Mục lục [Ẩn]
- 1. Các thuật ngữ liên quan
- 2. Các biểu hiện của Website đang bị phạt
- 3. Cách kiểm tra website có bị google phạt
- Thông báo của google
- Cách kiểm tra website có bị google phạt thông qua công cụ Google analytics
- Cách kiểm tra website có bị google phạt thông qua Google Search Console
- Kiểm tra tên miền trên Google
- Cách kiểm tra website có bị google phạt thông qua Search Google
- Kiểm tra xem website có nằm trong blacklist của google
- 4. Lý do khiến website của bạn bị google phạt
- Kết luận
Với sự phổ biến và sở hữu một cơ sở dữ liệu khổng lồ, Google đang là công cụ tìm kiếm được hơn 92% người dùng lựa chọn. Việc đưa trang web trở lên thân thiện với Google là chiến lược marketing được ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Google thường xuyên thay đổi thuật toán, vì vậy bạn cần cẩn trọng để không bị đánh lỗi. Để giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý và xây dựng website, hôm nay Nhân Hòa sẽ chia sẻ cách kiểm tra website có bị Google phạt và những nguyên nhân khiến trang web của bạn bị đánh giá là không thân thiện.
1. Các thuật ngữ liên quan
Nhằm bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và đem đến những nội dung có giá trị cho người dùng, cũng như bảo vệ người dùng khỏi những web đen. Google tạo ra thuật toán đánh giá và các luật dành cho các website index trên công cụ tìm kiếm này. Để hiểu rõ hơn bạn cần tìm hiểu về một số thuật ngữ liên quan.
Google penalty
Đây là hình phạt cao nhất của Google, áp dụng khi người dùng vi phạm về nội dung hoặc các thủ thuật SEO. Hậu quả là website sẽ bị giảm thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm hoặc là mất chỉ mục, thậm chí bị xóa vĩnh viễn đường link vi phạm.
Sandbox
Hay còn gọi là đưa vào hộp cát có nghĩa là post hoặc website của bạn bị đưa vào danh sách kiểm tra do vi phạm về nguyên tắc dùng thủ thuật SEO ở lỗi nhẹ.
Filter
Có nghĩa là trang web của bạn bị đưa vào bộ lọc, bạn không thể thấy website của mình hiển thị lên trang đầu mặc dù thứ hạng của nó không thay đổi. Hình phạt này xảy ra khi Web của bạn được Google cho rằng có đường liên kết không an toàn.
SERPs(Search Engine Results Page)
Dùng để chỉ những trang kết quả bị các công cụ tìm kiếm trả về khi người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm tới các bộ máy tìm kiếm này.
2. Các biểu hiện của Website đang bị phạt
Bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng Website của mình đang bị phát thông qua các biểu hiện như:
- Lượt traffic tự nhiên của Website bị giảm đột ngột.
- Bài viết của bạn không được index.
- Link bài viết bị xóa khỏi Google.
3. Cách kiểm tra website có bị google phạt
Thông báo của google
Với những lỗi về việc vi phạm thuật toán, Google sẽ gửi cảnh báo đến bạn thông qua Gmail. Hãy đảm bảo check hộp thư thường xuyên.
Mặt khác, nếu bạn có sử dụng một số công cụ quản lý Website và SEO được cung cấp bởi Google, bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy các cảnh báo về nội dung không thân thiện, đang vi phạm thuật toán hoặc đang bị Google không index.
Cách kiểm tra website có bị google phạt thông qua công cụ Google analytics
Google analytics là công cụ quản lý được phát triển trên google, được nhúng vào trong website để đo lường, phân tích và hiển thị dưới kết quả báo cáo về các thông số của Website một cách chính xác và hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Google analytics hiệu quả và đơn giản
Việc kiểm tra website của bạn có bị Google phạt hay không nghĩa là bạn đang kiểm tra lượt traffic tự nhiên. Bạn chỉ cần đăng nhập Google Analytics và xem lại organic traffic (lượng truy cập tự nhiên – không trả phí để có) của website theo các thao tác như hình dưới đây:
Nếu lượt truy cập của bạn giảm mạnh bất thường và không có xu hướng tăng, trong khi bạn không thay đổi các chiến lược marketing. thì rất có thể bạn đang bị Google đánh lỗi.
Cách kiểm tra website có bị google phạt thông qua Google Search Console
GSC có tác dụng kiểm tra trạng thái index , theo dõi thứ hạng từ khóa của Website, các lỗi về bảo mật, kiểm tra danh sách backlink trên website của bạn. Khi website của bạn nằm trong tầm ngắm của Google, các thông báo sẽ được gửi đến. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đăng nhập và GSC, chọn mục Bảo mật và thao tác thủ công -> Thao tác thủ công.
Các lỗi của website sẽ được ghi rõ ở đây, hãy khắc phục chúng.
>>> Đừng bỏ qua: Khai báo website với Google Search Console
Kiểm tra tên miền trên Google
Nếu tên miền của bạn không hiển thị trong trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm, mặc dù bạn đã nhập chính xác chúng trên thanh tìm kiếm, thì rất nhiều khả năng bạn đang bị google phạt.
>>> Xem thêm: Kiểm tra tên miền của bạn có hợp pháp hay có bị đánh cắp hay không
Cách kiểm tra website có bị google phạt thông qua Search Google
Mở phần tìm kiếm của Google và nhập: [site:domain.com]. Kiểm tra xem sẽ có bao nhiêu kết quả URL của trang bạn được index. Nếu không tìm thấy bất cứ URL nào thì chắc chắn website của bạn đang bị đánh lỗi penalty.
