Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code

Target là gì?

06/12/2021, 02:53 pm
9,777

Target có nghĩa là xác định thị trường, đối tượng mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp hướng đến khi ra mắt sản phẩm. Đây là thuật ngữ thuộc lĩnh vực Marketing thường xuyên nhắc đến. Để hiểu rõ hơn Target là gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nhân Hòa nhé!

1. Target là gì?

Target trong Marketing, kinh doanh là việc xác định đối tượng khách hàng và thị trường mà doanh nghiệp, công ty đang hướng tới. Bạn sẽ phải tìm kiếm nhóm người có điểm chung và cùng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Target sâu giúp cho các chiến dịch Marketing đạt được hiệu quả cao nhất. Target rõ ràng giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh và hướng phát triển trong thời gian sắp tới.

 

Target là gì?

Mỗi doanh nghiệp nếu không xác định Target rõ ràng sẽ rất khó để phát triển được.

Target trong công việc cá nhân là việc tự đặt ra các mục tiêu riêng cho bản thân giúp bạn sắp xếp công việc một cách khoa học hơn. 

Đặt ra Target sẽ giúp bản thân có động lực phấn đấu và ngày càng phát triển hơn.

>>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh chuẩn [8 Yếu tố then chốt] 

2. Vai trò của Target trong doanh nghiệp 

 

Vai trò của Target trong doanh nghiệp 

Trong doanh nghiệp, việc đặt ra Target cụ thể cho từng chiến dịch hoặc sản phẩm/dịch vụ của mình là cần thiết. Việc này đóng vai trò rất quan trọng như:

- Target đối tượng rõ ràng sẽ giúp bạn xác định và tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng một cách chính xác, để từ đó có chiến lược kinh doanh hiệu quả và giảm thiểu được chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp

- Đặt Target còn giúp bạn đề ra các phương án cụ thể để giảm thiểu hậu quả từ đối thủ cạnh tranh với các chiêu trò xấu

- Tiết kiệm chi phí một cách tối đa khi Target đúng đối tượng, tránh việc mất tiền cho những khách hàng không tiềm năng, không có sự quan tâm gì đến sản phẩm của doanh nghiệp mình

Nhờ có Target, một chiến lược rõ ràng như vậy mà doanh nghiệp sẽ không bị động vì mọi thứ đã chuẩn bị theo kế hoạch sẵn, ngược lại sẽ có một chiến lược kinh doanh Online hiệu quả hơn, không bị phân tán bởi bất cứ điều gì, tập trung tối đa công suất làm việc hướng đến mục tiêu.

>>> Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh mẫu [CHI TIẾT] 

3. Cách Target thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

Target khách hàng mục tiêu và tìm kiếm insight vẫn luôn là một bài toán khó đối với mỗi marketer. Việc nhận diện được khách hàng mục tiêu giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng, tránh lãng phí ngân sách marketing vào những khách hàng tiêu cực, từ đó giảm bớt chi phí marketing để có được một khách hàng mới. 

Những khách hàng mục tiêu dễ chuyển đổi hơn vì họ thích ứng nhanh với thương hiệu của bạn, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức để “thuyết phục” họ và dễ dàng duy trì chất lượng mối quan hệ nhà cung cấp - khách hàng

Việc Target đối tượng còn liên quan xuyên suốt đến quá trình làm Inbound Marketing: viết Content cho Website, Social Media, Visual Content,... Các nội dung phục vụ cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc khách hàng tiềm năng.

- Vẽ chân dung khách hàng

Những người có khả năng sẽ mua sản phẩm của bạn sẽ có những đặc điểm chung nhất định. Bước đầu tiên bạn cần làm là nhận diện được nhóm khách hàng tiềm năng này, họ là ai? Ở đâu? Làm gì?

