Mục lục [Ẩn]
Hợp đồng điện tử là sự thỏa thuận về lợi ích, quyền và trách nhiệm của hai hay nhiều bên. Vì thế, việc xảy ra tranh chấp về hợp đồng điện tử chắc chắn có thể xảy ra. Vậy chiếu theo quy định của pháp luật thì tranh chấp về hợp đồng điện tử được giải quyết như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
1. Tranh chấp về hợp đồng điện tử là gì?
Theo điều 51 luật Giao dịch điện tử 2005
“Tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch bằng phương pháp điện tử”
Hợp đồng điện tử là một trong những phương thức giao dịch bằng phương pháp điện tử. Vì thế:
Tranh chấp về hợp đồng điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình tạo lập, giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng điện tử. Phát sinh xảy ra khi lợi ích, quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng bị xâm phạm.
Xem thêm: Giao kết hợp đồng điện tử là gì? Quy trình giao kết hợp đồng điện tử
2. Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng điện tử
2.1. Phát sinh từ quan hệ hợp đồng
Hợp đồng luôn được ký kết dựa trên sự thỏa thuận từ nguyện của tất cả các bên liên quan trong hợp đồng. Bao gồm cả hợp đồng điện tử. Vì thế, khi chỉ một bên có quyền tự định đoạt các lợi ích, quyền lợi của các bên khác mà không có sự thỏa thuận. Thì khi đó tranh chấp về hợp đồng sẽ xảy ra.
2.2. Xảy ra vi phạm quy tắc bình đẳng hòa thuận
Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng là hòa thuận, bình đẳng. Khi 1 bên vi phạm nguyên tắc này, tranh chấp hợp đồng sẽ xảy ra.
2.3. Khi có 1 bên vi phạm về lợi ích của các bên khác
Lợi ích của các bên trong hợp đồng bao gồm cả lợi ích về vật chất, tinh thần, tài sản. Khi có bên vi phạm lợi ích của các bên khác thì tranh chấp cũng có thể xảy ra nếu chưa được thỏa thuận.
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tranh chấp hợp đồng nói chung và tranh chấp hợp đồng điện tử nói riêng được giải quyết dựa trên nguyên tắc sau.
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử đúng pháp luật, nhanh chóng, chính xác.
- Phương thức dùng để giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử phải đảm bảo các yếu tố:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp hợp đồng
- Tuân theo trật tự pháp luật và kỷ cương của xã hội
- Quyết định giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử phải có tính khả thi cao, có thể thi hành. Quá trình giải quyết tranh chấp đảm bảo được tính dân chủ, quyền tự định đoạt của các bên tham gia tranh chấp với chi phí thấp.
- Các bên tham gia tranh chấp hợp đồng điện tử có quyền chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Bao gồm thương lượng, hòa giải, hoặc giải quyết tranh chấp tại trọng tài, tòa án.
Theo điều 52 Luật giao dịch điện tử 2005. Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp giao dịch điện tử giải quyết thông qua hòa giải. Và giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử cũng thế.
Xem thêm: Hợp đồng điện tử là gì? Quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử
4. Hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử
4.1. Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
Thương lượng là hình thức các bên xảy ra tranh chấp tự tìm kiếm giải pháp dựa trên tinh thần tự nguyện. Mà không có sự hỗ trợ can thiệp của bên thứ ba. Sau khi quyết định giải quyết tranh chấp được đưa ra, các bên phải tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận.
4.2. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử bằng hòa giải
Hòa giải trong tranh chấp hợp đồng điện tử là hình thức giải quyết tranh chấp được xử lý bởi bên thứ ba, gọi là hòa giải viên. Bên thứ ba sẽ thuyết phục, hỗ trợ các bên xảy ra tranh chấp tìm kiếm giải pháp để xóa bỏ tranh chấp đã phát sinh. Miễn là tuân theo quy định của pháp luật. Cụ thể là nghị định 22/2017/NĐCP về hòa giải thương mại.
4.3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử bằng Trọng tài
Trọng tài để giải quyết tranh chấp có thể là trọng tài của vụ việc hoặc thường trực.
- Trọng tài của vụ việc do các bên tranh chấp tự thành lập, không có trụ sở và bộ máy điều hành.
- Trọng tài thường trực là tổ chức chuyên giải quyết tranh chấp, có trụ sở và hoạt động thường xuyên.
Tổ trọng tài viên sẽ giải quyết tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết bắt buộc các bên phải thi hành. Phán quyết tuân theo quy định của Luật thương mại và quyền hạn của trọng tài trong Luật trọng tài thương mại.
4.4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử tại tòa án
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng có giá trị cao nhất là giải quyết tại tòa án. Khi đó hội đồng xét xử sẽ chiếu theo pháp luật để phân xử tranh chấp giữa các bên.
Bên xảy ra vi phạm hợp đồng theo pháp luật tùy mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu tranh chấp hợp đồng điện tử gây thiệt hại sẽ phải bồi thường theo quy định. (dựa trên điều 50 Luật Giao dịch điện tử 2005)
Tham khảo: Lợi ích của hợp đồng điện tử [Ai cũng nên biết]
5. Lời kết
Trên đây là tất cả các thông tin quan trọng giải thích tranh chấp về hợp đồng điện tử. Chiếu theo quy định của pháp luật thì đây là thông tin tất cả các bên đã, đang và sẽ sử dụng đồng tử đều nên biết. Nó giúp bảo vệ quyền lợi, lợi ích tốt nhất nếu tham gia ký kết hợp đồng.
Hiện Nhân Hòa đang cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử ESOC. Đáp ứng đủ tiêu chuẩn pháp lý về giao dịch điện tử. Tiết kiệm tối đa chi phí và quy trình ký kết hợp đồng.
Liên hệ thông tin sau để nhận tư vấn.
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://esoc.vn/
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html