Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code

Landing Page là gì?

16/09/2021, 02:06 pm
754

Hiểu rõ Landing Page là gì, nó đem lại lợi ích gì và cách xây dựng như thế nào… sẽ giúp bạn rất nhiều khi làm SEO Website hay Marketing Online nói chung. Trong bài viết này hãy cùng Nhân Hòa thảo luận chi tiết các nội dung liên quan.

1. Landing Page là gì?

Người dùng khi truy cập website, thường click vào rất nhiều thông tin khác nhau trước khi tìm đến mục tiêu họ cần. Trong khi đó, người dùng sẽ tìm được ngay đến mục tiêu họ cần khi truy cập Landing Page.

Trong Marketing Online, Landing Page (trang đích hay trang thu thập khách hàng tiềm năng), là một trang web đơn có nội dung tập trung nhằm dẫn dắt và thuyết phục người đọc thực hiện một mục tiêu chuyển đổi cụ thể.

Landing Page là gì?

Là đích đến khi khách hàng nhấp vào kết quả tìm kiếm. Được tối ưu hoá bởi công cụ tìm kiếm Google Search, quảng cáo Facebook Ads, Email Marketing…

Do vậy, bằng cách tạo một trang đích cụ thể, bạn có thể điều chỉnh hiệu quả trải nghiệm khách hàng. Cung cấp cho họ những thông tin chính xác mà họ cần.

>>> Xem thêm: Website là gì? Lợi ích TUYỆT VỜI khi sở hữu WEBSITE 

2. Phân loại Landing Page

- Lead Generation Page

Với Lead Generation Page, trên trang sẽ xuất hiện biểu mẫu đăng ký, và khi khách hàng đăng ký sẽ được tặng kèm ebook, webinar, hội thảo offline, tư vấn miễn phí, quà tặng, mã giảm giá…

Mục tiêu của loại Landing Page là để thu thập những thông tin cơ bản của khách hàng (như họ tên, email, số điện thoại), tìm kiếm khách hàng tiềm năng và sử dụng chúng cho các hoạt động marketing sau này.

Phân loại Landing Page

- Sales Page

Sales Page là nơi tất cả thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đều sẽ được thể hiện. Những thông tin ấy có thể bao gồm:

+ Đặc điểm sản phẩm

+ Giá cả

+ Chính sách ưu đãi

+ Chế độ khách hàng

+ Các chi tiết khác đặc biệt của sản phẩm

Mục đích nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cho khách hàng, từ đó thuyết phục khách mua hàng ngay trên trang.

- Click Through Page

Click-through sẽ không hiển thị các biểu mẫu để khách hàng điền thông tin mà chỉ sử dụng nút kêu gọi để chuyển hướng tới trang khác (thông thường sẽ là website chính thức của doanh nghiệp).

Bên cạnh đó, trang Landing Page này cũng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm nhằm lôi kéo sự chú ý của khách hàng truy cập website chính thức.

3. Tại sao cần sử dụng Landing Page?

- Landing Page giúp tăng chuyển đổi

Một trang đích có thể trực tiếp cung cấp một ưu đãi cụ thể nào đó, ví dụ như ebook về tư duy kinh doanh, sẽ giúp khuyến khích những người quan tâm truy cập vào và đăng ký thông tin, để có thể nhận được cuốn ebook đó ngay lập tức.

Landing Page không chỉ giúp tăng chuyển đổi, mà còn cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, giúp bạn xác định được loại content nào giúp tăng lượng lead tốt hơn và nhanh hơn cho doanh nghiệp.

- Cung cấp thêm Insight về các khách hàng mục tiêu của bạn

Khi mà bạn tạo ra nhiều trang Landing Page với nhiều ưu đãi khác nhau, bạn thể theo dõi được chủ đề nào mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất. Điều này sẽ giúp bạn có thêm các thông tin giá trị về sở thích của các đối tượng mục tiêu.

