Mục lục [Ẩn]
- 1. PR là gì?
- 2. Ưu điểm và nhược điểm của PR trong các chiến dịch truyền thông
- 3. Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo
- 4. Các hoạt động PR phổ biến hiện nay
- 5. Quy trình tạo nên một chiến dịch truyền thông PR hoàn hảo
- 6. Những yếu tố sau đây sẽ nói lên bạn hoàn toàn phù hợp với PR
- - Ưa thích các hoạt động, sự kiện
- - Thích viết ra những ý tưởng cho các sự kiện hoặc hoạt động nào đó
- - Nhạy cảm với những tin tức hoặc các sự kiện xảy ra xung quanh mình
- - Kỹ năng giao tiếp tốt
- - Luôn cẩn thận và làm việc theo kế hoạch
- - Có nhiều trải nghiệm và kiên định
- - Giảm cái tôi của mình lại
- 7. Lời kết
Bất kỳ ngành nghề nào đều sẽ có khái niệm PR riêng. PR có thể đơn giản là quá trình giúp xây dựng hình ảnh, xử lý truyền thông cho doanh nghiệp của bạn. Vậy trong lĩnh vực Marketing thì PR là gì? So với quảng cáo thì mục tiêu PR có tính lâu dài hay không, và PR có những ưu nhược điểm nào mà bạn cầm nắm bắt. Cùng theo dõi bài viết sau đây.
1. PR là gì?
PR là viết tắt của Public Relations, là việc tổ chức hay doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch cho những hoạt động truyền thông nhằm xây dựng hình ảnh tổ chức, doanh nghiệp - giúp thu hút sự chú ý, quan tâm và nhận thức về thương hiệu, phát triển mối quan hệ tốt đẹp và gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng - giúp tạo ra cái nhìn thiện cảm, những chú ý dư luận xã hội tích cực về lâu dài đối với thương hiệu.
PR được coi như là một phần của Marketing, giúp thu hút và gắn kết các khách hàng tiềm năng. Trong xã hội được thúc đẩy bởi công nghệ và Internet như ngày nay, sự gắn kết trong các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, tổ chức với các nhóm công chúng chủ yếu diễn ra trên mạng. Do đó, cách hiệu quả nhất để thúc đẩy sự gắn kết đó là thông qua nội dung.
PR là gì?
Ngoài những hình thức kể trên, để các chiến dịch PR tác động và gây ảnh hưởng được đến các nhóm công chúng mục tiêu, PR còn được triển khai thông qua nhiều hình thức như: tổ chức sự kiện, xử lý khủng hoảng truyền thông, quan hệ cộng đồng hay truyền thông trên mạng xã hội,...
>>> Xem thêm: Marketing là gì? Doanh nghiệp bạn sẽ ra sao nếu không có Marketing?
2. Ưu điểm và nhược điểm của PR trong các chiến dịch truyền thông
Các chuyên gia có thể gọi PR bằng một cái tên khác đó là "chuyên gia kể chuyện". Hoạt động PR liên quan đến việc xây dựng nên câu chuyện cho doanh nghiệp của bạn. Nhiệm vụ của hộ là truyền tải câu chuyện đó cho khách hàng của mình. Công cụ là các nhà PR thường sử dụng là các phương tiện truyền thông trả tiền, có khi lại là các giao tiếp trực tiếp với khách hàng
- Về ưu điểm
+ PR tiếp cận công chúng của họ chứ không phải chỉ là một khách hàng
Đối với các phương tiện truyền thông trả tiền hay các phương tiện truyền thông tương tự, chuyên gia PR không chỉ muốn tiếp cận với một khách hàng mà họ muốn tiếp cận toàn bộ công chúng ở đó. Bán hàng cho công chúng của mình chỉ là một phần trong kế hoạch của những người hoạt động PR, họ sẽ tập trung tạo dựng mối quan hệ với khách hàng
+ PR được áp dụng cho nhiều lĩnh vực không chỉ trong Marketing
Không chỉ trong Marketing mà còn các lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội, chính trị,... cũng cần có PR. Với các chương trình hay chính sách mới của chính phủ cũng cần PR để giải thích và phổ biến. Trong một số trường hợp, các chiến dịch PR không chỉ có ý nghĩa tuyên truyền, quảng bá hình ảnh mà đôi khi nó còn cung cấp các thông tin hữu ích cho khách hàng giống như quảng cáo
Ưu điểm và nhược điểm của PR trong các chiến dịch truyền thông
