Mục lục [Ẩn]
Tính giá bán sản phẩm không đơn giản chỉ là lấy giá vốn cộng thêm một khoản lợi nhuận bạn mong muốn. Không theo một công thức nhất định và chuẩn xác, có thể dễ dẫn đến sai lầm trong định giá sản phẩm.
Giá bao nhiêu là phù hợp để làm tăng tính cạnh tranh trong thị trường, mà vẫn đảm bảo bù đắp được các chi phí để bạn vẫn có lãi? Hãy làm theo các bước sau đây để xác định mức giá bán tốt nhất cho sản phẩm của bạn nhé!
1. Giá bán sản phẩm là gì?
Giá thành sản phẩm là tất cả các chi phí mà công ty phải chịu để tạo ra sản phẩm của công ty hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và chi phí này được thể hiện trong báo cáo tài chính của công ty cho kỳ mà chúng trở thành bộ phận giá vốn của hàng hóa được bán bởi công ty.
Giá bán sản phẩm là gì?
>>> Xem thêm: TUYỆT CHIÊU bán hàng trên Tiktok kiếm [DOANH THU KHỦNG]
2. Tầm quan trọng của việc định giá sản phẩm
Giá bán hàng là một trong các yếu tố cực kỳ quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của cả doanh nghiệp. Vì thế, bạn không thể xác định giá bán theo sở thích cá nhân, tất cả phải dựa trên một số nguyên tắc nhất định. Lợi ích khi có được những con số rõ ràng:
+ Phân khúc đối tượng khách hàng mục tiêu, tiết kiệm ngân sách quảng cáo cho những đối tượng không phù hợp
+ Tiết kiệm thời gian bán hàng. Khi nhìn vào giá, người mua sẽ biết đây có phải là sản phẩm phù hợp với họ hay không, tránh mất thời gian 2 bên
+ Một yếu tố dùng để cạnh tranh với các đối thủ khác
+ Định vị thương hiệu, tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường
+ Khi có một con số cụ thể, doanh nghiệp có thể quản lý doanh thu lãi lỗ một cách chính xác
+ ...
Để có thể đưa ra một mức giá chính xác, bạn có thể tham khảo một số yếu tố ảnh hưởng đến giá bán sau:
- Các yếu tố bên ngoài
+ Bản chất của thị trường
Mỗi sản phẩm trong một thị trường nhất định sẽ có cách định giá riêng. Ví dụ, thị trường cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn toàn sẽ có công thức tính giá khác nhau
+ Lượng cầu
Doanh nghiệp cần đo lường độ co giãn của cầu trước sự biến động của giá. Với mỗi mức giá nhất định sẽ tạo ra một lượng cầu khác nhau. Vì vậy cần tính toán đúng yếu tố này để thu hút được một tệp khách hàng lớn nhất
+ Cạnh tranh
Ở trong một môi trường cạnh tranh thì việc cần làm là phải biết được thông tin về đối thủ, so sánh sản phẩm của mình với họ để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó xóa bỏ bất lợi và tăng lợi thế cạnh tranh
+ Các yếu tố khác
Ngoài ra bạn cũng cần phải để ý đến yếu tố kinh tế, lạm phát, lãi suất tiền gửi, thất nghiệp,... để đưa ra một công thức định giá sản phẩm cho thích hợp
+ …
Tầm quan trọng của việc định giá sản phẩm
- Các yếu tố bên trong
+ Mục tiêu Marketing
Các quyết định về giá cũng cần phải liên kết với các chiến lược marketing đề ra. Ví dụ như bạn đang truyền tải thông điệp tới người tiêu dùng rằng đây là những sản phẩm có giá tốt nhất trên thị trường
Tuy nhiên, khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy các món hàng thay thế rẻ và chất lượng hơn rất nhiều thì coi như các công sức bạn bỏ ra sẽ đổ sông đổ bể
+ Giá vốn hàng bán
Chi phí sản xuất sản phẩm cũng ảnh hưởng đến cách xác định giá. Xét trên cùng một mặt hàng, nếu chi phí cao hơn đối thủ và doanh nghiệp muốn giữ nguyên lợi nhuận thì giá bán sẽ phải cao hơn
Điều này trở thành một bất lợi cực kỳ lớn, cách tốt nhất là tối ưu quy trình sản xuất và cắt giảm một phần lợi nhuận để gia tăng lợi thế cạnh tranh
+ Các chiến lược bán hàng
Tùy thuộc vào doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường như thế nào để đặt giá theo mong muốn của họ. Chẳng hạn như: tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu tồn tại lâu dài, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường,...
+ …
Có một số mặt hàng sẽ không có mức giá cố định, nó sẽ thay đổi theo chu kỳ sống của sản phẩm để tiếp tục tồn tại trên thị trường. Đừng quá cố chấp giữ giá quá cao khi thị trường đang bị thu nhỏ lại, điều này khiến doanh nghiệp mất mát nhiều hơn.
Nếu sợ đột ngột giảm giá làm mất đi hình ảnh của thương hiệu thì bạn hãy lập các chương trình khuyến mãi để có lý do chính đáng với khách hàng, vừa tạo được lòng tin, vừa thu hút được thêm khách hàng mới.
