Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code
preload-home

Tranh chấp tên miền

02/03/2021, 11:36 am
1,888

Bên cạnh việc khai thác lợi thế của tên miền để quảng bá hình ảnh và xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp không thể tránh khỏi nguy cơ phát sinh tranh chấp tên miền với các chủ thể khác. Vậy tranh chấp tên miền là gì? và các cách giải quyết tranh chấp tên miền ra sao? Hãy theo dõi thông tin dưới đây của Nhân Hòa.

1. Tranh chấp tên miền do đâu? 

Với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển, thì tên miền và website đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Không chỉ là một địa chỉ định danh trên Internet, tên miền đã trở thành một “tài sản” giá trị, giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

Bên cạnh việc khai thác lợi thế của tên miền, doanh nghiệp không thể tránh khỏi nguy cơ phát sinh tranh chấp tên miền với các chủ thể khác.

Tên miền có một nguyên tắc khi đăng ký là “duy nhất” và “ai đến trước, cấp trước” do vậy, đã xuất hiện ngày càng nhiều chủ thể lạm dụng chính sách đăng ký tên miền bằng cách đăng ký trước hàng loạt tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng tranh chấp giữa chủ thể đăng ký sở hữu tên miền với chủ sở hữu nhãn hiệu.

Với các doanh nghiệp ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nơi mà các quy định pháp luật về tên miền còn chưa hoàn thiện, việc tiếp cận các cơ chế giải quyết tranh chấp tên miền luôn là một thách thức lớn. 

Xem thêm: Nguyên tắc của một tên miền hợp lệ

Giải thích thuật ngữ khi tranh chấp tên miền 

+ Tranh chấp tên miền: là tranh chấp phát sinh trong quan hệ dân sự hoặc hoạt động thương mại có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng tên miền

+ Nguyên đơn: là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ tranh chấp tên miền khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

+ Bị đơn: là cơ quan, tổ chức, cá nhân đang sử dụng tên miền bị người khiếu kiện khởi kiện về vụ tranh chấp tên miền đó.

+ Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: là bản án, quyết định phúc thẩm của tòa án (có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tòa tuyên án) hoặc bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án, quyết định giải quyết tranh chấp tên miền của trọng tài sau khi đã được tuyên và tống đạt cho các bên mà hết thời hạn kháng cáo, kháng án quy định các bên liên quan đều không có kháng cáo, kháng án. 

2. Các chính sách, quy định về giải quyết tranh chấp tên miền Việt Nam

Tranh chấp tên miền tại Việt Nam

+ Tên miền tranh chấp trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với tên của nguyên đơn; trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà nguyên đơn là người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp;

+ Bị đơn cho thuê hay chuyển giao tên miền cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ trùng hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn với tên miền đó; cho thuê hay chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh của nguyên đơn vì lợi ích riêng hoặc để kiếm lời bất chính sẽ dẫn đến việc tranh chấp tên miền;

+ Bị đơn sử dụng tên miền để hủy hoại danh tiếng của nguyên đơn, cản trở hoạt động kinh doanh của nguyên đơn hoặc gây sự nhầm lẫn, gây mất lòng tin cho công chúng đối với tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh;

+ Bị đơn chiếm dụng, ngăn cản không cho nguyên đơn là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ đăng ký tên miền tương ứng với tên, nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ đó nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến tranh chấp tên miền;

+ Bị đơn không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó;

+ Trường hợp khác chứng minh được việc bị đơn sử dụng tên miền vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. 

Xem thêm: Kiểm tra Check Domain Tên Miền nhanh

Bị đơn được coi là có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền khi:

+ Đang sử dụng tên miền một cách hợp pháp không liên quan tới thương mại hoặc sử dụng tên miền một cách chính đáng, không vì mục đích thương mại hoặc làm cho công chúng hiểu sai hoặc nhầm lẫn, ảnh hưởng tới tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ của nguyên đơn;

+ Đã sử dụng hoặc có bằng chứng rõ ràng đang chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền đó liên quan đến việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ một cách thực sự trước khi có tranh chấp tên miền;

+ Được công chúng biết đến bởi tên miền đó cho dù không có quyền nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ. Hoặc có bằng chứng khác chứng minh được tính hợp pháp của bị đơn liên quan đến tên miền.

Tranh chấp tên miền Quốc tế

Hiện nay, Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (UDRP) do Tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN) là cơ chế đặc thù và phổ biến điều chỉnh các tranh chấp tên miền quốc tế. Trong đó, các thủ tục bắt buộc đối với vụ kiện tranh chấp tên miền bao gồm:

Bị đơn được yêu cầu tham gia tố tụng khi liên quan tới 3 trường hợp sau:

+ Tên miền của bị đơn trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại (thương hiệu) hoặc nhãn hiệu dịch vụ mà nguyên đơn là người có quyền;

+ Bị đơn không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp đối với tên miền đó; 

+ Tên miền mà bị đơn đã đăng ký và đang sử dụng với mục đích xấu.

Chứng cớ cho việc đăng ký và sử dụng với mục đích xấu trong các trường hợp sau:

+ Bị đơn đã đăng ký hoặc đã có được tên miền chỉ vì mục đích bán, cho thuê hoặc nếu không thì chuyển đăng ký tên miền cho nguyên đơn, người chủ thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ hoặc chuyển cho đối thủ cạnh tranh của nguyên đơn với số tiền lớn vượt quá chi phí mà bị đơn chi trực tiếp cho tên miền đó sẽ dẫn đến tranh chấp tên miền.

