Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code

Affiliate marketing là gì?

08/04/2021, 05:08 pm
2,077

Affiliate marketing là hình thức tiếp thị nổi tiếng trên toàn thế giới, nó mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tham gia vào mạng lưới marketing này. Nếu doanh nghiệp bạn chưa biết đến hình thức quảng bá siêu việt này hoặc nếu bạn là một cá nhân muốn trở thành một affiliater thì hãy đọc đến cuối bài viết này. Nội dung bài viết sẽ trình bày chi tiết affiliate marketing là gì? tất cả thông tin cần biết về affiliate marketing và chỉ ra bí kíp làm affiliate marketing cho người mới bắt đầu.

Afiliate marketing là gì? Bí kíp làm afiliate marketing cho newbie

1. Affiliate marketing là gì?

Affiliate marketing một thuật ngữ tiếng Anh trong ngành marketing có nghĩa là “tiếp thị liên kết”. Đây là hình thức quảng cáo sản phẩm tính trên hiệu quả đơn hàng trong đó nhà sản xuất hoặc nhà phân phối giao hàng hóa của mình cho các nhà phân phối hoặc cộng tác viên cấp nhỏ hơn tiếp thị và trả tiền hoa hồng dựa trên đơn hàng được bán ra. 

Mô hình này thể hiện đơn giản nhất ở việc các chủ shop thuê cộng tác viên bán hàng và trả hoa hồng cho cộng tác viên. Hiện nay Affiliate marketing được đánh giá là mô hình hiệu quả và là một trong những cách kiếm tiền online tại nhà được áp dụng nhiều nhất. 

Xem thêm: Kiếm tiền online tại nhà [8 cách kiếm tiền online tại nhà bền vững an toàn]

Sau khi hiểu rõ về định nghĩa của affiliate marketing chúng ta cần hiểu kỹ các thông tin sau đây. 

2. Các thành phần trong mô hình affiliate marketing 

1. Advertiser/ merchant (Nhà cung cấp)

Advertiser/ merchant là những người sản xuất tạo ra sản phẩm để bạn bán hàng cho họ. Sản phẩm có hai dạng hữu hình và vô hình, sản phẩm hữu hình là các sản phẩm cụ thể có thể cảm nhận trực tiếp ví dụ như thời trang, sản phẩm làm đẹp,.. Sản phẩm vô hình là các sàn thương mại, ứng dụng để bạn bán hàng hoặc quảng cáo trên đó. 

Ví dụ về Advertiser trong affiliate marketing: Shopee, Lazada, Sendo,...

Tóm lại nhà cung cấp hay Advertiser/ merchant là những người đưa trực tiếp sản phẩm cho bạn để bạn quảng bá và kiếm tiền với affiliate marketing.

2. Affiliater / publisher ( Nhà phân phối) 

Publisher/Affiliater là những người nhận sản phẩm từ nhà cung cấp và quảng cáo sản phẩm đó sau đó kiếm tiền hoa hồng từ Advertiser. Nhà phân phối và nhà cung cấp là 2 thành phần chính không thể thiếu trong affiliate marketing.

3. End user (Người dùng cuối/ khách hàng)

End user chính là khách hàng người sẽ mua sản phẩm từ nhà phân phối. Đây chính là người sẽ trả tiền trực tiếp cho Publisher và Advertiser. Càng có nhiều khách hàng thì nhà cung cấp càng bán được nhiều hàng và  hoa hồng nhà phân phối nhận được cũng càng nhiều. 

4. Affiliate network (Mạng lưới tiếp thị) 

Mạng lưới tiếp thị Affiliate network là những người hoặc tổ chức trung gian đứng giữa và đảm bảo quyền lợi cho cả nhà cung cấp và nhà phân phối. Affiliate network là thành phần để đảm bảo sự minh bạch và công bằng về hoa hồng. Hiểu đơn giản, affiliate network giống như trọng tài phân xử trong một trận đấu.

Tại Việt Nam khi tham gia affiliate marketing nếu không có khả năng hoặc không muốn trực tiếp làm việc với nhà cung cấp bạn có thể tham gia vào các network affiliate marketing như: Accesstrade, MasOffer, Adpia,...

5. Affiliate program (Chương trình tiếp thị) 

Affiliate Program là chương trình tiếp thị riêng của nhà cung cấp tạo ra và chiêu mộ trực tiếp các nhà phân phối và không hợp tác hay thông qua bất kỳ Affiliate network nào. Hiểu đơn giản giống như việc một công ty tạo ra chương trình bán hàng và chiêu mộ các đại lý nhập hàng và bán sản phẩm đó. 

