Mục lục [Ẩn]
Để đảm bảo sự khỏe mạnh của môi trường Internet có rất nhiều tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi, thống kê và xếp hạng các địa chỉ IP tồn tại trên đó. Những trang web được cho là không lành mạnh, bị báo cáo hoặc có các dấu hiệu vi phạm quy chuẩn chung sẽ bị đưa vào blacklist. Vậy blacklist là gì? Nguyên nhân bị đưa vào danh sách đen và có thể ra khỏi blacklist được không? cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Blacklist là gì?
Blacklist là danh sách đen bao gồm những địa chỉ IP hoặc tên miền bị đánh dấu là không lành mạnh theo đánh giá của các tổ chức thống kê.
Những tổ chức thống kê này là các tổ chức phi lợi nhuận, không chịu ảnh hưởng của bất kỳ cơ quan, chính phủ nào, làm việc theo quy tắc riêng, không được đánh giá cao, và dữ liệu không phải lúc nào cũng đáng tin cập. Việc đánh giá xem website/domain của bạn có spam hay không dựa trên các hành vi:
- Nhận thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ (ISP/HP)
- Phản hồi từ một địa chỉ IP
- Giăng bẫy (spam traps) bằng cách sử dụng nhiều email ngẫu nhiên. Nếu bạn gửi mail vào địa chỉ này sẽ bị đánh dấu là spam.
Riêng với blacklist của google, việc bạn bị vào danh sách đen là do bạn đã vi phạm các chính sách của Google, bạn cần cập nhật các thuật toán thường xuyên để không bị Google phạt, gây ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
>>> Xem thêm: Kiểm tra website của bạn có nằm trong blacklist và có đang nhận thẻ phạt của Google hay không
2. Nguyên nhân bị blacklist là gì?
Source của bạn bị chèn mã độc
Nguyên nhân này là do trang web bạn đang chứa mã độc hoặc phần mềm quảng cáo, có thể spam hoặc chuyển hướng đến các website độc hại.
Ngoài ra, các mã độc này có thể tồn tại dưới dạng virus, khi xâm nhập vào máy tính sẽ hoạt động như 1 keylogger. Đối tượng mà nó hướng đến là mật khẩu trong các account FTP, Cpanel, Email… hoặc lan truyền sang các máy tính truy cập vào website của bạn.
Việc trang Web của bạn bị đánh giá là một trang web không an toàn sẽ khiến bạn rơi vào danh sách đen để cảnh báo nguy hiểm cho các người dùng khách
>>> Xem thêm: Các công cụ giúp ngăn chặn Web đen hiệu quả cho con trẻ và máy tính của bạn
Không có bản ghi MX
Thiếu bản ghi Mail có thể bị một số Mail Server Filter, những tin tức của bạn sẽ bị đánh giá là spam khi gửi đến máy khách hàng.
Dùng IP động cho Mail Server
Việc dùng IP động sẽ dẫn đến tình trạng mỗi lần Mail Server phân giải lại ra 1 IP khác nhau, hệ thống sẽ xem đây như là một dạng Spam
>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của mail server trong hoạt động quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp
Trang web lừa đảo
Trong trường hợp trình duyệt hoặc các tổ chức được thông báo, hoặc phát hiện ra website chứa các nội dung không lành mạnh mang tính chất lừa đảo trực tuyến, hoặc giả mạo để phục vụ cho các mục đích vụ lợi. Website của bạn sẽ bị cho vào danh sách đen
Trong một số trường hợp, tên miền của bạn không rõ ràng, chứa các từ khóa bị cấm cũng là nguyên nhân khiến website nằm trong blacklist. Vì vậy hãy đảm bảo kiểm tra kỹ tên miền trước khi đăng ký hoặc đăng ký domain tại các địa chỉ uy tín.
3. Những tác hại của việc bị đưa vào blacklist
Với định nghĩa blacklist là gì, Đừng coi thường việc bị đưa tên vào danh sách đen, nó không chỉ ảnh hưởng đến uy tín mà còn kéo theo nhiều kết quả xấu. Đặc biệt là với những website thương mại.
Ảnh hưởng đến thứ hạng trên các trình duyệt
Việc website của bạn nằm trong danh sách đen đem đến những bất lợi về thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Đương nhiên, một trình duyệt tối ưu với các chính sách nghiêm ngặt như Google không thể giới thiệu đến người dùng một website không an toàn. Như vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến traffic, khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, đem đến những con số không mấy khả quan trên công cụ marketing này.
Ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu
Một website bị đánh giá là không khỏe mạnh, sẽ không tạo được lòng tin đối với khách hàng và đối tác. Điều đó thể hiện hai vấn đề, đó là cách làm việc chưa chuyên nghiệp, không đầu tư vào website và doanh nghiệp của bạn có thể đang thực hiện các hành vi lừa đảo. Trong thương mại, uy tín là vấn đề bạn không được đánh mất. Vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường và cơ hội của bạn.
Hạn chế hành vi trên internet.
Các web bị đưa vào danh sách hạn chế sẽ bị Google và các tổ chức để mắt hơn rất nhiều. Hầu hết các hành vi của bạn sẽ bị giám sát và hạn chế quyền lợi trên môi trường internet. Đây là lẽ dĩ nhiên để đảm bảo an ninh môi trường mạng, nó đem đến cho doanh nghiệp những phiền phức không nhỏ.