Từ đó, bạn có thể tạo ra thêm nhiều chiến lược Marketing cá nhân hóa và nhắm mục tiêu tốt hơn, biết được kênh nào mang lại nhiều chuyển đổi hơn, v.v…

- Giúp thu nhập Email khách hàng và tăng lượt Subscribe Email

Khi bạn yêu cầu khách hàng cung cấp landing page để nhận được ưu đãi, bạn không chỉ thu thập thêm được địa chỉ email, mà còn có thể phân khúc các danh sách này để gửi những email được cá nhân hóa đến cho họ.

Bạn có thể tiếp tục nuôi dưỡng những lead này bằng cách gửi thêm email “cám ơn “ sau khi họ đã download tài liệu từ Landing Page, đính kèm thêm những phần ưu đãi mà họ có thể quan tâm.

Tại sao cần sử dụng Landing Page?

- Bạn có thể thử nghiệm A/B testing với Landing Page

Với Landing Page, bạn có thể thoải mái thiết kế, sáng tạo với hình ảnh và nội dung, để thử nghiệm xem loại nào mang lại hiệu quả cao nhất đối với các khách hàng mục tiêu của mình.

Và việc thay đổi các thiết kế trên Landing Page ít mang lại rủi ro hơn là thử nghiệm trên cả trang blog hoặc trang web.

- Cho phép đo lường các chỉ số liên quan trực tiếp đến mục tiêu của doanh nghiệp

Nếu như bạn đã xây dựng một Landing Page để quảng bá cho sản phẩm hoặc dịch vụ mới, bạn có thể sử dụng luôn Landing Page đó để đo lường các chỉ số liên quan trực tiếp đến các mục tiêu của doanh nghiệp.

Bạn có thể đo lường được các chỉ số chuyển đổi trên Landing Page để xác định hiệu suất của các chiến dịch Marketing, và cách điều chỉnh thông điệp như thế nào để tăng hiệu suất truyền thông, bán hàng.

Không chỉ vậy, bạn còn có thể đo lường được kênh nào mang lại chuyển đổi cao nhất đến trang đích và tăng thêm nguồn lực Marketing cho sản phẩm vào những kênh đó.

- Tăng giá trị thương hiệu và giúp tạo thiện cảm cho khách hàng

Một trang đích được thiết kế thân thiện và bắt mắt có thể gây ấn tượng và tăng khả năng chuyển đổi những khách truy cập mới trở thành lead.

Đó là nhờ vào khả năng trực tiếp giới thiệu những giá trị mà doanh nghiệp có thể mang lại và những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được từ đó. 

Và dù cho người xem không ngay lập tức chuyển đổi, một trang đích được đầu tư kỹ lưỡng cũng sẽ giúp tăng nhận diện thương hiệu và giúp nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng cho các chiến dịch bán hàng trong tương lai.

>>> Xem thêm: Subdomain là gì? Cách tạo và trỏ Subdomain như thế nào? 

4. Nên sử dụng Landing Page vào lúc nào?

- Khi bạn chạy quảng cáo

Chạy quảng cáo đến 1 trang chung chung, ít thông tin, không tập trung được hành động của visitors, bạn sẽ rất lãng phí tiền. Thay vì vậy, hãy chuẩn bị 1 landing page thật rõ ràng & mang tính thuyết phục cao, bạn sẽ có kết quả tốt hơn rất nhiều.

Lưu ý Landing Page chỉ phát huy tác dụng tốt khi người truy cập là những người quan tâm đến lĩnh vực/mặt hàng bạn đang quảng bá, vì vậy bạn cần học thêm các kỹ năng chạy quảng cáo, tạo mẫu quảng cáo chuẩn (Nội dung landing page phải chính xác tương ứng tiêu đề quảng cáo).

- Khi bạn ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới

Bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào bạn cũng nên làm Landing Page, ví dụ điển hình là bạn có thể vào trang của Apple, với mỗi sản phẩm họ luôn làm 1 Landing Page riêng (Mục đích của họ là giới thiệu tính năng sản phẩm).