Thông tin về các chương trình tiếp thị (affiliate program) thường xuất hiện ở cuối trang web của nhà cung cấp. Nếu muốn đăng ký làm publisher bạn click trực tiếp tại link đó và làm việc với nhà cung cấp. 

Ví dụ như Udemy là một sàn trung gian bán các khóa học online của nước ngoài. Họ đã có chương trình Affiliate ở cuối website của họ. 

Có rất nhiều công ty chọn lựa các chương trình Affiliate Program như vậy do không muốn chia lợi nhuận cho các Affiliate network tuy nhiên nếu bạn mới bắt đầu làm affiliate thì khuyên bạn nên chọn các network hơn để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cần có đủ kiến thức marketing và nắm rõ được các hình thức affiliate marketing đang hoạt động tại Việt Nam.

Xem thêm: Trade marketing là gì? Bí kíp làm trade marketing đột phá doanh thu

3. Các hình thức affiliate marketing tại Việt Nam 

1. Product Launch (Quảng bá sản phẩm mới ra mắt)

Product Launch là hình thức quảng bá sản phẩm khi vừa mới ra mắt. Khi đó các nhãn hàng tập trung làm affiliate marketing để tạo ra nhiều mắt quảng cáo trong hệ thống nhất, giúp sản phẩm được biết đến nhiều và có độ nhận diện tốt hơn. So với các sản phẩm đã sản xuất lâu đời nếu bạn muốn trở thành các nhà phân phối thì nên chọn các product launch do mức hoa hồng chi trả cho các sản phẩm này thường cao vượt trội. % hoa hồng có thể lên đến 80, 90 thậm chí là 100%.

Lý do để % hoa hồng cao như vậy do nhà cung cấp muốn bán nhiều sản phẩm phía trong phễu bán hàng hơn. Khi khách hàng click vào link liên kết sản phẩm đầu tiên thường sẽ không mua hàng luôn do giá khá cao nên sẽ có xu hướng mua các sản phẩm khác trong link. Đây gọi là hình thức bán chéo hay up-sell trong marketing. 

2. Niche site (Tạo lập web nhắm đến khách hàng mục tiêu)

Niche site hay Niche website là một web có nội dung hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể. Nếu muốn làm Niche Site bạn cần tạo lập một trang web về lĩnh vực mình am hiểu sau đó cộng tác làm marketing cho các nhãn hàng liên quan. 

Ví dụ bạn là người đam mê làm đẹp, bạn có kiến thức về chăm sóc da thì có thể lập 1 website chia sẻ về cách chăm sóc ra sau đó hợp tác bán kèm các sản phẩm từ các nhãn hàng mỹ phẩm lớn. Đó là hình thức Niche Site trong affiliate marketing. Khi làm affiliate marketing bằng hình thức này số tiền hoa hồng bạn nhận được sẽ từ 25-30% 

3. Authority site (Tạo lập website kiến thức chuyên môn)

Giống như Niche site, Authority site cũng là tạo lập 1 website rồi kết hợp với nhãn hàng tuy nhiên lượng kiến thức trên web sẽ lớn và bao quát hơn. Không chỉ dừng lại ở cách chăm sóc da mà còn cách trang điểm, cách làm đẹp,...  

Khi chọn hình thức này bạn cần trang bị lượng kiến thức lớn hơn, nội dung đăng tải nhiều hơn tuy nhiên thì % hoa hồng cũng sẽ cao hơn. 

CPA là cost per action nghĩa là trả tiền thông qua hành động click vào link bán hàng. Theo đó bạn sẽ được các nhà cung cấp đưa cho một link bán hàng riêng, việc của bạn là tìm mọi cách quảng bá link sản phẩm này để càng nhiều người nhìn thấy và mua càng tốt. Số tiền nhận được tùy thuộc vào thỏa thuận chi trả cho hành động (action) của khách hàng. Có một cách quảng bá link này chính là dùng các video youtube và gắn link ở phần mô tả. Đây là một hình thức affiliate marketing vừa kiếm tiền từ nhà cung cấp vừa kiếm tiền từ youtube. Xem thêm:Cách kiếm tiền trên youtube hiệu quả 2021


Cost per action - Hình thức affiliate marketing qua link bán hàng

4. Ưu nhược điểm của affiliate marketing 

1. Ưu điểm của affiliate marketing 

- Mỗi người đều có thể trở thành 1 publisher: Không có rào cản nào cho việc tham gia mạng lưới affiliate marketing. Nếu bạn cảm thấy sản phẩm phù hợp và có khả năng quảng bá thì chỉ cần đăng ký với nhà cung cấp hoặc các network là đã có thể trở thành một nhà phân phối. 