4. Cách kiểm tra website của bạn có đang ở trong blacklist
Hiện tại có rất nhiều công cụ hỗ trợ khách hàng có thể tự kiểm tra IP của Server có nằm trong danh sách đen hay không, bạn có thể sử dụng một số công cụ như sau:
MxToolBox
MxToolBox là trang web phổ biến nhất để kiểm tra danh sách đen. Nó cung cấp 93 nguồn kiểm tra địa chỉ IP
Bạn truy cập vào địa chỉ https://mxtoolbox.com/ . nhập IP và kết quả sẽ hiện ra như sau, nếu IP của bạn không nằm trong blacklist
Spamhaus.org
Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra địa chỉ IP có nằm trong danh sách đen không tại Spamhaus.org, bằng cách nhập địa chỉ IP của bạn vào phần tìm kiếm của website này.
Thực ra, bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy website đang nằm trong danh sách đen, nếu như lượt truy cập tự nhiên đột nhiên giảm, mặc dù bạn không thay đổi các chiến lược quảng cáo. Hoặc thông qua các tin nhắn đến email của Google hoặc các tổ chức spam
5. Các biện pháp phòng tránh để không bị đưa vào blacklist
Thường xuyên cập nhật các phiên bản mới
Bạn nên thường xuyên nâng cấp và cập nhật các bản vá của các hạ tầng chạy trên website, để hạn chế các lỗ hổng bảo mật của phiên bản cũ, tạo ra nhiều cơ hội cho tội phạm mạng tấn công và làm phiền.
Sử dụng các phần mềm bảo mật và chứng thư số an ninh quốc tế SSL
Việc đầu tư vào các lớp bảo vệ cho website là cần thiết, nó giúp web của bạn luôn an toàn. Hãy nhớ rằng, việc trang web của bạn chứa quá nhiều mã độc không chỉ khiến bạn ngồi ‘chễm chệ’ trong danh sách đen và còn đem lại những phiền phức lớn, như ảnh hưởng đến tốc độ tải trang, mất dữ liệu, truy cập không ổn định, làm phiền người truy cập với các quảng cáo spam, thậm chí, ở những cuộc tấn công quy môn lớn bạn có thể mất quyền điều hành hệ thống hoặc bị sập website.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký và cài đặt chứng chỉ SSL cho website của bạn chỉ trong 5 phút
Đầu tư vào hạ tầng mạnh mẽ
Ngay từ bước thành lập web, đừng ngại sử dụng các hạ tầng mạnh như máy chủ, hosting cao cấp. nó không chỉ giúp bạn tối ưu SEO mà còn rất an toàn trong vấn đề bảo mật. Hãy thuê giải pháp mạng ở những địa chỉ uy tín như Nhân Hòa để nhận được hỗ trợ về kỹ thuật khi có nhu cầu.
Sử dụng các công cụ theo dõi và quản lý website hiệu quả
Blacklisst là gì, Để ngăn ngừa việc bị đưa vào danh sách đen, bạn nên sử dụng các tool hoặc plugins nhằm cập nhật tình hình trang web thường xuyên, và khắc phục sự cố kịp thời. Bằng cách đó bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và luôn nắm thế chủ động trong mọi tình huống.
Các chức năng cơ bản cần có trên các công cụ này, bao gồm: có thể thực hiện kiểm tra bảo mật hiệu quả để phát hiện phần mềm độc hại, spam và các hoạt động độc hại khác để bảo vệ trang web, Quét spam SEO; Sao lưu và khôi phục dữ liệu tự động; cảnh báo các web đen khác;... Một số phần mềm mà bạn nên sử dụng: MalCare. SiteLock,Astra, Sucuri,...
6. Cách gỡ blacklist
Dưới đây là các cách hướng dẫn gỡ blacklist, tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu nó xuất phát từ bản thân Website, hãy khắc phục nó trước khi yêu cầu gỡ danh sách đen. Vì nếu bạn không phát hiện ra vấn đề thì bạn sẽ nhanh chóng quay trở lại danh sách này; ngược lại, nếu nguyên nhân được phát hiện và giải quyết thì rất nhanh IP của bạn sẽ được tự động xóa khỏi blacklist
Google
Để rời khỏi blacklist của google, bạn cần truy cập vào tài khoản Google Search Console của mình. nếu chưa có tài khoản này, hãy tham khảo cách đăng ký và hướng dẫn sử dụng Google Search Console.
Chọn thao tác thủ công, các vấn đề về bảo mật hoặc SEO sẽ được hiển thị tại đây
Bạn sẽ có tùy chọn yêu cầu đánh giá và sẽ được nhắc cung cấp giải thích chi tiết về cách bạn đã sửa chữa trang web.
Chờ google xét duyệt từ 3-7 ngày.
McAfee
Các yêu cầu xem xét của McAfee được xử lý thông qua Trustedsource.org
Bạn cần tạo tài khoản và nhấn kiểm tra URL
Chọn McAfee Site System / WebControl nhập URL trang web của bạn. Nếu bạn nằm trong blacklist bạn cần giải trình về việc đã khắc phục các lỗi trên website của mình
Cuối cùng chọn Theo dõi trạng thái vé URL để kết thúc
7. Kết luận
Với những thông tin blacklist là gì, Nhân Hòa hy vọng sẽ đem đến bạn những thông tin quan trọng về việc quản lý và theo dõi website. Tránh xa danh sách đen chính là việc bạn luôn phải ghi nhớ vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu và các hoạt động thương mại của doanh nghiệp.
Nhân Hòa với 20 năm kinh nghiệm kinh doanh mua tên miền, hosting, thuê máy chủ, ssl giá rẻ, email theo tên miền, vps... luôn giữ vững top đầu là nhà đăng ký chất lượng và uy tín nhất Việt Nam. Mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ hay phản hồi liên hệ với Nhân Hòa theo địa chỉ sau.
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://nhanhoa.com/
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html