Kiểm tra xem website có nằm trong blacklist của google
Blacklist là danh sách các website không an toàn, được google sử dụng như một bộ lọc để đề phản hồi đề xuất tìm kiếm của khách hàng. khi nằm trong danh sách này, có nghĩa là bạn đang vi phạm các chính sách và thuật toán của Google
Để kiểm tra, sử dụng cú pháp sau:
https://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site= tenmien
Ví dụ: https://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site= nhanhoa.com
Google sẽ trả về cho bạn là có tìm thấy nội dung không an toàn nào không?
4. Lý do khiến website của bạn bị google phạt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến Website của bạn bị Google đánh lỗi. Hãy đảm bảo nắm rõ các nguyên nhân này để không nằm trong đối tượng bị công cụ tìm kiếm này để mắt.
Spam
Spam thể hiện ở việc chèn từ khóa vào mọi vị trí mà không xét trên các yếu tố về nội dung, tính logic, … Khi bị cho là đang spam google sẽ đánh lỗi Sandbox đối với page của bạn.
Nội dung trùng lặp hoặc chất lượng thấp
Việc xây dựng nội dung (content) trên website phải đảm bảo các yếu tố về chất lượng, sáng tạo, rõ ràng,... Các nội dung sao chép không được đánh giá cao và sẽ bị Google đánh lỗi, khiến thứ hạng của website trên google bị ảnh hưởng hoặc xóa khỏi chỉ mục của Google.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO, không trùng lặp và được đánh giá cao
Sử dụng quá nhiều backlink
Backlink là một hình thức SEO Offpage hiệu quả bằng cách đặt liên kết trang web chính của bạn tại một địa chỉ website khác, nhằm tăng lượng traffic tự nhiên và tăng tính uy tín cho thương hiệu của bạn. Đặt càng nhiều backlink càng giúp bạn đạt điểm số SEO cao, cải thiện thứ hạng tìm kiếm.
Google sẽ đánh giá backlink bằng việc chất lượng của nó có tốt hay không dựa trên các thuật toán của facebook. Việc bạn đặt backlink vào các web uy tín và xuất hiện tự nhiên, sẽ giúp trang web của bạn có thứ hạng cao, được google đề xuất với người dùng.
>>> Xem thêm: Các công cụ tìm kiếm từ khóa đạt thứ hạng cao trong SEO
Ngược lại, việc đặt backlink tại các địa chỉ web không uy tín với số lượng lớn, hoặc có nhiều liên kết dofollow, sẽ khiến bạn trở nên không thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Ngoài ra, với các thuật toán mới của Google, không cho phép bạn sử dụng quá nhiều liên kết ngoài trang web. Để giúp tạo các backlink chất lượng bạn có thể sử dụng đến các công cụ hỗ trợ xây dựng backlink thông minh và hiệu quat
Website không an toàn
Một trong những tiêu chí để Google chấm điểm website của bạn là độ bảo mật và an toàn. Đây cũng là lý do mà Nhân Hòa luôn khuyên khách hàng trang bị cho web chứng chỉ an ninh mạng quốc tế SSL. Nó không chỉ bảo vệ doanh nghiệp và người truy cập khỏi những nguy cơ bị tấn công từ tội phạm mạng mà còn là tiêu chí để công cụ tìm kiếm xem xét có nên đề xuất website của bạn với người dùng hay không.
Như đã chia sẻ ở trên, khi đường link của bạn bị đánh giá là không an toàn và có tồn tại mã độc, Google sẽ xóa bạn khỏi danh sách đề xuất thậm chí đánh lỗi.
Tốc độ tải trang web
Một trang Web có tốc độ tải trang và phản hồi yêu cầu chậm thực sự không phải là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc Google phạt Website của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không tối ưu tốc độ, website của bạn sẽ không bao giờ được google đánh giá cao và đề xuất với người dùng. Vì thực tế nó đem lại những trải nghiệm không hề tốt và sở hữu tỷ lệ thoát trang rất cao.
Nội dung không chất lượng
Không chỉ chú ý đảm bảo tính sáng tạo trong content, nếu nội dung của bạn không chứa từ khóa, không cung cấp những nội dung cần thiết cho khách hàng, trình bày không khoa học, không đem đến những giá trị cho người đọc sẽ rất khó được index trên công cụ tìm kiếm
Bị đối thủ chơi xấu
Dựa trên các thuật toán của Google, đối thủ có thể dễ dàng khiến website của bạn bị phạt khi đặt link web vào những địa chỉ không uy tín, chứa nhiều nội dung xấu. Bạn chỉ có thể khắc phục bằng cách sử dụng các công cụ SEO chất lượng để kiểm tra và đánh giá backlinks.
Kết luận
Để có thể tìm kiếm traffic tự nhiên một cách hiệu quả nhất, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc của Google để được đánh giá cao và được ưu tiên đề xuất với người dùng. Trên đây là những chia sẻ của Nhân Hòa về cách kiểm tra website có bị google phạt, và những nguyên nhân khiến web của bạn bị đánh lỗi. Hy vong giúp người dùng có các nhìn trực quan hơn về SEO, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ trong SEO cũng như nâng cao các giải pháp hạ tầng.
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://nhanhoa.com/
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Ưu đãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/uu-dai-nhan-hoa.html