- Về nhược điểm
+ Không thể điều khiển trực tiếp
Các phương tiện truyền thông khi viết về sự kiện truyền thông của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể kiểm soát. Trừ khi bạn phải trả phí cho họ viết về bạn hay doanh nghiệp của bạn
+ Việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch PR chưa thực sự hiệu quả
Hiệu quả của các chiến dịch PR có thể một thời gian sau mới thấy hiệu quả. Việc đo lường các chương trình PR có thể đo lường, nhưng độ chính xác sẽ không cao
+ Mất rất nhiều chi phí mà không mang lại hiệu quả
Đôi khi doanh nghiệp đầu tư bỏ ra rất nhiều chi phí nhưng hiệu quả đem lại lại không thấy rõ do việc đo lường còn gặp nhiều khó khăn. Đôi khi chiến dịch truyền thông của bạn còn có thể gây nên phản ứng trái chiều. Điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp của bạn
>>> Xem thêm: Dịch vụ gửi email marketing – chiến lược email marketing hiệu quả nhất 2021
3. Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo
- Đối với PR
PR là hoạt động tìm kiếm xây dựng và phát triển các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau và với các đơn vị tổ chức như công ty, doanh nghiệp với toàn bộ cộng đồng. Đây cũng là hoạt động cộng sinh giúp cho cả 2 bên cùng có lợi. PR bao gồm rất nhiều hoạt động như: quản trị truyền thông, xây dựng và phát triển thương hiệu cho đơn vị doanh nghiệp, ứng phó và xử lý các khủng hoảng
Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo
- Đối với quảng cáo
Quảng cáo là hoạt động của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa của mình. Nó là phương tiện kích thích chi nhu cầu và tạo sự trung thành với từng loại nhãn hiệu hàng hóa. Nói một cách dễ hiểu hơn, quảng cáo là một trong những hình thức cạnh tranh bằng việc phân biệt sản phẩm ngày nay. Nó vừa là công cụ, vừa là phương tiện cung cấp những thông tin về sản phẩm cho khách hàng nhằm thuyết phục khách sử dụng sản phẩm
4. Các hoạt động PR phổ biến hiện nay
Điều này sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn và khả năng triển khai mà mỗi doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động PR khác nhau, Nhân Hòa xin đưa ra một vài hoạt động PR phổ biến ở thời điểm hiện tại sau đây:
- Tổ chức sự kiện
Với mục tiêu thu hút nhiều người tới tham gia, địa điểm có thể rộng tùy theo quy mô và tính chất của sự kiện như công viên, trung tâm hội nghị, khách sạn, sân vận động… Mục tiêu của tổ chức sự kiện là thể hiện tính cách sản phẩm qua đối tượng tham gia, thu hút sự chú ý của truyền thông, thu hút đông người biết đến và đưa thương hiệu sản phẩm một cách khéo léo vào nhận thức của người tiêu dùng
- Tài trợ
Là hình thức giúp đỡ bằng hiện vật hoặc hiện kim cho một tổ chức khác để đứng ra thực hiện chương trình từ thiện, gây quỹ, kêu gọi ủng hộ, chương trình giải trí, văn hóa, thể thao… Trong chương trình hoặc cuối chương trình được nhận lời cảm ơn qua lời dẫn của MC hay có logo trên phông màn sân khấu…
Các hoạt động PR phổ biến hiện nay
- Quan hệ cộng đồng
Một tổ chức, doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ cộng đồng như: khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà đầu tư, giới truyền thông, giới công quyền, hoạt động xã hội… Các hoạt động đối với từng mối quan hệ cộng đồng giúp doanh nghiệp xây dựng những mối quan hệ tốt, tạo ra công luận tích cực. Nhờ đó mà tranh thủ được tình cảm của công chúng, tạo nên hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí mọi người, hướng tới mục tiêu cuối cùng của mọi tổ chức, doanh nghiệp
- Thông cáo báo chí
