Mục lục [Ẩn]
Ngày nay, Internet đang sử dụng một phương thức truyền dẫn TCP/IP rất phổ biến. Nhưng TCP/ IP là gì? Chúng có mô hình ra sao? Mỗi tầng trong mô hình TCP/ IP có chức năng gì? Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
1. Mô hình TCP/IP là gì?
Giao thức TCP/ IP được ổn định hóa từ đầu năm 1978 và được bắt nguồn bởi Kỹ sư Vinton Cerf và Robert E. Kahn. Họ được xem là 1 trong những người dẫn đầu của Internet. Kể từ đó, mô hình TCP/IP được phổ biến và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới đến nay.
TCP/IP là giao thức điều khiển truyền nhận/ giao thức liên mạng. Các máy tính có thể giao tiếp trên cùng một mạng như Internet thông qua một tập hợp các quy tắc của bộ giao thức trao đổi thông tin được tiêu chuẩn hóa. Bên cạnh đó, TCP/IP có khả năng phục hồi tự động.
Bạn có thể hiểu ngắn gọn, TCP/IP là tên viết tắt của cụm từ Transmission Control Protocol (TCP) và Internet Protocol (IP). Đây giao thức cài đặt truyền thông, chồng giao thức mà hầu hết các mạng máy tính ngày nay đều sử dụng để kết nối.
TCP/IP là cái tên được kết hợp bởi 2 giao thức là giao thức điều khiển giao vận và giao thức liên mạng.
Sau đây, cùng Nhân Hòa tìm hiểu về phương thức hoạt động của TCP/IP là gì nhé!
Xem thêm: Onedrive là gì? Hướng dẫn cài đặt sử dụng OneDriver
2. TCP/IP hoạt động như thế nào?
Để có cái nhìn tổng quan về mô hình TCP/IP là gì? đừng bỏ qua phần tiếp theo của bài viết để tìm hiểu về cách thức hoạt động của chúng.
IP có vai trò rất quan trọng với giao thức TCP/IP, IP cho phép máy tính chuyển tiếp tệp tin tới một máy tính khác. Bằng một hay nhiều khoảng (chuyển tiếp) gần với người nhận tệp tin. TCP sẽ tiến hành kiểm tra các gói dữ liệu để phát hiện lỗi, sau đó gửi yêu cầu truyền lại nếu tìm thấy lỗi.
Bạn hãy hiểu việc truyền tin trên Internet tựa như một dây chuyền sản xuất trong nhà máy. Các công nhân sẽ chuyền lần lượt các thành phẩm qua từng giai đoạn khác nhau để bổ sung và hoàn thiện sản phẩm.
IP giống như là quy trình hoạt động của nhà máy, còn TCP đóng vai trò quan trọng là một người quản lý dây chuyền, đảm bảo cho dây chuyền liên tục nếu có lỗi xảy ra.
Quy tình hoạt động TCP/IP sẽ được làm rõ hơn ở chức năng của mỗi tầng trong mô hình TCP/IP.
3. Ưu điểm của TCP/IP là gì?
Không chịu kiểm soát của tổ chức
Ưu điểm lớn nhất mà không thể phủ nhận đó là TCP/IP sẽ không chịu sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào. Do đó, bạn có thể sử dụng tự do.
Tương thích với các hệ điều hành
Nói như vậy bởi TCP/IP có khả năng tương thích rất cao với tất cả phần cứng máy tính, mạng và các hệ điều hành. Vì vậy, mô hình này mang lại hoạt động hiệu quả với nhiều hệ thống khác nhau.
Khả năng mở rộng cao
Với nhiều tính năng mở rộng cao, mô hình này có thể định tuyến và có thể xác định được đường dẫn hiệu quả nhất thông qua mạng.
Xem thêm: POP3 là gì? Tìm hiểu về giao thức POP3
4. Các giao thức TCP/IP phổ biến
Một trong những phần cần biết của tổng quan TCP/IP là gì đó là các hình thức được sử dụng phổ biến. Đến nay, TCP/IP có 3 giao thức luôn được dùng phổ biến đó là: HTTP, HTTPS, FTP.
Giao thức HTTP
Các dữ liệu không an toàn giữa một web client và một web server sẽ được truyền nhờ giao thức HTTP.
Theo quy trình, web client (trình duyệt Internet trên máy tính) sẽ gửi một yêu cầu đến một web server để xem một website. Tiếp đó, khi server web nhận được yêu cầu và gửi thông tin website về cho web client.
Giao thức HTTPS
Ngược lại với HTTP, giao thức HTTPS được dùng để truyền dữ liệu an toàn giữa một web client và một web server.
