Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code
preload-home

CSR là gì?

26/10/2021, 03:45 pm
1,240

CSR là thuật ngữ còn khá xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên đây lại là yếu tố có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp hiện nay. Vậy CSR là gì? CSR có vai trò quan trọng như thế nào và làm thế nào để phát triển CSR một cách hiệu quả. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. CSR là gì?

CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của họ.

CSR có thể liên quan đến các hoạt động như:

- Hợp tác với cộng đồng địa phương

- Đầu tư có trách nhiệm xã hội

- Phát triển mối quan hệ với nhân viên và khách hàng

- Bảo vệ môi trường bền vững.

CSR là gì?

Một số doanh nghiệp có mục đích chính là hoàn thành các mục tiêu xã hội hoặc môi trường, một số doanh nghiệp cố gắng đạt được các mục tiêu tài chính của mình trong khi giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào đến xã hội hoặc môi trường.

Thông qua các chương trình CSR, doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội đồng thời thúc đẩy thương hiệu của chính họ. Các hoạt động của CSR có thể thúc đẩy tính thần làm việc và tạo ra sự gắn kết giữa các nhân viên trong công ty.

CSR được các nhà học thuật xây dựng từ trước thế chiến thứ hai và được phát triển rộng rãi vào thập niên 60 của thế kỷ trước. Cuối cùng người ta thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp phát triển trường tồn đều có ý thức và hành động vì xã hội.

Tháp Caroll (Caroll Pyramid) là nền tảng lý thuyết cho CSR mà cho đến nay thực tiễn đã chứng minh một cách sinh động. Theo đó giáo sư Archie B. Caroll, một bậc thầy về quản trị doanh nghiệp tại đại học Georgia (Hoa Kỳ), cho rằng: một doanh nghiệp trường tồn và trở thành vĩ đại dựa trên tòa tháp trách nhiệm xã hội, bao gồm: Trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của công ty, Trách nhiệm về tuân thủ luật pháp, Trách nhiệm về đạo đức và Các công việc thiện nguyện. Theo lý thuyết tháp Caroll, xã hội luôn đòi hỏi doanh nghiệp làm nhiều hơn so với việc chỉ tạo lợi nhuận và tuân thủ pháp luật.

Tại Việt Nam, phần lớn các công ty chưa thực sự quan tâm đến CSR, một số công ty còn xem CSR như là gánh nặng về mặt chi phí. Sau hàng loạt vụ lùm xùm như Vedan hủy hoại môi trường sông Thị Vải, việc sử dụng nguyên liệu hết hạn của THP, hay Formosa xả thải làm cá chết hàng loạt, trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường và xã hội ngày càng được chú ý hơn tại môi trường kinh doanh Việt Nam.

>>> Xem thêm: Các trang mạng xã hội lớn nhất - Digital marketing hiệu quả cao 

2. Nhân viên CSR là gì?

Nhân viên CSR là nhân viên dịch vụ khách hàng, có chức năng giải quyết khiếu nại, thường xuyên trao đổi với khách hàng để cung cấp thông tin và hướng dẫn khách hàng.

Nhân viên CSR là gì?

Với chức năng đó, nhân viên CSR (nhân viên dịch vụ khách hàng) là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Để thực hiện chức năng của mình, nhân viên CSR thực hiện các hoạt động sau:

-Giải quyết các vấn đề về sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách làm rõ khiếu nại của khách hàng; xác định nguyên nhân của vấn đề; lựa chọn và giải thích giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề; tiến hành sửa chữa hoặc điều chỉnh; theo dõi để đảm bảo giải quyết.

- Tạo khách hàng tiềm năng, xác định và đánh giá nhu cầu của khách hàng để đạt được sự hài lòng, xây dựng mối quan hệ bền vững thông qua giao tiếp mở và tương tác.

- Mở và duy trì tài khoản khách hàng bằng cách ghi lại thông tin tài khoản, xử lý các điều chỉnh của khách hàng.

- Giải quyết khiếu nại của khách hàng, đề xuất giải pháp thay thế phù hợp trong thời hạn và theo dõi để đảm bảo giải quyết.

- Thông báo cho khách hàng về các giao dịch và chương trình khuyến mãi, cung cấp thông tin chính xác, hợp lệ và đầy đủ bằng cách sử dụng đúng phương pháp/công cụ, bán sản phẩm và dịch vụ.

- Chuẩn bị báo cáo sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách thu thập và phân tích thông tin khách hàng, đóng góp cho nỗ lực của nhóm bằng cách hoàn thành các kết quả liên quan khi cần thiết, đáp ứng mục tiêu bán hàng cá nhân/nhóm và hạn ngạch xử lý cuộc gọi.

