Mục lục [Ẩn]
Hiện nay có khá nhiều các giao thức mạng được sử dụng. Telnet cũng là một giao thức mạng trong số đó, tuy ít được sử dụng nhưng chúng cũng có những ưu điểm nhất định. Hôm nay Nhân Hòa sẽ cùng các bạn tìm hiểu khái niệm Telnet là gì cũng như cấu trúc tính năng và cách thức hoạt động của Telnet.
1. Telnet là gì?
Telnet là một giao thức máy tính cung cấp khả năng giao tiếp tương tác hai chiều cho các máy tính trên Internet và mạng cục bộ LAN. Telnet được biết đến là giao thức đầu tiên được sử dụng khi Internet ra mắt lần đầu đầu vào năm 1969. Telnet cung cấp một giao diện dòng lệnh đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn cơ bản.
Telnet là gì?
Dần dần, việc sử dụng Telnet không còn được khuyến khích bởi có sự xuất hiện của SSH, cũng như để đề phòng các nguy cơ về bảo mật nghiêm trọng do Telnet thường được sử dụng trên môi trường mạng mở. Hơn thế nữa, Telnet cũng đang thiếu các chính sách xác thực và khả năng mã hóa dữ liệu. Telnet thường được các developer hay bất kỳ ai có nhu cầu sử dụng các ứng dụng hoặc dữ liệu cụ thể được lưu trữ trong một máy chủ lưu trữ sử dụng.
>>> Xem thêm: SAN Switch là gì? Sư khác biệt [LỚN NHẤT] giữa SAN Switch và LAN Switch là gì?
2. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của Telnet
Telnet là một giao thức client-server. Telnet có thể dùng để mở một dòng lệnh trên một máy tính từ xa (thường là server). Ngoài ra, giao thức này có thể được dùng để ping một cổng và kiểm tra xem nó có đang mở hay không. Telnet hoạt động với trình giả lập kết nối đầu cuối ảo (virtual endpoint terminal). Sử dụng các giao thức tiêu chuẩn để hoạt động như thiết bị đầu cuối vật lý. Bên cạnh đó, FTP cũng có thể được sử dụng cùng với Telnet cho nhu cầu gửi tệp dữ liệu.
Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của Telnet
Người dùng kết nối từ xa với một máy bằng Telnet (việc này được gọi là Telneting). Sau khi nhập tên người dùng, mật khẩu để truy cập, người dùng sẽ được cho phép chạy các dòng lệnh trực tiếp trên máy tính từ xa. Địa chỉ IP sẽ luôn khớp với máy tính đó bất kể vị trí địa lý của người dùng.
>>> Xem thêm: FTP Server là gì? Sử dụng FTP Server như thế nào?
3. Tính năng của Telnet
Do cấu trúc vẫn còn đơn giản nên Telnet mang nhiều thiếu sót. Vì vậy, nó không đáp ứng kịp như cầu phát triển của công nghệ số. Ngoài tính năng kết nối nhanh, thì Telnet có nhược điểm là:
- Dù có cấu trúc đơn giản nhưng Telnet lại không dễ dùng. Ngay từ lúc bắt đầu, nó đã khiến bất kỳ ai tiếp cận chúng đều cảm thấy rắc rối
- Có chức năng hiển thị thông tin kết nối tuy nhiên nó khá chậm chạp và thô sơ
- Cổng dịch vụ 23 (Telnet) thường được sử dụng nhằm đảm bảo an toàn bảo mật cho máy. Nhưng thực tế, chúng lại không thể đảm bảo được độ an toàn và bảo mật tốt. Bởi phương thức xác thực bằng mật khẩu đơn giản
Tính năng của Telnet
Telnet là một giao thức client-server. Telnet có thể dùng để mở một dòng lệnh trên một máy tính từ xa (thường là server). Ngoài ra, giao thức này có thể được dùng để ping một cổng và kiểm tra xem nó có đang mở hay không. Telnet hoạt động với trình giả lập kết nối đầu cuối ảo (virtual endpoint terminal). Sử dụng các giao thức tiêu chuẩn để hoạt động như thiết bị đầu cuối vật lý. Bên cạnh đó, FTP cũng có thể được sử dụng cùng với Telnet cho nhu cầu gửi tệp dữ liệu
Người dùng kết nối từ xa với một máy bằng Telnet (việc này được gọi là Telneting). Sau khi nhập tên người dùng, mật khẩu để truy cập, người dùng sẽ được cho phép chạy các dòng lệnh trực tiếp trên máy tính từ xa. Địa chỉ IP sẽ luôn khớp với máy tính đó bất kể vị trí địa lý của người dùng.