Giao thức HTTPS được sử dụng để gửi dữ liệu giao dịch của thẻ tín dụng hoặc dữ liệu cá nhân khác từ một web tới một web server.
Giao thức FTP
Nhờ FTP, các máy tính có thể gửi và nhận dữ liệu đến nhau một các trực tiếp vì FTP là phương thức trao đổi file được sử dụng giữa hai hoặc nhiều máy tính thông qua Internet.
5. Chức năng của các tầng trong mô hình TCP/IP là gì?
Đây là mục quan trọng nhất mà Nhân Hòa muốn giới thiệu để các bạn hiểu rõ TCP/IP là gì, đừng bỏ qua nhé.
Tiêu chuẩn của một mô hình TCP/IP bao gồm 4 tầng được chồng lên nhau, bắt đầu từ tầng thấp nhất là:
Tầng 1: Tầng vật lý (Physical)
Tầng 2: Tầng mạng (Network)
Tầng 3: Tầng giao vận (Transport)
Tầng 4: Tầng ứng dụng (Application).
Bên cạnh đó có một số ý kiến cho rằng mô hình TCP/IP bao gồm 5 tầng, tức các tầng 4 đến 2 đều được giữ nguyên, nhưng tầng Datalink sẽ được tách riêng và là tầng nằm trên so với tầng vật lý.
Cùng Nhân Hòa tìm hiểu chi tiết về khái niệm cũng như phân việc của các tầng trong mô hình này nhé!
Tầng 4 - Tầng Ứng dụng (Application)
Tầng 4 là lớp giao thức trên cùng của ứng dụng, đúng với tên gọi của nó, thông qua các dịch vụ mạng khác nhau (duyệt web, chat, gửi email, một số giao thức trao đổi dữ liệu: SMTP, SSH, FTP,...) tầng 4 có vai trò giao tiếp giữ liệu giữa 2 máy khác nhau.
Dữ liệu khi đến đây sẽ được định dạng theo kiểu Byte nối Byte, cùng với đó sẽ là các thông tin định tuyến giúp xác định đường đi đúng của một gói tin.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Putty SSH Client
Tầng 3: Transport của TCP/IP là gì?
Tầng Transport hay còn gọi là tầng giao vận, Transport hoạt động nhờ hai giao thức chính là TCP (Transmisson Control Protocol) và UDP (User Datagram Protocol). Ở tầng 3 TCP và UDP sẽ hỗ trợ nhau phân luồng dữ liệu.
Để đảm bảo chất lượng truyền gửi gói tin, TCP sẽ mất khá nhiều thời gian để thực hiện các thủ tục kiếm soát dữ liệu.
Trái lại với TCP, UDP có tốc độ truyền tải nhanh nhưng lại không đảm bảo được chất lượng dữ liệu.
Tầng 2 - Tầng mạng (Internet)
Các giao thức của tầng mạng (Internet) bao gồm IP (Internet Protocol), ICMP (Internet Control Message Protocol), IGMP (Internet Group Message Protocol). Tầng 2 sẽ đảm nhận việc truyền tải dữ liệu một cách hợp lý.
Các đoạn dữ liệu sẽ được Packets với kích thước mỗi gói phù hợp với mạng chuyển mạch mà nó dùng để truyền dữ liệu. Sau đó, các gói tin được chèn thêm phần Header để chứa thông tin của tầng mạng và tiếp tục được chuyển đến tầng tiếp theo.
Tầng 1: Tầng vật lý (Physical)
Đảm nhiệm trách nhiệm truyền dữ liệu giữa hai thiết bị trong cùng một mạng. Ở tầng 1 các gói dữ liệu được đóng vào khung (gọi là Frame) và được định tuyến đi đến đích theo chỉ định ban đầu.
6. Lời kết
Với nội dung bài viết ở trên, Nhân Hòa mong muốn người dùng sẽ có thêm những kiến thức về quá trình truyền tải của một gói tin trong mạng. Quan trọng hơn là có cái nhìn tổng quan hơn về mô hình TCP/IP là gì? cũng như chức năng riêng của từng tầng. Từ đó, bạn sẽ tìm được những cách khai thác tối ưu nhất giao thức kết nối mạng đang được sử dụng phổ biển nhất.
Nhân Hòa với 20 năm cung cấp dịch vụ vps, email doanh nghiệp, tên miền, hosting tối ưu và hệ thống máy chủ mạnh mẽ với chi phí tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Tuỳ vào tính chất, nhu cầu sử dụng mà bạn cần tìm một phần mềm thích hợp, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
https://nhanhoa.com
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Email: contact@nhanhoa.com