Băng thông (bandwidth) có ý nghĩa quan trọng đối với người dùng dịch vụ đám mây, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ up - down dữ liệu và các tài nguyên ứng dụng. Hãy theo dõi bài viết của Nhân Hòa để hiểu rõ hơn về khái niệm băng thông là gì, cách đo và khắc phục tình trạng trễ băng thông.
Băng thông (banwidth) là gì?
Băng thông (Bandwidth) là khả năng truyền tải dữ liệu của một đường truyền trong một khoảng thời gian nhất định, thường được tính bằng đơn vị bps (bit per second) hoặc Mbps, Gbps. Nói cách đơn giản, băng thông càng lớn thì khả năng truyền dữ liệu càng nhanh và mượt mà.
Trong lĩnh vực mạng internet và website, bandwidth thể hiện lượng dữ liệu mà máy chủ có thể truyền tải tới người dùng. Đây là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tải trang, trải nghiệm người dùng và hiệu suất hoạt động của hệ thống mạng.
Phân loại băng thông (bandwidth)
Phân loại bandwidth có thể được chia thành nhiều loại dựa trên các tiêu chí khác nhau như. Nhân Hòa sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách phân loại thường gặp nhất:
Phân loại bandwidth theo phạm vi sử dụng
- Bandwidth trong nước: Dùng để truyền dữ liệu giữa các máy chủ nằm trong cùng một quốc gia. Loại này thường ổn định hơn và chi phí thấp hơn so với loại quốc tế.
- Bandwidth quốc tế: Dùng để trao đổi thông tin giữa máy chủ ở nước này và máy chủ ở nước khác, thông qua tuyến cáp quang biển hoặc kết nối vệ tinh. Kết nối này có thể bị ảnh hưởng khi đứt cáp quốc tế và chi phí thường cao hơn.
Phân loại bandwidth theo dung lượng sử dụng
- Bandwidth được cam kết: Nhà cung cấp đảm bảo cấp cho người dùng một lượng bandwidth cố định, và khi sử dụng hết, bạn cần trả thêm phí để dùng tiếp.
- Bandwidth được chia sẻ: Bandwidth được dùng chung giữa nhiều người dùng hoặc máy chủ. Tốc độ thực tế phụ thuộc vào số lượng thiết bị đang truy cập giống như “đường đông thì xe chạy chậm hơn”.
- Bandwidth riêng: Người dùng thuê một bandwidth riêng biệt, không chia sẻ với ai khác, đảm bảo tốc độ và tính ổn định cao nhất.
Tìm hiểu về băng thông website
Băng thông lưu trữ website là gì?
Lưu trữ website là một dịch vụ cho phép các cá nhân tổ chức truy cập website của họ thông qua Word Wide Web. Để làm được nó chúng ta cần một máy chủ do các công ty cung cấp, hiểu đơn giản máy chủ là một tòa nhà và mỗi website muốn có không gian hoạt động phải thuê phòng trong căn nhà đó. Đấy là bản chất của lưu trữ website.
Như vậy, băng thông lưu trữ website chỉ lượng dữ liệu được truyền đến từ trang web hoặc máy chủ trong một khoảng thời gian. Băng thông càng lớn tốc độ truyền dữ liệu hay tốc độ tải càng cao.
Đơn vị đo băng thông (bandwidth)
Từ khái niệm băng thông ta biết đơn vị đo của băng thông là bit/s (bit/giây) tuy nhiên với tốc độ mạng internet ngày nay băng thông (bandwidth) được đo bằng đơn vị lớn hơn nhiều. Cụ thể là Kilobit/giây (Kbps) Megabit/giây (Mbps), Gigabit/giây (Gbps) hoặc cao nhất là Terabit/giây (Tbps).
Đổi đơn vị được tính như sau
- Kilobit= 1000 bits
- Megabit = 1000 kilo = 1.000.000 bits
- Gigabit = 1000 mega = 1.000.000.000 bits
- Terabit = 1000 giga = 1.000.000.000.000 bits
Chúng ta thường nhìn thấy các ký hiệu MBps hay Byte/s khi tải một tài liệu hay phần mềm nào đó từ trên internet xuống. nó đại diện cho tốc độ download của đường truyền.