Các Landing Page bán hàng/giới thiệu dịch vụ dạng salepage dài cũng phát huy tác dụng rất tốt. Càng đầy đủ, chi tiết, không dư thừa, tập trung giải quyết được vấn đề cho khách hàng thì Landing Page càng có tỉ lệ chuyển đổi cao.

Nếu bạn là 1 doanh nghiệp lớn có nhiều khách hàng quan tâm, ngay cả khi sản phẩm/dịch vụ chưa ra mắt, bạn cũng nên làm Landing Page giới thiệu sẵn về sản phẩm/dịch vụ.

Ở những Landing Page này, bạn có thể thu thập thông tin khách hàng muốn nhận thông báo khi sản phẩm ra mắt, đặt hàng trước hoặc vào danh sách chờ.

Nên sử dụng Landing Page vào lúc nào?

- Khi bạn muốn tặng sản phẩm đó miễn phí

Nếu bạn muốn tặng ebook, hướng dẫn, khóa học, voucher, mã giảm giá,… cho khách hàng để thu thập thông tin người dùng (lấy leads), tốt hơn hết bạn nên xây dựng Landing Page ngắn, có thể làm 2-3 cái và thực hiện chiến dịch A/B testing xem landing page nào mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đây là 1 công đoạn không thể thiếu trong 1 phễu bán hàng (sale funnel), chúng ta xây dựng mối quan hệ với khách hàng trước sau đó mới quảng bá sản phẩm sau.

- Khi bạn chuẩn bị tổ chức một sự kiện

Dù là sự kiện online (Livestream, webinar) hay sự kiện offline (hội thảo, workshop, offline,…) bạn đều nên tạo 1 landing page đơn giản để thu hút lượt đăng ký.

Trên Landing Page dạng này thường rất đơn giản và ngắn gọn, có 5 thông tin sau đây là đủ :

+ Vì sao sự kiện diễn ra?

+ Ai nên tham gia sự kiện

+ Diễn giả

+ Nội dung chính

+ Thời gian địa điểm.

5. Các bước tạo nên một Landing Page chuyên nghiệp

- Bước 1: Xác định chính xác mục tiêu

Trước khi xây dựng Landing Page, bạn cần xác định mục đích xây dựng là gì, dành cho ai. Mỗi mục tiêu sẽ có những nội dung khác nhau. Ví dụ như:

+ Bạn muốn tạo sự chú ý leads?

+ Bạn muốn quảng bá một sản phẩm?

+ Bạn muốn tăng người truy cập đăng ký tham dự?

Khi đã xác định mục tiêu, bạn có thể chọn một trong hai loại Landing Page chính là Lead Generation và Click-Through.

- Bước 2: Thực hiện xây dựng Landing Page

Nếu ở bước 1 sẽ giúp bạn biết được nên xây dựng loại Landing page nào thì ở bước 2 này, bạn sẽ bắt đầu thực hiện xây dựng từng phần cấu trúc của Landing page gồm 7 phần đã nêu ở trên.

+ AI là người tham gia?

Thường trong quá trình xây dựng chỉ cần một người đã có thể hoàn thành nhưng để làm tăng tính hiệu quả, bạn nên cùng một vài thành viên cùng nhau làm để Landing Page tạo ra đạt tính tối ưu cao nhất.

Có hai cách để cùng làm việc với các thành viên khác

+ Tiếp cận truyền thông theo một đường thẳng

Mỗi thành viên sẽ đảm nhiệm một phần việc của mình, kết quả họ đạt được sẽ chuyển tiếp cho người kế tiếp theo trình tự của kế hoạch. Cuối cùng, bản thiết kế sẽ được giao cho bộ phận Development để xây dựng HTML và đưa vào sử dụng.