- Không mất chi phí : Khi tham gia affiliate marketing bạn sẽ không cần bỏ ra bất kỳ chi phí nào, thậm chí bạn cũng không cần lo lắng về hàng tồn hay nguồn hàng. Việc của bạn chỉ là marketing (tiếp thị) sản phẩm sao cho bán được hàng. 

- Không cần bận tâm về vận chuyển, đổi trả hay tạo ra sản phẩm mới

- Có thể kiếm tiền tại nhà mọi lúc, mọi nơi : Khi làm affiliate marketing bạn là một freelancer, bạn tự do kiếm tiền bằng sự sáng tạo và kiến thức của bản thân mọi lúc, mọi nơi trên mọi nền tảng. 

2. Nhược điểm của affiliate marketing

- Mất nhiều thời gian và công sức cho việc giới thiệu: Để có nhiều người tin tưởng và mua hàng bạn cần xây dựng thương hiệu cá nhân riêng khiến nhiều người tin vào sản phẩm bạn quảng cáo. Gần như người mua chưa biết rõ về sản phẩm mà chỉ mua bằng niềm tin và những lời bạn giới thiệu. Và để làm được điều này thì mất khá nhiều thời gian. 

- Cần có kiến thức về sản phẩm và marketing: Đây là yếu tố then chốt để bạn làm affiliate marketing bởi nếu bạn không rõ về thông tin sản phẩm và không có kiến thức quảng cáo bạn sẽ không bán được hàng. 

- Có yêu cầu cho việc nhận hoa hồng: Với một số nhà cung cấp hoặc một số network bạn cần đạt được yêu cầu nhất định để nhận được hoa hồng, ví dụ như lượt click hoặc số đơn hàng thành công.

Xem thêm: Hiệu ứng chim mồi là gì? Cách giăng bẫy móc ví khách hàng

5. Bí kíp làm marketing cho người mới 

5.1. Chọn thị trường ngách mục tiêu phù hợp. 

Đa số những publisher đều cần có một trang web, khi xây dựng website bạn cần nắm rõ mình sẽ nhắm đến ngành hàng nào cụ thể là ngách (niche) thị trường nào. Bởi chỉ ở ngách đó mới có các khách hàng mục tiêu quan tâm và mua sản phẩm bạn giới thiệu 

Để chọn được ngách phù hợp bạn nên hiểu rõ bản thân trước, bạn đam mê lĩnh vực nào? có kiến thức về vấn đề gì?  và những người bạn sẽ thu hút có quan tâm đến vấn đề đó không? Đây là 3 câu hỏi nền tảng để bạn xem mình có khả năng trở thành một publisher (nhà phân phối) hay không. 

Sau khi định vị được bản thân bạn cần tìm hiểu xem có các chương trình affiliate marketing dành cho ngách này không. Đây cũng là một điều hiển nhiên vì bạn không thể trở thành nhà phân phối nếu không có nhà cung cấp nó. 

5.2. Chọn các chương trình network uy tín 

Có nhiều chương trình và network muốn thu hút mọi người làm affiliate marketing trải dài ở tất cả các lĩnh vực. Khi mới bắt đầu làm publisher bạn nên chọn hợp tác với các chương trình và network uy tín để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình. 

6.  Các bước tạo website để làm affiliate marketing

Hai bước trên chỉ đang dừng lại ở nghiên cứu và tìm hiểu thị trường. Khi muốn bắt tay vào làm affiliate marketing bạn nên có riêng một trang web. Những việc bạn cần làm để có một trang web như sau

1. Đăng ký tên miền

Tên miền là địa chỉ website của bạn trên internet và là yếu tố bắt buộc với một website. Bạn cần chọn cho mình một cái tên phù hợp cho website và lĩnh vực của mình và yêu cầu mua nó từ nhà đăng ký. Có cả tỷ website trên internet nên nếu bạn không mua kịp thời thì rất có thể tên miền mong muốn sẽ thuộc về người khác. 

2. Mua Hosting

Nếu ví website như một căn nhà thì tên miền là địa chỉ nhà và hosting chính là mảnh đất chứa căn nhà đó. Để website hoạt động bạn cần thuê gói hosting phù hợp với dung lượng web và nền tảng web của mình. Có 3 loại hosting thông dụng là Wordpress hosting, Window hosting và Linux hosting. Bạn có thể chọn các gói hosting phù hợp với nhu cầu mục đích. Nếu có nhu cầu lưu trữ cao hơn bạn có thể nâng cấp gói hosting của mình hoặc lưu trữ trên CLOUD VPS

3. Thiết kế giao diện website

Bạn cần có màu sắc, phong cách, nhận diện riêng cho website của mình. Nó tùy thuộc vào ngách thị trường bạn chọn cũng như sở thích của bản thân. Mục tiêu là một website chia sẻ bán hàng nên giao diện càng thân thiện và tối giản càng tốt. 