Đơn vị đo băng thông website
Cách đo lường bandwidth hosting
Hosting là nơi lưu trữ chứa nội dung và dữ liệu website trên không gian máy chủ đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa người sử dụng internet và hỗ trợ các phần mềm internet hoạt động. Hiểu đơn giản, băng thông là một cầu trượt để dữ liệu “truyền” từ hosting đến máy của người dùng.
Công thức tính bandwidth hosting:
Bandwidth hosting = kích thước trung bình của trang x số lượng người truy cập trung bình tháng x số lần truy cập trung bình mỗi khách
Ví dụ: Website chỉ gồm trang chủ và trang tin tức
- Kích thước trang tin: 3Mb
- Tổng dung lượng bài viết ở trang tin tức: 30 bài tương ứng với 30Mb
Từ đó tính được kích thước trung bình trang là: (30 + 3) / 30 trang = 1,1 Mb
Từ cách tính trung bình trang này cộng với dự đoán số lượng người truy cập mỗi tháng và số lần truy cập trung bình của mỗi người ta sẽ tính được gói băng thông hosting phù hợp để website được mượt mà nhất. Nếu sau đó có nhiều trang hơn bạn nên cân nhắc nâng cấp gói hosting có dung lượng cao hơn để tối ưu tốc độ tải của web.
>>> Xem thêm: Nâng cấp gói hosting website
Cách tối ưu website giảm chi phí sử dụng Bandwidth
Nếu chi phí website chi trả cho bandwidth quá lớn và bạn muốn tối ưu web để giảm chi phí này thì dưới đây là một vài gợi ý
- Giảm dung lượng trang web bằng cách giảm số lượng trang và số bài viết trên website
- Giảm dung lượng của hình ảnh và video đăng tải trên website
- Nâng cấp gói hosting hoặc sử dụng dịch vụ lưu trữ bằng CLOUD VPS với không gian lưu trữ lớn hơn.
Với các gói hosting lớn thường có bandwidth không giới hạn chính vì vậy bạn cũng không nên quá đắn đo về việc giảm băng thông trên. Bởi vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng sử dụng và khối lượng thông tin truyền dẫn trong một website.
Băng thông quốc tế và băng thông trong nước: Giải pháp nào hợp với bạn?
Khi lựa chọn gói cước internet, người dùng thường băn khoăn giữa hai khái niệm: băng thông quốc tế và băng thông trong nước. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế.
Trường hợp nên chọn băng thông trong nước
Băng thông trong nước là tốc độ truy cập các trang web, dịch vụ hoặc máy chủ được đặt tại Việt Nam. Nếu bạn chủ yếu sử dụng internet để truy cập các trang tin tức, xem phim, học online hoặc chơi game có máy chủ trong nước, thì đây là lựa chọn hợp lý, chi phí thấp và tốc độ ổn định.
Trường hợp nên chọn băng thông quốc tế
Băng thông quốc tế đề cập đến khả năng truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị ở các quốc gia khác nhau. Loại băng thông này thường đi kèm với chi phí cao hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chất lượng tuyến cáp biển, vị trí địa lý hay tình trạng tắc nghẽn mạng.
Tuy nhiên, sử dụng bandwidth quốc tế là lựa chọn không thể thiếu nếu bạn thường xuyên truy cập website toàn cầu, xem video từ các nền tảng quốc tế (YouTube, Netflix), chơi game trên server nước ngoài hoặc sử dụng các dịch vụ đám mây như Google Drive, AWS, Dropbox.
[Giải đáp] Các câu hỏi thường gặp về băng thông
Các thông số cần quan tâm khi thuê bandwidth hosting là gì?
Có các thông số sau đây liên quan đến kỹ thuật và cần tìm hiểu và cân nhắc để lựa chọn chính xác gói hosting cho website của mình.
- Disk Space: Chỉ số đại diện cho dung lượng của ổ cứng.