+ Bị đơn đăng ký tên miền để ngăn cản người chủ của thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ phản ánh nhãn hiệu đó vào trong tên miền tương ứng hoặc là người bị khiếu kiện đã hành động với mục đích như vậy; 

+ Tranh chấp tên miền xảy ra khi bị đơn đăng ký tên miền nhằm mục đích ngăn cản công việc kinh doanh của đối thủ cạnh tranh; 

+ Bị đơn sử dụng tên miền để cố tình lôi kéo sự chú ý của người sử dụng Internet vì mục đích thương mại vào Website của mình hoặc vào địa chỉ trực tuyến khác, bằng cách tạo ra một cái tên tương tự gây nhầm lẫn nhãn mác của nguyên đơn làm cho người sử dụng Internet nhầm lẫn với trang Web gốc, nghĩ rằng bị đơn là người đỡ đầu, là chi nhánh của nguyên đơn hoặc đã được nguyên đơn đồng ý.

Xem thêm: Bảng giá phí duy trì Tên miền Domain Quốc Gia & Quốc Tế

3. Hướng dẫn xử lý việc tranh chấp tên miền 

Điều kiện 1: ( tranh chấp tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ của chủ thể quyền) có thể được chứng minh bằng cách:

+ Bằng chứng nhãn hiệu đã được đăng ký, sử dụng và quá trình sử dụng nhãn hiệu bởi chủ thể quyền (không phụ thuộc vào quốc gia mà nhãn hiệu đó đăng ký), bằng chứng về danh tiếng, khu vực địa lý, thời gian sử dụng nhãn hiệu;

+ So sánh cấu tạo, cấu trúc của tên miền so với cấu tạo, cấu trúc của nhãn hiệu để xác định khả năng người sử dụng internet bị nhầm lẫn;

+ Xác định tính độc đáo của bản thân dấu hiệu đã đăng ký nhãn hiệu chẳng hạn như dấu hiệu sử dụng làm nhãn hiệu có tính phân biệt cao hay phân biệt yếu.

Điều kiện 2: (đối tượng chiếm đoạt tên miền tranh chấp không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp nào liên quan đến tên miền đăng ký) cần phải chứng minh thông qua bằng chứng thể hiện:

+ Đối tượng chiếm đoạt đăng ký tên miền không được biết đến một cách rộng rãi thông qua tên miền đó; 

+ Trước khi đối tượng chiếm đoạt nhận được cảnh báo từ chủ sở hữu nhãn hiệu, đối tượng chiếm đoạt không chứng minh được mình đã sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng tên miền một cách trung thực để chào bán hàng hóa/dịch vụ;

+ Đối tượng chiếm đoạt không chứng minh được mình đang sử dụng mục đích phi thương mại, không có ý định thu lợi nhằm hủy hoại danh tiếng của nhãn hiệu.  

Điều kiện 3: (tranh chấp tên miền khi tên miền được đăng ký và sử dụng với mục đích xấu (không trung thực)

+ Có căn cứ để xác định rằng đối tượng chiếm đoạt đăng ký tranh chấp tên miền với mục đích chính là để bán lại, cho thuê hoặc chào chuyển nhượng cho chủ sở hữu đích thực của tên miền đó nhằm thu lại giá trị vật chất lớn hơn chi phí đã bỏ ra đăng ký;

+ Có căn cứ cho rằng đối tượng chiếm đoạt tên miền tranh chấp nhằm để ngăn chặn chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký hoặc sử dụng tên miền tranh chấp đó;

+ Có căn cứ xác định đối tượng chiếm đoạt tên miền tranh chấp có động cơ cơ bản là để quấy rầy hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh; hoặc

+ Đối tượng chiếm đoạt tranh chấp tên miền sử dụng tên miền này để cố tình thu hút người sử dụng internet truy cập vào website của mình bằng việc cố ý tạo cho công chúng nhầm tưởng rằng nguồn gốc website hoặc nguồn gốc thương mại của mình với chủ nhãn hiệu là một.

Thời gian giải quyết giải quyết một vụ tranh chấp tên miền là rất nhanh. Ví dụ đơn khởi kiện nộp cho WIPO nhìn chung sẽ được quyết định chỉ trong vòng 2 tháng (không cần sự có mặt của các bên).

Lời kết 

Dù là nguyên đơn hay bị đơn, các doanh nghiệp đều cho thấy sự lúng túng và thiếu chủ động trong việc tham gia giải quyết tranh chấp tên miền. Để làm được điều này, bản thân các doanh nghiệp cần đánh giá đúng vai trò của tên miền trong hoạt động kinh doanh của mình và tích cực tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan tới tên miền.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu tình trạng xảy ra tranh chấp tên miền, hãy chỉ mua tên miền của những nhà đăng ký ICANN (tổ chức quốc tế quản lý tên miền toàn cầu) như Nhân Hòa để đảm bảo các thủ tục trình tự rõ ràng, và an tâm về quyền sở hữu. Ngoài dịch vụ đăng ký tên miền, Nhân Hòa còn rất nhiều dịch vụ khác liên quan đến HostingVPS,... là một trong những công ty cung cấp dịch vụ phần mềm lớn và nổi tiếng hiện nay. Mọi thắc mắc cũng như yêu cầu tìm hiểu về hosting, tên miền, vps hay các dịch vụ máy chủ khác bạn vui lòng liên hệ theo thông tin sau để được phục vụ nhanh chóng.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com 

Bài viết liên quan
03/01/2025
Hiệu ứng Animation CSS giúp giao diện các trang web hiện đại và hấp dẫn hơn. Với khả năng tạo hiệu ứng mượt mà, Animation...
03/01/2025
Tổng đài doanh nghiệp là kênh giao tiếp quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp. PBX và VoIP là hai giải pháp phổ...
03/01/2025
Khi sử dụng Outlook, bạn có thể dễ dàng gửi email cho nhiều người cùng lúc mà không cần phải nhập địa chỉ từng người...
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!