Bạn có thể sử dụng các bài viết nói về các sự kiện, các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp hoặc có liên quan tới doanh nghiệp
- Số hóa các hình thức kể trên
Trong bối cảnh mọi người có xu hướng sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến hơn, các thương hiệu thức thời đã đón bắt nhu cầu này và tạo cho mình trang thông tin đại diện để luôn đối thoại với người dùng; tổ chức sự kiện ưu đãi, minigame có thưởng trên các nền tảng mạng xã hội hay thuê những hot blogger, KOL, Influencer nói về mình để nhiều người biết tới
>>> Xem thêm: Digital Marketing là gì? [BẬT MÍ] TOP 7 công cụ Digital Marketing áp dụng nhiều nhất
5. Quy trình tạo nên một chiến dịch truyền thông PR hoàn hảo
- Bước 1: Xác định mục tiêu quan hệ công chúng
Mục tiêu của chiến lược PR cần được xác định, chắc chắn là phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ tổng thể của doanh nghiệp bạn. Ví dụ về các mục tiêu này bao gồm cải thiện hình ảnh thương hiệu của bạn hoặc tăng số người tham dự tại các sự kiện do doanh nghiệp của bạn tổ chức
- Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu
Xác định nhóm công chúng bạn cần giao tiếp và gây ảnh hưởng với họ. Ai cần tham gia với doanh nghiệp của bạn? Bạn cần hỗ trợ ai? Ai sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn? Ai có cái gì đó để đạt được hoặc mất đi từ mối quan hệ của họ với bạn?
- Bước 3: Chiến lược cho mọi mục tiêu
Trong việc lập kế hoạch, hãy xem xét cách bạn sẽ tiếp cận thách thức về việc làm việc hướng tới mục tiêu của bạn. Các chiến lược ở đây bao gồm các phương thức giao tiếp, thông điệp được truyền đạt và các hoạt động khác liên quan đến việc đạt được mục tiêu của bạn
Quy trình tạo nên một chiến dịch PR truyền thông hoàn hảo
- Bước 4: Xác định chiến thuật
Hãy xem xét cách bạn sẽ sử dụng các nguồn lực của bạn để thực hiện các chiến lược của bạn và làm việc hướng tới các mục tiêu. Các chiến thuật PR là “vũ khí” giúp bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu
- Bước 5: Thiết lập ngân sách
Cần có một ngân sách cụ thể để bạn có thể triển khai, bao gồm chi phí thuê không gian, thời gian của nhân viên, phương tiện đi lại, hình ảnh, tài liệu,... Ngân sách cần được phân bổ sao cho hợp lý trong ngân sách Marketing của doanh nghiệp, phù hợp với mục tiêu và hiệu quả bỏ ra
- Bước 6: Lên kế hoạch thực hiện
Kế hoạch hành động là một phần của kế hoạch của bạn, bao gồm các hoạt động cụ thể theo chiến thuật của bạn được yêu cầu để thực hiện các chiến lược. Các hoạt động trong phần này của kế hoạch bao gồm các phương thức giao tiếp mà bạn sẽ sử dụng
- Bước 7: Đánh giá
Hãy tự hỏi liệu bạn có đạt được mục tiêu của mình thông qua việc đo lường và quan sát cẩn thận hay không. Hãy cân nhắc ý kiến và phản hồi của công chúng vì những điều này sẽ cung cấp cho bạn một quan điểm khác về hiệu quả của các chiến lược của bạn
6. Những yếu tố sau đây sẽ nói lên bạn hoàn toàn phù hợp với PR
- Ưa thích các hoạt động, sự kiện
Bạn là người hướng ngoại luôn thích tham gia các hoạt động sự kiện ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường với các hoạt động đội nhóm, luôn tự tin vào bản thân mình và giữ các vai trò lãnh đạo điều hướng trong các hoạt động. Đây là yếu tố đầu tiên cho thấy bạn phù hợp với ngành quan hệ công chúng
- Thích viết ra những ý tưởng cho các sự kiện hoặc hoạt động nào đó
