cũng cung cấp được nhiều nhất cho người dùng.

+ VPS hosting: Thích hợp với các trang web ngày càng phát triển lớn hơn và dần tăng số lượng người truy cập. Bạn không chia sẻ máy chủ với nhiều trang web khác, vì vậy trang web của bạn có thể tận dụng lợi thế của việc băng thông lớn hơn. Và đối với các nhà phát triển web đang tìm kiếm nhiều tùy chọn tùy chỉnh hơn, VPS là lựa chọn tốt.

Wordpress hosting: Thích hợp với các trang web, bao gồm blog được xây dựng trên nền tảng WordPress. Vì nền tảng này được thiết kế đặc biệt cho việc viết blog và có giao diện người dùng trực quan giúp chủ sở hữu trang web dễ dàng thực hiện thay đổi mà không yêu cầu kiến thức kỹ thuật quá cao. Đối với bất kỳ trang web nào được xây dựng trên WordPress, gói Wordpress hosting đều có thể cung cấp cho bạn tất cả các tính năng bạn cần để trang web của bạn chạy trơn tru.

+ Cloud hosting: Là một lựa chọn giá cả phải chăng khác, nhưng cung cấp tốc độ ấn tượng. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng những người truy cập trang web của bạn sẽ thấy thời gian tải nhanh. Đặc biệt nếu bạn có nhiều thứ trên trang web của mình có thể làm chậm thời gian tải, như hình ảnh hoặc video có độ phân giải cao thì đây là một lựa chọn tốt. Lý do chính để sử dụng dịch vụ Cloud hosting là vì tốc độ cao, giá cả phải chăng, nhưng nó cũng cung cấp khả năng bảo trì dễ dàng hơn và phản ứng tốt hơn khi lưu lượng truy cập tăng đột biến.

Nên đăng ký hosting Việt Nam hay nước ngoài?

 

Hosting Việt Nam

Ưu điểm

+ Băng thông trong nước lớn và khoảng cách địa lý gần giúp tốc độ đường truyền tốt.

+ Sự tương đồng về mặt ngôn ngữ giúp đôi bên tiếp cận thông tin dễ dàng.

+ Thao tác thanh toán đơn giản.

+ Xử lý/hỗ trợ nhanh và dễ hơn khi có sự cố.

+ Có nhiều lựa chọn về gói hosting từ đó giảm bớt gánh nặng chi phí.

Nhược điểm: Ảnh hưởng không tốt đến việc trao đổi thông tin đi nước ngoài/sự truy cập từ nước ngoài nếu có sự cố cáp quang.

Hosting nước ngoài

Ưu điểm

+ Thường sở hữu datacenter riêng.

+ Chất lượng hosting được đánh giá cao.

+ Dịch vụ chuyên nghiệp (bán hàng, CSKH, hỗ trợ,…)

+ Nhiều ưu đãi cho nhà phân phối/khách hàng.

Nhược điểm

+ Khoảng cách địa lý xa.

+ Bất đồng ngôn ngữ và thời gian gây khó khăn trong việc hỗ trợ và tiếp nhận thông tin.

+ Quy trình thanh toán phức tạp, phương thức thanh toán không thông dụng.

+ Dễ vi phạm hợp đồng.

Nên mua hosting ở đâu?

Với câu hỏi nên mua tên miền và hosting ở đâu thì câu trả lời uy tín sẽ là Nhân Hòa. Với hơn 20 năm kinh nghiệm kinh doanh tên miền và các dịch vụ như hosting, VPS, server, email server, email tên miền,…Nhân Hòa tự tin sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng dịch vụ. Đội ngũ kinh doanh và kỹ thuật hỗ trợ khách hàng 24/24. Giải quyết mọi vấn đề của khách hàng nhanh nhất có thể.

Chi tiết hơn về những lý do bạn nên mua tên miền và hosting tại Nhân Hòa như sau:

+ Hosting nằm trên máy chủ có cấu hình mạnh mẽ, cơ sở kỹ thuật hiện đại.

+ Hệ thống máy chủ nằm tại Việt Nam nên tốc độ băng thông ổn định hơn. Tốc độ truyền cũng nhanh hơn.

+ Cài đặt Litespeed giúp tăng tốc độ dịch vụ Hosting của Nhân Hòa lên tới 6 lần so với hosting thông thường.

+ Môi trường hạ tầng dịch vụ theo tiêu chuẩn Tier 3 Quốc tế với đường truyền vào lên tới 1Gbps.

+ Cơ sở dữ liệu (Database) được tối ưu bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm.

+ Để giúp khách hàng bảo vệ dữ liệu một cách tối ưu nhất, Nhân Hòa xây dựng dịch vụ hosting giá rẻ với nhiều lớp bảo mật.

+ Core Hosting SSD được update tự động và thường xuyên tránh những nguy cơ bảo mật do dùng phiên bản cũ.

+ Chống Local Attack với Cloudlinux.

+ Kết nối tới máy chủ được mã hóa dữ liệu gửi/nhận với giao thức bảo mật SSL/TSL. Ngăn chặn nguy cơ tấn công Brute-Force với cơ chế tự động.

Bảng giá đăng ký Hosting Tại đây

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp cho thắc mắc hosting là gì. Mong rằng qua đây, bạn sẽ có cái nhìn khái quát, từ đó sử dụng dịch vụ tốt nhất.

Liên hệ với Nhân Hòa theo thông tin dưới đây để được giải đáp mọi thắc mắc và kịp thời nhận được những mã khuyến mãi hấp dẫn:

+ Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

+ Tổng đài: 1900 6680

Bài viết liên quan
11/04/2024
Với mong muốn hỗ trợ quá trình học tập, phát triển và mở ra cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên, ngày 09/04/2024 vừa...
28/02/2024
Ngày 19/01/2024, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tổ chức Hội nghị CEO các Nhà đăng ký tên miền quốc gia ".vn" năm 2024 nhằm...
27/02/2024
VPS Quốc Tế do Nhân Hòa phát triển được xây dựng trên một hạ tầng mạnh mẽ với các tính năng ưu việt, nhờ đó giúp...
Chuyên nghiệp và tận tình
Hỗ Trợ Trực Tuyến 24/7
Đội ngũ chuyên gia giúp xử lý vấn đề kỹ thuật để website của bạn luôn hoạt động tốt và chạy nhanh. Bất kỳ lúc nào.
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Hotline: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Hotline: 091 285 1416

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Hotline : 091 522 1384

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!