Dựa trên các dữ liệu thực tế về nhân khẩu học và hành vi mua hàng online của khách hàng, cùng với đó là suy xét về lịch sử cá nhân, động cơ và mối quan tâm để xác định những đối tượng này

+ Độ tuổi 

Khách hàng tiềm năng của bạn chủ yếu ở độ tuổi nào? Họ thuộc Millennial hay thế hệ Z? Khách hàng ở độ tuổi khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau với sản phẩm/dịch vụ của bạn

+ Giới tính 

Nhu cầu và sở thích của nam và nữ là hoàn toàn khác nhau, mục tiêu và động cơ mua hàng cũng sẽ khác nhau

+ Mức thu nhập

Mức thu nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mua hàng và tác động tới chiến lược marketing của bạn. Các gia đình có thu nhập thấp sẽ hướng tới những sản phẩm tiện lợi, chi phí không quá đắt đỏ và giúp họ tiết kiệm hơn so với những sản phẩm khác cùng loại

Họ quan tâm đến chất lượng, chi phí của sản phẩm và nhạy cảm với quảng cáo. Những người có thu nhập cao sẽ “dễ dãi” với quảng cáo hơn, họ thích sự sang trọng và độc quyền

+ Địa điểm

Thói quen mua hàng của người dân đô thị và nông thôn là hoàn toàn khác nhau. Nơi cư trú và văn hóa sống của cộng đồng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sở thích mua hàng của họ

Ngoài các đặc điểm trên, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, dân tộc, sở thích,…cũng là những yếu tố bạn cần nghiên cứu để xác định chân dung khách hàng

 

Cách Target thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

- Tiến hành nghiên cứu và xác định quy mô thị trường mục tiêu

+ Tiến hành nghiên cứu thị trường mục tiêu

Bạn có thể tìm hiểu về đối tượng mục tiêu của mình thông qua nghiên cứu thị trường sơ cấp và thứ cấp. Nghiên cứu ban đầu liên quan đến việc tìm hiểu về thói quen mua hàng của khách hàng thông qua một số cách như:

Khảo sát: Sử dụng khảo sát bằng giấy, email hoặc web như Zoomerang hoặc SurveyMonkey

Phỏng vấn: Nói chuyện với những người bạn tin tưởng và thói quen mua hàng của họ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ của bạn. Bạn có thể thực hiện việc này ở các trung tâm thương mại đông người

Tập trung vào một nhóm người nhất định: Nhận feedback từ một nhóm nhỏ người tiêu dùng phù hợp với hồ sơ khách hàng của bạn bằng câu hỏi Q&A

+ Xác định rõ quy mô thị trường mục tiêu

Quy mô thị trường tức là độ lớn của thị trường mà bạn nhắm tới bao gồm phạm vi và số lượng. Tùy thuộc vào nguồn lực và mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng tới quy mô thị trường mà họ nhắm tới. Tuy nhiên cần đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Mọi doanh nghiệp đều có tham vọng tiếp cận được mọi đối tượng khách hàng và mở rộng quy mô kinh doanh để nhanh chóng tăng doanh thu. Tuy nhiên nếu chưa đủ tiềm lực thì việc lựa chọn quy mô thị trường quá lớn sẽ là không khả thi, và nếu doanh nghiệp không có khả năng phục vụ nổi chính thị trường mục tiêu của mình sẽ để lại những hậu quả khôn lường

Doanh nghiệp kinh doanh online có thể xác định quy mô thị trường của mình thông qua một số công cụ như Google Trends, Google Keyword Planner, Facebook Power Editor…

- Đánh giá

Sau khi hiểu được Target là gì? cũng như 2 tips về cách Target thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp bên trên bạn khoanh vùng được thị trường mục tiêu, hãy đánh giá lại một lần nữa để kết luận thị trường đó có phù hợp với mục tiêu kinh doanh cũng như khả năng đáp ứng của bạn không

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng nằm trong phân khúc thị trường này để có những phương án cạnh tranh và chiến lược marketing hiệu quả

>>> Xem thêm: Marketing Plan là gì? Hướng dẫn lập Marketing Plan [QUAN TRỌNG]

4. Cách Target trên Facebook

Hiện nay nhiều nhà quản trị trong các doanh nghiệp thường target facebook theo 4 yếu tố chính bao gồm:

- Độ tuổi

Bạn cần phải xác định được khách hàng có độ tuổi bao nhiêu thì có thể sử dụng được sản phẩm - dịch vụ của bạn

- Vị trí địa lý

Khách hàng mục tiêu của bạn đang ở đâu

 

