Mục lục [Ẩn]
Khách hàng có rất nhiều kiểu. Mỗi kiểu khách hàng cần có cách tư vấn và chăm sóc riêng. Vì thế, việc biết đâu là khách hàng tiềm năng rất quan trọng. Nhiều người kinh doanh mới rất mơ hồ về khái niệm này. Cùng tìm hiểu định nghĩa chính xác nhất của khách hàng tiềm năng qua bài viết sau.
1. Khách hàng tiềm năng là gì?
Khách hàng tiềm năng là nhóm những người quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ và có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ đó. Tuy nhiên chưa trả tiền để sở hữu sản phẩm/dịch vụ.
Đặc điểm của khách hàng tiềm năng
- Là người quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ do công ty bạn cung cấp
- Là người đã biết hoặc chưa biết đến sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn
- Là người đang phân vân chọn lựa giữa các công ty cùng cung cấp 1 sản phẩm/dịch vụ
- Là người đang có ý định hoặc đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty đối thủ
Tất cả những nhóm người trên đều thuộc khách hàng tiềm năng. Bạn có cơ hội để tiếp cận và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty. Biến họ trở thành khách hàng thực sự.
Xem thêm: Cách phân loại các nhóm khách hàng đúng nhất
2. Phân biệt khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu
2.1. Khác biệt giữa khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng
Khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng nằm trong thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. Có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Khách hàng tiềm năng cũng có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm/ dịch vụ. Tuy nhiên họ chưa quyết định chi tiền để mua hoặc sử dụng sản phẩm đó.
Tóm lại, khách hàng tiềm năng là nhóm nhỏ, nằm trong khách hàng mục tiêu.
2.2. Ý nghĩa của việc phân biệt KH tiềm năng và KH mục tiêu
Việc phân biệt được khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu có nhiều lợi ích như sau.
- Tiết kiệm thời gian nghiên cứu và phân loại khách hàng
- Dễ dàng chọn lựa cách thức chăm sóc và tư vấn khách mua hàng
- Việc đặt mục tiêu chuyển đổi của mỗi loại khách hàng dễ dàng hơn
- Thuận tiện khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Xem thêm: Insight khách hàng là gì? Cách xác định insight khách hàng
3. Vai trò của khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp
3.1. Trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp
Khách hàng tiềm năng là nhóm người có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất để trở thành khách hàng thực sự. Nghĩa là họ sẽ chi tiền để mua hoặc sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có doanh thu để phát triển.
3.2. Là một kênh marketing 0đ của doanh nghiệp
Nếu chuyển đổi thành công khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Thì việc biến họ thành khách hàng trung thành rất dễ. Khi đó, mỗi khách hàng sẽ là một kênh marketing của nhãn hàng. Họ tiếp thị bằng cách truyền miệng và kêu gọi bạn bè sử dụng sản phẩm. Dĩ nhiên, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp phải tốt.
3.3. Là tiêu chí để đánh giá hiệu quả marketing, bán hàng
Marketing và bán hàng bản chất là tìm kiếm nhu cầu của người mua và đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó bằng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Vì thế, việc xác định chính xác và tìm được nhiều khách hàng tiềm năng cho thấy hiệu quả của việc làm marketing. Đây là tiêu chí đánh giá năng lực quan trọng của dân làm marketing.
4. Cách xác định khách hàng tiềm năng chuẩn nhất
Doanh nghiệp có hai cách để tạo ra doanh thu. Cách thứ nhất là nghiên cứu khách hàng, tìm ra nhu cầu của khách hàng, sau đó tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó. Cách thứ hai là tạo ra sản phẩm, sau đó đi tìm khách hàng mục tiêu, cuối cùng là tìm cách tiếp cận và bán sản phẩm cho khách hàng mục tiêu.
Dù là cách nào thì việc xác định được khách hàng là ai rất quan trọng. Dưới đây là mô hình chung để xác định khách hàng tiềm năng. Tùy vào cách kinh doanh mà doanh nghiệp có thể linh hoạt thay đổi các bước.
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
Như đã nói, khách hàng mục tiêu là những người có nhu cầu và có khả năng chi trả cho sản phẩm. Nếu đã có sản phẩm thì việc xác định khách hàng mục tiêu dễ hơn. Vì khi đó bạn đã biết lợi ích và thế mạnh của sản phẩm là gì.
Nếu chưa có sản phẩm, bạn phải nghiên cứu nhóm khách hàng rộng hơn. Tìm kiếm nhu cầu của họ. Sau đó sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tốt hơn các đối thủ đang có trên thị trường.
Các tiêu chí xác định khách hàng mục tiêu gồm: họ là ai? họ sống ở đâu? họ bao nhiêu tuổi? sở thích của họ là gì? điều gì khiến họ mua hàng?,...
Bước 2: Phân loại khách hàng mục tiêu
Sau khi đã có mẫu số lớn về nhóm khách hàng mục tiêu. Bạn cần phân loại nó để tìm ra khách hàng tiềm năng. Tốt nhất là phân ra hai nhóm
- Nhóm khách hàng mục tiêu đã từng sử dụng sản phẩm
- Nhóm khách hàng mục tiêu chưa từng sử dụng sản phẩm
Bước 3: Xác định khách hàng tiềm năng
Nhóm khách hàng mục tiêu chưa từng sử dụng sản phẩm và đang băn khoăn lựa chọn nơi cung cấp sản phẩm chính là khách hàng tiềm năng.
Sau khi xác định được nhóm khách hàng tiềm năng bạn phân loại kỹ hơn dựa trên nhóm tuổi, vị trí địa lý, hành vi,...Việc này giúp việc chăm sóc khách hàng dễ dàng hơn.
Xem thêm: Hiệu ứng chim mồi, cách giăng bẫy móc ví khách hàng
5. Phương pháp xác định khách hàng tiềm năng
Ở trên là công thức chung để bạn tìm ra khách hàng tiềm năng. Còn phương pháp để tìm sẽ tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực khác. Chung nhất có các phương pháp sau.
5.1. Dùng Google analytics để phân tích số liệu trên website
Google analytics là công cụ dùng để phân tích traffic website. Thông số phân tích cụ thể dựa trên độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý,...Từ số liệu này doanh nghiệp dễ dàng tìm được đâu là nhóm khách hàng quan tâm đến sản phẩm nhiều nhất. Đó chính là khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng Google analytics
5.2. Chạy quảng cáo
Cách hiệu quả nhất để xác định khách hàng tiềm năng chính là chạy quảng cáo. Doanh nghiệp nên test quảng cáo ở nhiều nền tảng, nhiều nhóm tuổi khác nhau. Nhóm nào có tỷ lệ tương tác đến quảng cáo nhiều nhất thì đó là khách hàng tiềm năng.
5.3. Phân tích đối thủ
Đối thủ là những người đã kinh doanh trước, có được khách hàng và doanh thu. Vì thế, khách hàng tiềm năng của đối thủ chính là khách hàng tiềm năng của bạn. Đây là cách dễ dàng mà khách hàng xác định được có độ chính xác cao.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng các cách khác như thu thập phiếu khảo sát, gọi điện khảo sát khách hàng, kết nối với những người nổi tiếng trong ngành,...
6. Lời kết
Trên đây là định nghĩa dễ hiểu nhất về khách hàng tiềm năng. Cũng như cách xác định khách hàng tiềm năng đơn giản. Bạn có thể lưu lại bài viết để tìm hiểu kỹ hơn.
Thông tin liên hệ Nhân Hòa
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://nhanhoa.com/
+ Fanpage: https://www.Facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html