4. Telnet mở đường cho sự phát triển của SSH
Chính vì giao thức Telnet không an toàn nên chúng đã được phát triển thành một giao thức mạng mới có tên gọi là Secure Socket Shell (SSH). Hiện nay thì giao thức SSH là giao thức chủ yếu các quản trị viên mạng hiện đại. Chúng sử dụng để quản lý các máy tính Linux và Unix từ xa và cải thiện tình hình của Telnet đó là việc xác thực và bảo mật các dữ liệu mã hóa mạnh hơn. Điều này giúp máy tính trên một mạng có độ tin cậy cao hơn.
Telnet mở đường cho sự phát triển của SSH
Ngoài SSH là giao thức thay thế cho Telnet và còn có các giải pháp thay thế phổ biến và tốt hơn đó chính là: SSH cung cấp bảo mật tốt hơn. RDP không phải là một giao thức từ xa sử dụng dòng lệnh, mà dựa trên GUI, cũng như VNC là một lựa chọn thay thế mã nguồn mở như chậm hơn so với RDP.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Putty SSH Client
5. Hướng dẫn các bước cài đặt Telnet cho Windows
Các bộ phận của Telnet đều sẽ được ứng dụng linh hoạt tại máy chủ Windows hoặc máy khách. Các bước cài đặt này được tiến hành như sau:
Bước 1: Truy cập vào Server Manager
Điều bạn cần làm đầu tiên là cần vào được Server Manager. Tại đây, bạn sẽ tìm đến
“Manage” và nhấn “Add Roles and Features”
Ở ngay bên trái, bảng menu sổ dọc bạn sẽ thấy dòng “Installation Type”. Bạn cần nhấn chọn chúng. Khi đó, bạn sẽ thấy trên màn hình đưa ra hai tùy chọn. Bạn chỉ cần nhấn “Role-based or feature-base installation”. Tiếp theo là “Next”
Bước 2: Chọn “Server Select”
Khi bạn nhấn chọn Server Select, bạn hãy nhìn vào menu phía trái. Lúc này, máy chủ sẽ mặc định theo “Select a server from the server pool”. Bạn click tiếp vào “Next”
Bước 3: Lựa chọn tại Select Features
Ngay “Select Features” bạn hãy nhấn “Features” tại menu góc trái. Bạn hãy quan sát list hiển thị những feature góc phải. Bạn click “Telnet Server” và “Telnet Client”. Tiếp đến, nhấn “Next” để cài đặt
Sau khi chọn Confirmation, bạn nhấn “Next”.
Bước 4: Hoàn tất quá trình
Để kết thúc quá trình cài đặt diễn ra thuận lợi, bạn chỉ cần nhấn chọn “Close”. Và thế là quá trình cài đặt đã hoàn tất
6. Một số lệnh Telnet cần biết
Bạn có thể tìm hiểu một vài lệnh phổ biến Unix/Linux cho Webmasters được ứng dụng bởi SSH - một phiên bản tiến triển hơn của Telnet:
- Cd - Thay đổi vị trí giữa các tập hồ sơ
- Pwd - Hiển thị thông tin để bạn nắm rõ vị trí ở tập hồ sơ nào
- Ls - Liệt kê toàn bộ các File
- Ls -a - Liệt toàn bộ các files bao gồm cả file ẩn
- Ls -l - Bên cạnh việc vai trò liệt còn xếp dạng file dài đầy đủ chi tiết
- Cat - Giúp người dùng xem và đọc file
- Mkdir - Lập tập hồ sơ mới
Một số lệnh Telnet cần biết
- Rmdir - xóa bỏ đi một tập hồ sơ
- Cp - Copy một file hay một folder mới từ chính file hoặc (folder) gốc
- Mv - Remove một file (folder) sang tên hoặc vị trí
- Rm - Xóa file và folder
- Grep - Tìm kiếm chữ hay một hàng ở một file
- Tar - Nét file hoặc bung files tại một gói nét file
- Zip - Gọi lại một file (folder) thông qua định dạng zip
- Unzip - Để bung gói file thông qua dạng zip
7. Lời kết
Trên đây là những kiến thức quan trọng về Telnet. Mong rằng, bài viết góp phần giúp bạn biết thêm những thông tin về công nghệ. Nếu gặp khó khăn trong quá trình triển khai các giải pháp công nghệ, bạn hãy liên hệ Nhân Hòa để được các kỹ thuật viên hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé! Chúc các bạn thành công.
Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ như Hosting WordPress, Cloud Server, Email cho doanh nghiệp, đăng ký tên miền,... với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com