Mục lục [Ẩn]
Xây dựng thương hiệu là một bước quan trọng để nâng tầm tên tuổi của cá nhân và doanh nghiệp. Việc xây dựng thương hiệu thành công giúp thúc đẩy các công việc khác thực hiện dễ dàng hơn. Nếu chưa biết cách xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, bạn nên tham khảo chiến lược xây dựng thương hiệu trong bài viết sau đây.
Quy trình xây dựng thương hiệu chuẩn
1. Thương hiệu là gì?
Theo tỷ phú Jeff Bezos “Thương hiệu là tất cả những thứ mà người ta nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó”. Hiểu đơn giản, thương hiệu như một thước đo chứng minh được sự ấn tượng của một cá nhân hoặc doanh nghiệp được mọi người công nhận.
Có 2 thuật ngữ thương hiệu phổ biến là thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp.
1.1. Thương hiệu cá nhân là gì?
Thương hiệu cá nhân là những giá trị mà một người tạo ra, đủ ấn tượng để người khác nhớ đến khi nhắc đến tên, công việc hoặc đặc điểm bất kỳ. Người nổi tiếng là ví dụ dễ nhất cho những người xây dựng thương hiệu cá nhân thành công. Có cả trăm cái tên Michael Jackson trên toàn thế giới. Nhưng khi nhắc đến tên này người ta nhớ ngay đến ông hoàng nhạc Pop nổi tiếng toàn thế giới.
1.2. Thương hiệu doanh nghiệp là gì?
Thương hiệu doanh nghiệp thể hiện qua những đặc điểm liên quan đến logo, slogan, sản phẩm, giá trị doanh nghiệp tạo ra,...Tóm lại là những dấu ấn để khách hàng nhớ đến doanh nghiệp và có nhận thức về doanh nghiệp. Cũng có cả trăm doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng khi nhắc đến Vingroup thì không người dân Việt nào là không biết. Đó là đặc điểm cho thấy Vingroup đã xây dựng thương hiệu thành công tại thị trường Việt Nam.
2. Xây dựng thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu là một quá trình bao gồm các hoạt động khác nhau nhằm mục đích để hình dáng, đặc điểm, giá trị của doanh nghiệp được người khác nhớ đến và có thể phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác.
Xây dựng thương hiệu là gì?
Dù là tạo dựng thương hiệu cá nhân hay thương hiệu doanh nghiệp thì người xây dựng thương hiệu cũng cần một quy trình chuẩn. Từ đó việc đầu tư tiền bạc và công sức cho thương hiệu mới không bị lãng phí và đạt được mục tiêu thương hiệu đề ra.
3. Quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Bước 1: Tìm ra giá trị khác biệt của doanh nghiệp
Có cả trăm doanh nghiệp khác nhau, vì thế khách hàng không thể nhớ được hết tất cả các thông tin của một doanh nghiệp. Họ chỉ nhớ đến những đặc điểm khác biệt mà doanh nghiệp có.
Vì thế trước khi xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần hiểu mình trước. Biết mình là ai, mình muốn gì, mình có ưu điểm gì nổi trội, mình có điểm khác biệt gì trong sản phẩm và kinh doanh. Trong thuật ngữ marketing, những điều này gọi là USP (Unique Selling Propositiont) - điểm bán độc nhất. Là giá trị mà khách hàng ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp của bạn thay vì đối thủ.
Tìm kiếm giá trị khác biệt của doanh nghiệp
Vertu là một doanh nghiệp kinh doanh điện thoại làm rất tốt điều này. Nhắc đến Vertu người ra nhớ ngay đến những thiết kế điện thoại độc nhất, chỉ có duy nhất một chiếc được làm thủ công và có chữ ký của người tạo ra nó. Vỏ điện thoại được đính vàng và kim cương. Vertu không chạy theo công nghệ giống các dòng điện thoại khác nhưng vẫn thu hút được lượng khách hàng giàu có trung thành. Mua điện thoại vì sự đẳng cấp thương hiệu này đem đến.