Bạn có khả năng viết tốt, có thể trình bày những ý tưởng mà bạn có ra giấy một cách rõ ràng, sinh động. Bạn có sở thích xem các đoạn quảng cáo trên TV, và có những ý tưởng hay để có thể giúp cho các quảng cáo trở nên sinh động, thu hút được nhiều công chúng chú ý. Luôn có mong muốn đưa ra các ý tưởng độc đáo giúp cho các thương hiệu trở nên nổi tiếng và được nhiều công chúng biết đến. Bạn có khả năng sáng tạo các nội dung giúp cho sản phẩm hoặc thương hiệu mong muốn được trở nên hấp dẫn, sự tin tưởng của công chúng vào thương hiệu, điều đó giúp cho thương hiệu thành công hơn. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong ngành PR
- Nhạy cảm với những tin tức hoặc các sự kiện xảy ra xung quanh mình
Để có thể làm việc và thành công trong ngành PR, một yếu tố quan trọng khác bạn cần chú ý đến đó là sự nhạy cảm với các thông tin và sự kiện đang xảy ra hàng ngày. Điều này giúp bạn có thể nắm bắt được các xu hướng và các vấn đề công chúng đang quan tâm. Từ đó có những kế hoạch phù hợp để có thể sáng tạo nội dung giúp lan tỏa thông điệp muốn truyền tải đến nhiều người
Những yếu tố sau đây nói lên bạn hoàn toàn phù hợp với PR
- Kỹ năng giao tiếp tốt
Những chuyên gia PR thành công luôn là những người giao tiếp rất giỏi, họ chủ động trong các cuộc nói chuyện giúp có thể tìm hiểu được các thông tin cần thiết cho chiến dịch sẽ triển khai sắp tới. Luôn chú ý xây dựng và mở rộng mối quan hệ với nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau như giới truyền thông, báo chí, nhà sản xuất…
- Luôn cẩn thận và làm việc theo kế hoạch
Một trong các công việc trong ngành PR là truyền tải những thông điệp hữu ích, có lợi cho sản phẩm, thương hiệu đến với công chúng.Việc phạm phải sai lầm trong các thông điệp truyền tải đến công chúng là điều không thể chấp nhận được. Do đó, người làm trong ngành PR phải luôn cẩn thận và làm việc theo đúng các kế hoạch, các thảo luận bàn bạc đã đề ra
- Có nhiều trải nghiệm và kiên định
Ngành PR Quan hệ công chúng phải làm việc với rất nhiều người và nhiều bên liên quan như phải làm việc với bên thương hiệu muốn quảng bá, làm việc với giới truyền thông. Và bạn biết rồi đấy, mỗi bên sẽ có những lý lẽ và mong muốn riêng của mình, rất khó tránh khỏi việc xung đột giữa các bên. Do đó, người làm trong ngành PR phải kiên định và mạnh mẽ để có thể thuyết phục, dung hòa và đảm bảo các bên hiểu và hợp tác cùng nhau để hướng đến một chiến dịch thành công
- Giảm cái tôi của mình lại
Một yếu tố đặc thù trong ngành PR đó là làm việc nhóm, điều này rất quan trọng, bạn không thể thành công nếu làm việc một mình, mà cần phải có sự giúp đỡ và hợp tác của một nhóm nhiều người mới có thể hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra. Do đó, trong ngành PR vị trí nào cũng rất quan trọng, nếu bạn là chỉ muốn làm việc một mình thì không thể thành công trong ngành PR này
7. Lời kết
Như vậy, bạn đã cùng Nhân Hòa tìm hiểu về PR là gì, vai trò quan trọng của PR cũng như các hoạt động PR thường gặp. Qua những phân tích cụ thể trên, chúng ta thấy rằng PR là một phần không thể thiếu của chiến lược Marketing mà các tổ chức, doanh nghiệp cần chú trọng. Với những hiệu quả mà PR mang lại cho các doanh nghiệp chính là những lợi ích về lâu dài, góp phần xây dựng hình ảnh và giá trị thương hiệu, tạo ra và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với công chúng.
Nhân Hòa không chỉ cung cấp các dịch vụ về Hosting WordPress mà còn cung cấp thêm nhiều dịch vụ khác như Hosting, Cloud VPS, Hóa đơn điện tử, tên miền,... Trong giai đoạn xã hội phát triển như hiện nay, việc cập nhật và áp dụng công nghệ thông tin là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường số này.
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
https://nhanhoa.com
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Email: contact@nhanhoa.com