4. Sáng tạo nội dung website

Khi mọi yếu tố về kỹ thuật đã sẵn sàng bạn cần sản xuất nội dung và đăng tải lên website. Các bài viết cần có chất lượng cao, nội dung hữu ích. Một số gợi ý về nội dung dành cho website của bạn như: review sản phẩm, bài viết chia sẻ kiến thức về thị trường liên quan, bài viết giải đáp câu hỏi về sản phẩm,... Một lưu ý các bài viết này cũng cần chuẩn SEO để khi người đọc tìm kiếm sản phẩm trên Google sẽ dễ dàng tìm thấy website của bạn hơn. 

Xem thêm: Bài viết chuẩn SEO là gì? Cách viết và checklist chuẩn SEO 2021

7. Lưu ý khi làm affiliate marketing 

1. Đối với nhà phân phối (publisher)

Lời khuyên dành cho mọi người khi muốn tham gia affiliate marketing là hãy trang bị kỹ kiến thức để có thể thỏa thuận với nhà cung cấp, mang lại nhiều hoa hồng và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình

2. Đối với nhà cung cấp (advertiser)

- Lưu ý chi phí 

Trong bất kỳ chương trình hay chiến dịch marketing nào bạn cần cân nhắc chi phí quảng cáo để đảm vừa đủ giúp vừa nhận diện sản phẩm tốt vừa bán được nhiều hàng. Chi phí hoa hồng với affiliate marketing cũng không nhỏ nên các doanh nghiệp nếu muốn đầu tư cho hình thức tiếp thị này cũng nên cân nhắc kỹ. 

- Chọn hình thức tiếp thị phù hợp với khách hàng mục tiêu 

Hình thức tiếp thị trong một chiến dịch marketing cũng quan trọng, dù bạn là nhà cung cấp bạn cũng nên quan tâm đến hình thức truyền tải nội dung của các nhà phân phối. Từ đó đánh giá xem có phù hợp với thương hiệu và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp không. 

- Chọn KOLs phù hợp với nhãn hàng 

KOLs chính là các nhà phân phối dùng sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng của bản thân giúp bạn bán được hàng. Chính vì thế đứng trên góc độ doanh nghiệp bạn cần cân nhắc hình ảnh của các KOLs xem có phù hợp với nhãn hàng của mình hay không.

Xem thêm: 7P trong marketing là gì?

Lời kết.

Bài viết trên NHÂN HÒA đã trình bày chi tiết về affiliate marketing là gì, các hình thức affiliate marketing tại Việt Nam và 3 bí kíp làm affiliate marketing cho người mới bắt đầu. Đây là thông tin vô cùng hữu ích với cả cá nhân và doanh nghiệp khi muốn triển khai hình thức marketing này. Mọi người lưu lại bài viết và áp dụng khi cần nhé, có thể đọc thêm các bài viết hữu ích khác tại mục “TIN TỨC NHÂN HÒA”. 

Với 20 năm kinh nghiệm NHÂN HÒA là chuyên gia cung cấp các dịch vụ tên miền, HOSTING, CLOUD VPS. Đội ngũ tư vấn viên tận tình am hiểu sản phẩm cùng đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng khi sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. Mọi người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tại NHÂN HÒA liên hệ trực tiếp tại: 

+ Tổng đài: 1900 6680

+ Website: https://nhanhoa.com/

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

Bài viết liên quan
31/10/2024
Bạn đang phân vân không biết nên chọn VPS hay Hosting để xây dựng website của mình? Cả hai đều là giải pháp lưu trữ web...
30/10/2024
Nhân Hòa hợp tác cùng Tradingview cung cấp cổng thông tin tài chính trực tuyến số 1 tại Việt Nam, đã và đang trở thành người...
09/10/2024
Phishing Attack (tấn công giả mạo) là một trong những hình thức tấn công mạng phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Các...
Chuyên nghiệp và tận tình
Hỗ Trợ Trực Tuyến 24/7
Đội ngũ chuyên gia giúp xử lý vấn đề kỹ thuật để website của bạn luôn hoạt động tốt và chạy nhanh. Bất kỳ lúc nào.
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!