>>> Xem thêm: [TUYỆT CHIÊU] Bán hàng trên Lazada hiệu quả
3. Các bước xác định giá bán sản phẩm
- Bước 1: Tính giá vốn (giá gốc) cho sản phẩm của bạn
Giá vốn (giá gốc) của sản phẩm (còn được gọi là Cost of goods sold - COGS) là tổng chi phí bao gồm phí sản xuất hoặc nhập sản phẩm (còn được gọi là giá thành của sản phẩm) và bất kỳ chi phí bổ sung nào cần thiết, chẳng hạn như phí nhân công, vận chuyển, xử lý, marketing,… để hàng được sẵn sàng bán
Hiểu một cách đơn giản hơn là giá vốn (giá gốc) của sản phẩm có thể được xác định với công thức tính như sau:
Giá gốc (giá vốn) = Giá thành sản phẩm (Chi phí sản xuất/nhập sản phẩm) + Chi phí phát sinh khác nếu có (chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển, marketing,…)
- Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng của bạn
Trước khi bạn muốn đặt giá bán cho bất kỳ sản phẩm bán lẻ nào, hãy xác định rõ phân khúc thị trường mà bạn đang nhắm đến
Chỉ khi nắm bắt được khách hàng tiềm năng cụ thể thì bạn mới có thể dựa theo đó để đưa ra mức giá lợi thế cạnh tranh cho bản thân. Tùy vào khách hàng của bạn có những hành vi tiêu dùng ra sao
Hãy tổng kết tất cả những dữ liệu đó lại, bạn sẽ có thể đưa ra được mức giá phù hợp, đánh trúng tâm lý khách hàng
- Bước 3: Xác định biên độ lợi nhuận mà bạn mong muốn
Từ những thông tin bạn thu thập được từ bước 2, hãy cân nhắc lựa chọn cho mình một mức lãi suất tốt nhất, phù hợp với túi tiền của khách và đủ sức cạnh tranh
Thông thường các công ty sản xuất hay các thương hiệu lớn, sẽ nhắm vào biên độ lợi nhuận khoảng 30-50%. Trong khi đó, các thương hiệu nhỏ hay nhiều nhà bán lẻ thường đặt mục tiêu lãi suất 55-100%
Các bước xác định giá bán sản phẩm
- Bước 4: Đặt giá niêm yết cho sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng
Sau khi xác định được lợi nhuận bạn mong muốn, kỳ vọng thì bạn sẽ tính ra được giá bán sau cùng hay công thức tính giá bán là:
Giá bán lẻ = [(Giá vốn) / (100 – % lợi nhuận mong muốn)] x 100
Ví dụ: 1 sản phẩm giá gốc của bạn là 60.000 VND, bạn muốn thu lợi nhuận 50%, vậy thì bạn sẽ có giá bán là: [(60.000 / (100 – 50)] x 100 = 120.000 VND
Tới đây, bạn đã có thể cơ bản định giá sản phẩm rồi. Nhưng, nếu kĩ hơn thì bạn hãy nghiên cứu, xem xét giá đối thủ để có mức giá phù hợp, tránh tình trạng bạn tự mình định giá nhưng khi sản phẩm ra thị trường thì không cạnh tranh lại đối thủ (có thể giá của đối thủ thấp hơn rõ rệt)
Những trường hợp đó bạn nên cân nhắc về mức lợi nhuận và chi phí sản xuất của mình
- Bước 5: Đặt giá bán sỉ cho sản phẩm
Việc khó nhất khi đặt giá sỉ là làm sao để không ảnh hưởng lợi nhuận giữa 2 hình thức bán lẻ và bán sỉ. Nếu không sẽ dễ gây xung đột lợi ích với các đối tác đang lấy hàng của bạn
Cách để giải quyết vấn đề này chính là chia khung số lượng và đặt nhiều mức chiết khấu khác nhau, càng lấy nhiều giá càng rẻ. Điều này giúp đưa ra được những con số thống nhất, đảm bảo công bằng cho các bên liên quan
Cũng áp dụng công thức giống ở bước 4. Tuy nhiên lúc này bạn sẽ hạ mức lợi nhuận kỳ vọng theo số lượng hàng hóa
Ví dụ:
+ Mua 1 sản phẩm sẽ tính lãi là 100%
+ Mua 10 sản phẩm lãi sẽ còn 75%
+ Mua 100 sản phẩm thì bạn chỉ lấy 50% lợi nhuận
+ …
Cứ như vậy giảm dần đến một mức nhất định bạn sẽ không hạ giá bán nữa. Chẳng hạn là mua 1000 hay 10000 sản phẩm cũng chỉ giảm 25%. Con số này sẽ thay đổi tùy theo mức lãi mà bạn mong muốn, và phải thống nhất một con số chung với các bên.
>>> Xem thêm: Bán hàng cho người giàu, biến khó thành dễ
4. Kết luận
Trên đây là công thức tính giá bán sản phẩm, công thức tính giá bán quần áo cơ bản và đơn giản nhất, dành cho những người mới bắt đầu và chưa có kiến thức chuyên sâu về việc kinh doanh.
Ngoài ra hiện nay còn có rất nhiều phương pháp định giá sản phẩm như: định giá xuất phát từ chi phí cho sản phẩm, định giá dựa theo sự cạnh tranh, định giá theo Marketing,… mà mọi người có thể tìm hiểu và tham khảo. Hãy bắt đầu từ những bước đơn giản này nhé! Chúc các bạn thành công.
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
Chi nhánh Vinh - Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Tel: 0915221384 – Email: contact@nhanhoa.com