+ Làm việc dựa trên nền tảng đám mây

Khi lựa chọn làm việc với nhau trên nền tảng đám mây, nhóm có thể cùng nhau công tác trong một thời gian địa điểm. Lúc này dữ liệu chuyển đổi sẽ xuất hiện ngay để nhóm thử nghiệm và thúc đẩy nhanh quá trình tối ưu hóa.

+ Post-conversion Page - xây dựng một trang sau chuyển đổi

Khi xây dựng Landing Page, mọi người thường không lên kế hoạch những điều sẽ xảy ra sau khi khách hàng truy cập.

Đây là thời điểm người dùng bắt đầu chuyển sang bước tiếp theo. Điểm chạm đầu tiên chính là trang xác nhận và nó sẽ nâng cao khả năng thành công thực hiện.

Các bước tạo nên một Landing Page chuyên nghiệp

- Bước 3: Tiến hành kéo Traffic

Bạn có thể kéo Traffic bằng một số cách như:

+ Quảng cáo có trả phí: Bạn có thể dùng quảng cáo trả tiền bằng cách click như Google Adwords

+ Email Marketing: Hãy chuẩn bị danh sách các khách hàng tiềm năng để lôi kéo hộ về trang Landing page của bạn thông qua Email

+ Content Marketing: Tập trung sản xuất nội dung mang tính định hướng cho người đọc, nội dung giải trí, Infographics, viết dưới dạng blog post, ebooks…nó sẽ giúp bạn thu hút sự quan tâm của người dùng tiềm năng. Từ đó điều hướng người đọc đến trang Landing page của bạn.

- Bước 4: Thu thập thông tin khách hàng để thử nghiệm

Bước quan trọng nhất trong quá trình này là việc tối ưu hóa Landing Page từ công đoạn thu thập thông tin dữ liệu. Như thế bạn sẽ biết được nên kiểm tra cái gì trên Landing page mình tạo ra.

- Bước 5: Tạo một Landing Page từ những phản hồi thu được

Khi phiên bản Landing Page đầu tiên hoàn thành, bạn sẽ xây dựng một Landing Page mới dựa trên những phản hồi nhận được từ trang trước. Phiên bản này thử nghiệm và so sánh với phiên bản đầu để tìm ra một phiên bản hoàn hảo nhất.

- Bước 6: Kiểm tra Landing Page của bạn

Kiểm tra Landing Page bằng cách cho trang chạy thử nghiệm ít nhất trong một tuần để biết được các biến động trong lượt truy cập mỗi ngày. Cần có khoảng 500 người truy cập để xem từng biến thể trong thử nghiệm và phải test thường xuyên để kịp thời sửa đổi cho phù hợp.

>>> Xem thêm: Xây dựng thương hiệu là gì? Chiến lược xây dựng thương hiệu thành công

6. Các yếu tố giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trên Landing Page

- Màu sắc

Trước tiên bạn phải hiểu được thị trường mục tiêu của mình. Bởi khi xét về khía cạnh nhân khẩu học, ở mỗi độ tuổi, giới tính, ngành nghề,… sẽ có những sở thích riêng biệt. Nên khi lựa chọn được màu chủ đạo cho Landing Page, màu sắc sẽ đánh đúng thị hiếu của họ, làm tăng niềm tin về thương hiệu.

Ví dụ:

+ Thị trường mục tiêu là các khách hàng nữ độ tuổi từ 17 - 22 nên sử dụng màu sắc tươi sáng, trẻ trung như hồng, vàng, cam,…

+ Hoặc đối với thị trường mục tiêu là nam giới ở độ tuổi trung niên, là các chủ doanh nghiệp thì nên lựa chọn các gam màu trầm tính hơn như xanh lam, đen, nâu,…

Sau đó nguyên tắc thứ hai khi lựa chọn màu sắc cho Landing Page là tạo cho khách hàng sự thân thuộc bằng cách đồng bộ màu sắc của Landing Page tương xứng với màu của thương hiệu. 