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng mục tiêu
Việc tạo ra sản phẩm khác biệt chứng tỏ doanh nghiệp đã nghiên cứu rất kỹ về thị trường là tìm ra ngách thị trường phù hợp. Tiếp đến điều doanh nghiệp cần làm là tìm ra khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu là những người quan tâm đến sản phẩm và có khả năng chi trả cho sản phẩm đó.
Doanh nghiệp cần biết khách hàng mục tiêu là ai, họ xuất hiện ở đâu, làm gì và thu nhập ra sao. Càng nghiên cứu sâu về khách hàng thì việc xây dựng thương hiệu càng dễ dàng và hiệu quả.
Muốn xây dựng thương hiệu thành công, cần biết khách hàng mục tiêu là ai?
Giống như thương hiệu túi xách Chanel, doanh nghiệp này không quảng cáo đại trà. Chỉ tập trung giới thiệu sản phẩm mới ở những sàn diễn thời trang thế giới và trưng bày sản phẩm ở những trung tâm thương mại sang trọng. Điều này thể hiện tầm nhìn của thương hiệu, chỉ nhắm đến những khách hàng cao cấp, có thẩm mỹ thời trang và có khả năng mua hàng.
Xem thêm: Nguyên tắc phân loại khách hàng 2021
Bước 3: Quảng bá thương hiệu đến khách hàng mục tiêu
Sau khi tìm được khách hàng mục tiêu, việc doanh nghiệp cần làm để gây dựng thương hiệu chính là quảng bá giá trị của mình. Đó là những đầu mục như sau.
1. Làm khách hàng nhớ đến bộ nhận diện thương hiệu.
Logo và màu sắc của Coca khác Pepsi. Tuy hương vị và kiểu dáng chai có tương đồng nhưng khách hàng dễ dàng phân biệt được đâu là Coca và đâu là Pepsi do sự khác biệt về nhận diện thương hiệu.
2. Xây dựng hệ thống marketing đa kênh để tiếp cận khách hàng rộng nhất có thể
3. Truyền tải thông điệp của thương hiệu với khách hàng
4. Tạo ra điểm chạm với khách hàng để nhận được sự đồng cảm
5. Tạo ra các chiến dịch marketing, bán hàng thông minh
Bước 4: Liên tục đánh giá và thay đổi các chiến dịch quảng bá thương hiệu
Rất nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm khi xây dựng thương hiệu mà chỉ dừng lại ở bước 3. Xây dựng thương hiệu là một hành trình dài và cần sự phát triển theo thời gian. Có những hình ảnh, thông điệp của thương hiệu phù hợp với khách hàng 10 năm trước nhưng hiện tại thì không. Vì thế doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu tốt cần liên tục lắng nghe ý kiến của khách hàng, thay đổi nhận diện thương hiệu khi cần thiết để phát triển doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Đó là cách mà Viettel đã làm, từ 7/1/2021 Viettel công bố thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. Logo từ màu xanh chuyển sang đỏ, slogan từ “Hãy nói theo cách của bạn” thành “Theo cách của bạn” đồng thời xóa bỏ dấu nháy ở chữ Viettel. Đây là dấu mốc cho thấy Viettel tự do hơn, năng động hơn, chuyển đổi từ một công ty viễn thông sang một công ty cung cấp công nghệ số. Vô cùng hợp thời và thông minh.
Xem thêm: Bí quyết tăng sub youtube không vi phạm chính sách
4. Lời kết
Xây dựng thương hiệu giúp tạo ra dấu ấn đặc biệt của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Từ đó mang đến hình ảnh tốt hơn và doanh thu cao hơn. Vì thế qua bài viết trên Nhân Hòa hy vọng mọi cá nhân đã biết xây dựng thương hiệu là gì và cách xây dựng thương hiệu như thế nào.