3. Vai trò của CSR là gì?

Khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, dịch vụ khách hàng có ý nghĩa vô cùng lớn. Với mục đích làm hài lòng khách hàng, nhân viên CSR có vai trò quan trọng, cụ thể như sau:

- Duy trì lượng khách hàng ổn định

Đây là một bí quyết quan trọng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian cho việc tìm kiếm khách hàng mới. Nhân viên dịch vụ khách hàng thông qua các hoạt động của mình ảnh hưởng đến thói quen mua hàng và sự trung thành của khách hàng, từ đó duy trì lượng khách hàng ổn định.

- Thu hút khách hàng tiềm năng

Để mở rộng quy mô, doanh nghiệp buộc phải có các hoạt động thu hút lực lượng khách hàng mới. Bên cạnh các hoạt động quảng cáo, cho phép khách hàng trải nghiệm dịch vụ mà không phải trả phí để thu hút khách hàng.

Vai trò của CSR là gì?

- Tăng hiệu quả cạnh tranh

Ngày nay, số lượng các doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực liên tục gia tăng kéo theo sự cạnh tranh vô cùng gay gắt chính vì vậy hầu hết các doanh nghiệp đều phát triển đội ngũ chăm sóc khách hàng vô cùng đông đảo. Do đó, thu hút được đông đảo khách hàng mới và duy trì sự trung thành của khách hàng hiện tại trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

- Làm tăng doanh số bán hàng

Khách hàng là nguồn doanh thu lớn nhất của doanh nghiệp, bởi họ là người chi trả cho việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bộ phận dịch vụ khách hàng có vai trò chính trong chăm sóc khách hàng, duy trì và kích thích khách hàng mua hàng thường xuyên.

>>> Xem thêm: Phân loại khách hàng [NGUYÊN TẮC] 

4. Lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp

- CSR giúp điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh

- CSR giúp nâng cao chất lượng và giá trị thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp

- CSR giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

- CSR giúp doanh nghiệp thu hút nhiều lao động hơn

- CSR giúp nâng cao hình ảnh quốc gia hơn.

5. Các cách phát triển và truyền thông CSR đạt hiệu quả

- Nghiên cứu những gì các thương hiệu khác đã làm

Mặc dù bạn không muốn trở thành một kẻ bắt chước, thế nhưng có rất nhiều điều cần được lượm lặt từ việc nghiên cứu những thương hiệu thành công khác đang làm gì trong chiến lược CSR của họ. Dưới đây là một vài điều cần chú ý từ những điều các nhãn hàng khác đã làm tương đối thành công:

+ Duracell đã thực sự tạo ra một cú hích đáng kể để trở thành một thương hiệu có trách nhiệm xã hội, hiểu được các vấn đề của khách hàng. Như bạn có thể thấy trong các chiến dịch của thương hiệu, họ tập trung vào việc xây dựng niềm tin bằng cách cung cấp, từ thiện ở những sự kiện thương tâm - chẳng hạn như cơn bão gần đây đã tàn phá Puerto Rico.

+ Ben & Jerry’s là một ví dụ điển hình khác. Họ thực sự đã đưa ra một nền tảng tập trung vào hoạt động từ thiện và thay đổi xã hội thông qua hoạt động cơ sở trong cộng đồng địa phương.

+ Trong khi nhiều công ty tập trung vào cộng đồng địa phương, các thương hiệu khác vươn ra biên giới và châu lục. Chương trình Mua một cặp, tặng một cặp của Warby Parker là một ví dụ về nguyên nhân xã hội kết nối các nhóm người khác nhau từ khắp nơi trên thế giới.

Thương hiệu của bạn rõ ràng có những thế mạnh riêng, nhung để thành công cần nhìn rõ ràng mình hợp với cái gì và hãy học hỏi những thương hiệu khác để tạo ra cho mình chiến lược đúng đắn.

- Tích cực truyền tải kiến thức đến xã hội

Rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vốn vào các nguyên nhân xã hội, nhưng điều này không mấy thay đổi - ít nhất là về mặt nhận thức của công chúng.

Để thực sự gắn kết doanh nghiệp của bạn với những nguyên nhân tích cực, bạn cần phải cung cấp nhiều hơn là tiền. Doanh nghiệp có thể tận dụng tài sản giàu có này, chia sẻ những kiến thức hữu ích đến với người tiêu dùng rộng rãi chính là cách đóng góp cho xã hội.