Bởi niềm tin thường có xu hướng tăng với những điều vốn dĩ đã quen thuộc hơn là những thứ mới hoàn toàn. Hơn nữa, màu thương hiệu thường thể hiện phần nào tính cách của doanh nghiệp, nên khi đưa vào Landing Page giúp khách hàng ghi nhớ và ấn tượng sâu sắc hơn.

- Nội dung thuyết phục, khớp với quảng cáo

Bạn có thể dẫn dắt khách hàng dạo chơi trên website bằng bất kỳ nội dung nào, nhưng khi đến trang đích nhất định phải sử dụng nội dung mang tính thuyết phục cao nhất, tạo niềm tin mãnh liệt nhất về sản phẩm, dịch vụ.

Để làm được điều này, trên Landing Page bán hàng bạn phải:

+ Sử dụng những từ ngữ mang tính thúc giục hành động, tạo cảm giác thôi thúc cho người mua

+ Nội dung nên tập trung vào những đặc điểm vượt trội mà sản phẩm mang lại cho người dùng. Hay những lợi điểm bán hàng độc nhất (USP – Unique Selling Point) để giúp thương hiệu của mình trở nên nổi bật hơn.

Ví dụ: Lợi điểm bán hàng độc nhất của dòng kem Blizzard thuộc Dairy Queen chính là “kem úp ngược”

+ Cung cấp nội dung đúng nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm

+ Giải quyết được các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ

+ Đừng quên chọn lọc từ ngữ sử dụng sao cho phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu của mình.

Bên cạnh đó, với những Landing Page được sử dụng để quảng cáo bạn cần đảm bảo xây dựng nội dung bên trong trang đích và nội dung được quảng cáo phải khớp với nhau.

Đây chính là mấu chốt để khách hàng có nên đặt niềm tin vào doanh nghiệp của bạn không. Vì chẳng ai đủ can đảm để mua hàng tại nơi đánh lừa mình ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.

- Dẫn chứng thực tế

Thay vì cố gắng đưa ra những lý lẽ để thuyết phục khách hàng “Hãy mua sản phẩm đi”, thì tại sao bạn không sử dụng những bằng chứng thực tế nhất để chứng minh sản phẩm mình tốt thật sự. 

Bởi bất kể người mua hàng nào cũng luôn muốn nghe, hoặc tìm hiểu về những phản hồi khách hàng để lại sau khi dùng sản phẩm. Và dù lời quảng cáo của bạn có hấp dẫn đến mức nào, cũng khó mà vượt qua được những bằng chứng thực tế đó.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều rằng bằng chứng thực tế là một yếu tố quan trọng để tạo niềm tin, nhưng không phải ai cũng tin tưởng tuyệt đối vào những gì bạn đưa ra. 

Họ có thể kiểm chứng lại thông tin của bạn bằng nhiều cách. Cho nên bắt buộc những gì bạn đưa ra cho khách hàng thấy trên Landing Page phải là thông tin chính xác nhất, tuyệt đối không lừa dối khách hàng bởi những bằng chứng giả mạo.

Các yếu tố giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trên Landing Page

- Chỉ thu thập thông tin cần thiết

Trên Landing Page bán hàng, yêu cầu người dùng để lại thông tin liên hệ là điều bắt buộc phải có. Tuy nhiên bạn cần hiểu một điều rằng, thêm một bước trên Landing Page là tạo thêm một khoảng cách với khách hàng.

Do đó, biểu mẫu đăng ký thông tin liên lạc chỉ nên yêu cầu những thông tin thật sự cần thiết như họ tên, số điện thoại, Email. Hoặc trong một số trường hợp, bạn có thể thêm 1 hoặc 2 yêu cầu khác vào form đăng ký.