- Addon domain: Là số lượng tên miền được thêm vào hosting. Một hosting có thể lưu trữ nhiều hơn một tên miền.
- Parked domain: Tên miền phụ đại diện cho domain chính. Điều này có nghĩa khi người truy cập gõ tên miền phụ thì nó sẽ trỏ về tên miền chính.
- FTP (File Transfer Protocol): Nếu máy chủ hỗ trợ FTP, bạn sẽ được phép dùng phần mềm FTP kết nối với máy chủ, tải các tập tin dữ liệu hay cập nhập website.
- MSSQL hoặc MySQL: Số lượng cơ sở dữ liệu của gói hosting. Mỗi website thường chạy một cơ sở dữ liệu.
- Hosting Controller hoặc Cpanel: Phần mềm web hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý hosting. Nó cung cấp nhiều tính năng quản lý database, thư mục, subdomain, backup dữ liệu,…
Các thông số có trong gói hosting Nhân Hòa
Bóp băng thông là gì? Cách tránh tình trạng bóp băng thông
Bóp băng thông là hành động cố ý làm chậm tốc độ truy cập internet của người dùng do nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) thực hiện xảy ra khi người dùng sử dụng quá nhiều dữ liệu. Mục đích là để giảm tải hệ thống và quản lý lưu lượng mạng, nhưng điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm người dùng.
Để tránh tình trạng bị bóp băng thông bởi nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP), một giải pháp hiệu quả là sử dụng VPN (mạng riêng ảo). Khi bạn kết nối internet thông qua VPN, toàn bộ dữ liệu sẽ được mã hóa, giúp ẩn danh các hoạt động trực tuyến của bạn. Nhờ đó, ISP không thể xác định chính xác bạn đang truy cập vào trang web nào hay sử dụng băng thông cho mục đích gì.
Cách nhận biết kết nối mạng của bạn có bị bóp băng thông hay không?
Cách dễ nhất để kiểm tra xem băng thông có bị nhà mạng “bóp” không là thông qua lưu lượng dữ liệu khi tải lên và tải xuống một file trên web. Nếu thấy tốc độ tải đột nhiên giảm thì rất có thể bạn đã bị nhà mạng bóp băng thông.
Có nhiều dạng bóp băng thông khó kiểm tra hơn mà bạn không thể nhận ra bằng cách trên thì bạn nên tìm cách hỏi trực tiếp nhà cung cấp thông qua email hoặc điện thoại.
Sự khác biệt giữa bandwidth và tốc độ internet là gì?
- Bandwidth là tốc độ truyền tải trong 1 giây giữa máy chủ hoặc 2 máy tính với nhau.
- Tốc độ internet chỉ sự nhanh hay chậm của việc truyền dữ liệu internet giữa nhà mạng và khách hàng sử dụng dịch vụ.
Độ trễ băng thông (bandwidth) là gì?
Độ trễ băng thông chỉ khoảng thời gian chậm trễ trong việc truyền dữ liệu, nguyên nhân xuất phát từ lỗi phát sinh trong quá trình mạng máy tính xử lý dữ liệu. Nếu độ trễ càng nhỏ thì độ trì hoãn truy cập càng ít, tốc độ internet càng nhanh. Độ trễ càng cao thì mạng càng chậm.
Có nhiều lý do dẫn đến độ trễ cao như quá nhiều người truy cập cùng lúc, máy chủ gặp sự cố, máy tính nhiễm virus, đứt cáp quang mạng,...
Lời kết
Bài viết trên NHÂN HÒA đã trình bày chi tiết băng thông là gì, tất cả thông tin cần biết về băng thông để bạn có thể lựa chọn gói hosting hoặc hình thức lưu trữ website phù hợp. Đây là thông tin vô cùng hữu ích với tất cả các công ty lớn nhỏ sở hữu website và các webmaster, chủ blog. Mọi người lưu lại thông tin bài viết để tìm hiểu và áp dụng nhé. Đọc thêm nhiều tin tức bổ ích hơn tại mục “Tin tức Nhân Hòa”