Các công ty dinh dưỡng hướng dẫn cách nhận biết thông tin trên nhãn hiệu, cách lựa chọn sản phẩm phù hợp với người bệnh; doanh nghiệp y tế hướng dẫn các bài tập sức khỏe và những nguyên tắc để giữ gìn sức khỏe, doanh nghiệp công nghệ khuyến khích và hỗ trợ hoạt động sáng tạo… 

Việc chia sẻ tri thức luôn được chào đón, bởi “cũ” với người này lại có thể hoàn toàn “mới” với người khác, luôn có giá trị. Đây cũng là một cách để truyền tải những gì doanh nghiệp muốn hướng tới cho khách hàng, tạo cho họ niềm tin cũng như cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp mình đối với xã hội.

- Chính sách tốt cho nhân viên của mình

Cốt lõi đến từ bên trong doanh nghiệp của mình chính là mấu chốt để doanh nghiệp có thể thực hiện CSR hoàn chỉnh. Việc tích cực quảng bá việc chăm sóc nhân viên không chỉ tạo sự gắn kết đối với nhân viên mà còn tạo cảm tình với xã hội về doanh nghiệp đó.

Như có câu nói, doanh nghiệp 10 người là doanh nghiệp của bạn, nhưng doanh nghiệp 1.000 người là của xã hội. Đây cũng là lý do mà chính quyền địa phương luôn hỗ trợ doanh nghiệp có những chính sách tốt với nhân viên khi tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật, công đoàn chăm lo cho đội ngũ nhân viên.

Muốn hiểu rõ CSR là gì thì hãy nhìn những gì mà công ty bảo hiểm  Manulife tạo được ấn tượng tốt khi mang tới cơ hội việc làm cho những vận động viên thể thao quá tuổi tham gia thi đấu… Trong xã hội mà truyền thông xã hội có tầm ảnh hưởng lớn, mỗi một chia sẻ của nhân viên về doanh nghiệp đó còn là cách truyền thông “mềm” hiệu quả cho doanh nghiệp.

Các cách phát triển và truyền thông CSR đạt hiệu quả

- Quan tâm đến những vấn đề mà xã hội quan tâm

Một điều để chứng minh CSR là gì mà có tầm quan trọng vậy trong doanh nghiệp là hãy quan tâm đến vấn đề xã hội, chỉ có vậy thì những thành công mới có thể đến với doanh nghiệp bạn. Trong hầu hết các tình huống này, có một sự mất kết nối giữa niềm tin của tổ chức và sự nghiệp xã hội.

Chìa khóa cho chiến lược CSR thành công là chọn một vấn đề có liên quan đến bạn và doanh nghiệp của bạn. Một vấn đề có liên quan sẽ là điều gì đó không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn, mà còn phù hợp với đối tượng của bạn. Đây là cách bạn tối đa hóa giá trị của khoản đầu tư của bạn.

- Xây dựng báo cáo phát triển bền vững (CSR Report)

Hoạt động công bố thường niên này nên được coi trọng gần như tương đương với báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Dễ nhận thấy là các tập đoàn đa quốc gia luôn hướng tới CSR như một phần trong thành công kinh doanh của họ.

Các CSR Report của các tập đoàn thường được tìm kiếm, tạo được tầm ảnh hưởng rộng rãi và thúc đẩy hơn nữa tư duy kinh doanh có sự đóng góp cho cộng đồng. Đây chính là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp để duy trì tốt hơn nữa tình cảm và từ đó là lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

- Truyền tải kiến thức chuyên môn tới xã hội

Là nền tảng phát triển sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng chuyên môn chính là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Các đơn vị có thể tận dụng tài sản này để biến chúng thành kiến thức hữu ích và chia sẻ rộng rãi tới mọi người.

Ví dụ, công ty dinh dưỡng có thể hướng dẫn người dùng cách nhận biết thông tin trên nhãn hiệu để khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình.

>>> Xem thêm: Khách hàng tiềm năng là gì? Xác định khách hàng tiềm năng CHUẨN NHẤT

6. Kết luận

Quá trình thực hiện CSR được đánh giá sẽ mang đến nhiều lợi ích kép cho doanh nghiệp. Chính vì thế, theo nhận định của chuyên gia kinh tế, CSR sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Hy vọng với những thông tin mà Nhân Hòa chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu được CSR là gì và tầm quan trọng của CSR đối với vòng đời hoạt động của doanh nghiệp.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan
08/01/2025
Linux Mint là lựa chọn hoàn hảo cho bạn, bởi đây là bản phân phối Linux dễ sử dụng và phổ biến hàng đầu. Trong bài...
08/01/2025
Để hiển thị các câu hỏi thường gặp hoặc thông tin chi tiết sản phẩm với bố cục gọn gàng, tinh tế, accordion là một...
08/01/2025
Hiện nay, đa số các dự án đều đang ứng dụng ORM Framework nhằm đơn giản hóa quá trình truy vấn và quản lý cơ sở dữ...
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!