Bên cạnh đó, việc yêu cầu quá nhiều thông tin từ người truy cập sẽ khiến họ nghi ngờ về mức độ tin cậy đối với doanh nghiệp bạn. Lúc này họ bắt đầu nảy sinh những câu hỏi như: Tại sao tôi phải nhập thông tin này? Thông tin này có thật sự cần thiết khi tôi muốn mua sản phẩm? Những thông tin không liên quan như thế được sử dụng với mục đích gì? Và hàng loạt nghi vấn khác được đặt ra với doanh nghiệp của bạn.

Vì thế với những thông tin không quá quan trọng, bạn nên hạn chế yêu cầu người dùng phải điền đầy đủ trên form đăng ký. Vì nó thật sự mạo hiểm nếu bạn muốn thu thập thật nhiều thông tin từ khách hàng của mình.

- CTA (Call-To-Action) đúng vị trí, đúng mục tiêu khách hàng

Call To Action (CTA) sẽ giúp bạn “thôi miên” khách hàng thực hiện hành động trên Landing page. Nhưng nếu quá lạm dụng nó sẽ khiến khách hàng nghi ngờ về việc bạn đang cố tình bắt buộc họ thực hiện hành động.

Điều này làm cho Landing Page mất đi tác dụng của nó là: thuyết phục khách hàng bằng những giá trị, lợi ích thực sự.

Cách trình bày CTA thường được áp dụng ở nhiều hình thức như text, nút bấm, hình ảnh,… Tuy nhiên, dù ở bất kỳ hình thức nào thì mỗi Landing page chỉ nên có từ 1 - 3 CTA. Và bạn cần lựa chọn vị trí đặt các nút này sao cho hợp lý, tạo cảm giác tự nhiên nhất như:

+ Đầu trang Landing Page

+ Khoảng ở giữa Landing Page

+ Cuối mỗi Landing Page.

Bên cạnh đó, thông điệp kêu gọi hành động đặt trong mỗi Call To Action cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa vào. Bởi lẽ nếu CTA không phù hợp, không tạo được niềm tin sẽ rất khó để họ nhấn vào mục tiêu bạn mong muốn.

Lúc này các thông tin, giá trị bạn đưa ra ban đầu gần như vô nghĩa. Cho nên tùy vào khách hàng mục tiêu của mình, bạn sẽ lựa chọn phong cách ngôn ngữ như chuyên nghiệp, vui vẻ hay bắt kịp xu hướng,…

 - Lời cam kết

Sau cùng, với tất cả những lý lẽ mà bạn cho là thuyết phục khách hàng, với những hình ảnh, số liệu, bằng chứng xác đáng,… bạn cần đưa ra thêm một lời cam kết để củng cố lại niềm tin trong họ, đảm bảo những điều bạn nêu ra bên trên là sự thật.

7. Kết luận

Landing Page đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự tương tác của khách hàng tiềm năng. Khi tạo Landing Page, doanh nghiệp cần lưu ý nhiều điều. Các yếu tố từ thời gian xây dựng, đến nội dung, thiết kế… đều có thể ảnh hưởng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ xây dựng Landing Page mang lại được hiệu quả tốt nhất.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan
11/04/2024
Với mong muốn hỗ trợ quá trình học tập, phát triển và mở ra cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên, ngày 09/04/2024 vừa...
28/02/2024
Ngày 19/01/2024, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tổ chức Hội nghị CEO các Nhà đăng ký tên miền quốc gia ".vn" năm 2024 nhằm...
27/02/2024
VPS Quốc Tế do Nhân Hòa phát triển được xây dựng trên một hạ tầng mạnh mẽ với các tính năng ưu việt, nhờ đó giúp...
Chuyên nghiệp và tận tình
Hỗ Trợ Trực Tuyến 24/7
Đội ngũ chuyên gia giúp xử lý vấn đề kỹ thuật để website của bạn luôn hoạt động tốt và chạy nhanh. Bất kỳ lúc nào.
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Hotline: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Hotline: 091 285 1416

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Hotline : 091 522 1384

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!