Mục lục [Ẩn]
Trong soạn thảo hợp đồng thương mại bằng tiếng Anh có từ in witness whereof rất khó hiểu. Vậy nên ở bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu witness whereof là gì. Hãy đọc đến cuối để biết thêm chi tiết!
1. Giải nghĩa in witness whereof
In Witness whereof nghĩa là chứng nhận ở đây hoặc sát nghĩa nhất trong hợp đồng có thể hiểu là “Trước sự chứng kiến của các bên”, “trước sự hiện diện của 2 bên”. Hay “xác nhận dưới đây”, “Sau khi đã đọc các nội dung trên” hoặc “để ghi các thỏa thuận đã đạt được”.
Dù diễn đạt dưới nhiều cách nói khác nhau nhưng in witness whereof dùng để chỉ sự xác nhận về một thỏa thuận nào đó đã được chứng thực bởi các bên tham gia.
Trong bản hợp đồng hoàn chỉnh cụm từ in witness whereof thường được liệt kê tại mục “Các điều khoản định nghĩa”
2. Tầm quan trọng của in witness whereof
- Tạo tính bảo mật, xác thực của cam kết
- Khiến các điều khoản, vấn đề được nêu ra trong hợp đồng thương mại minh bạch hơn.
- Là cam kết để tránh phát sinh các vấn đề về tranh chấp
- Tạo sự thoải mái, tin tưởng cho các bên tham gia hợp đồng.
3. Một bản hợp đồng hoàn chỉnh bao gồm
1. Tiêu đề
2. Phần giới thiệu
3. Lời tựa
4. Các điều khoản định nghĩa
5. Các điều khoản cụ thể
6. Các điều khoản chung
7. Lời kết
8. Chữ ký
9. Các phụ lục kèm theo
Xem thêm: Iframe là gì?
4. Một số thuật ngữ hay gặp trong các điều khoản định nghĩa (ví dụ ngành ngân hàng)
- “Tài khoản - Account” được hiểu là mỗi tài khoản trong số các tài khoản mà Khách hàng có thể đăng ký trong Đơn Đăng ký đối với các Dịch vụ;
- “ Đơn Đăng ký - Application” được hiểu là Bản đăng ký thông tin Khách hàng trong Hệ thống Tài trợ Nhà cung cấp mà Khách hàng sẽ gửi đến Ngân hàng để đăng ký sử dụng các Dịch vụ (bao gồm một Đơn Đăng ký bổ sung, thay đổi và xóa bỏ thông tin đăng ký)
- “Ngày bắt đầu Dịch vụ - Commencement Date” được hiểu là ngày của Thông báo bắt đầu Dịch vụ do Ngân hàng phát hành cho Khách hàng.
- “Tổ chức Tài chính liên quan - Financial Institution Concerned” được hiểu là mỗi tổ chức tài chính trong số các tổ chức tài chính [bao gồm Bên mua] (ngoài Ngân hàng) có tham gia vào việc thực hiện các Dịch vụ
- “Bên có nghĩa vụ thanh toán - Obligor” được hiểu là Bên có nghĩa vụ thanh toán như quy định của Hợp đồng gốc
Tham khảo: Cách khắc phục lỗi 404 đơn giản, dễ làm
5. Lời kết
Như vậy Nhân Hòa đã giúp mọi người có cái nhìn dễ hiểu hơn về In Witness whereof là gì. Hy vọng chia sẻ hữu ích này giúp mọi người soạn thảo được các bản hợp đồng điện tử dễ dàng và thành công.
Mọi phản hồi về bài viết hoặc nhu cầu mua tên miền, hosting, thuê máy chủ, ssl giá rẻ, email theo tên miền, vps... vui lòng liên hệ với Nhân Hòa theo địa chỉ sau
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://nhanhoa.com/
+ Fanpage: https://www.Facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html