Cách Target trên Facebook

- Sở thích

Nắm bắt được đúng sở thích của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn target đối tượng 1 cách chính xác.Vì thế, bạn có thể đưa ra những chiến lược tập trung vào đối tượng này

- Thu hẹp đối tượng

Việc thu hẹp đối tượng sẽ giúp bạn có thể tiếp cận được khách hàng một cách chính xác hơn. Loại bỏ được những đối tượng khách hàng ví dụ có sở thích về lĩnh vực bạn kinh doanh nhưng lại không có khả năng mua sản phẩm của bạn (họ thường là những người có thu nhập thấp hoặc sinh viên)

Lúc này bạn cần thu hẹp đối tượng lựa chọn, lọc những khách hàng vừa có sở thích với sản phẩm của bạn, đồng thời có tài chính ổn định

5. Quy trình Target Market đem lại giá trị cao

Bạn cần phải quan tâm đến 2 bước cơ bản trong quy trình Target Market dưới đây

- Bước 1: Phân khúc thị trường

Các doanh nghiệp và những nhà hoạch định chiến lược có thể đánh giá việc phân khúc thị trường trong quy trình Target Market bằng một số những câu hỏi như:

+ Nhân khẩu học của phân khúc thị trường được xác định như thế nào?

+ Kích thước của phân khúc thị trường mà bạn đang tìm kiếm là bao nhiêu?

+ Từng phân khúc thị trường có mức độ cạnh tranh ra sao?

+ Tiềm năng phát triển và tăng trưởng trong phân khúc thị trường như thế nào?

+ Những phân khúc thị trường nào có khả năng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu?

+ Làm thế nào để sử dụng các nguồn nhân lực của công ty một cách tốt nhất để theo đuổi Target Market?

 

Quy trình Target Market đem lại giá trị cao

- Bước 2: Lựa chọn chiến lược Target Market

Khi đã xác định kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đến các chiến lược kinh doanh cụ thể. Phía dưới đây là 4 chiến lược Target Market cơ bản mà doanh nghiệp có thể áp dụng để hướng tới thị trường mục tiêu của mình: 

+ Chiến lược không phân biệt

Chiến lược này bỏ qua phân khúc thị trường và coi toàn bộ người mua là một nhóm đồng nhất. Doanh nghiệp sẽ không sản xuất hàng hoá theo từng phân khúc mà họ sẽ phân phối hàng loạt và thực hiện quảng cáo đại chúng với mục đích thu hút hầu hết các đối tượng dựa trên mong muốn và nhu cầu khách hàng

+ Chiến lược khác biệt

Trong chiến lược khác biệt hóa này, doanh nghiệp sẽ lựa chọn mục tiêu nhiều phân khúc và thiết kế hỗn hợp tiếp thị để tăng hiệu quả cho từng phân khúc thị trường. Đây được xem là chiến lược có khả năng tạo ra doanh số nhiều hơn nhưng đồng thời sự tăng lên của chi phí khuyến mãi

+ Chiến lược tập trung

Với chiến lược tập trung, các nguồn lực sẽ được tập trung và nhắm đến các đối tượng mục tiêu cụ thể trong phân khúc. Chiến lược này có hiệu quả đối với doanh nghiệp nhỏ và giúp họ có thể thực hiện các hành động tốt hơn so với doanh nghiệp lớn

+ Chiến lược Micromarketing

Có liên quan đến sự phát triển của các dịch vụ, sản phẩm và chương trình tiếp thị, doanh nghiệp có thể ứng dụng chiến lược tiếp thị vi mô để nhắm đến các đối tượng mục tiêu ở mức độ cá nhân

6. Kết luận

Qua bài viết trên, Nhân Hòa đã giúp bạn đọc giải đáp khái niệm Target là gì, cùng những cách xác định Target market. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đã đem đến những thông tin hữu ích liên quan đến lĩnh vực marketing.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh - Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Tel: 0915221384 – Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan
20/11/2024
Các fan cứng của Nhân Hòa đã biết Chương trình Black Friday 2024 sẽ có mức ưu đãi khủng là bao nhiêu % và áp dụng cho những...
19/11/2024
Đừng để website của bạn bị "tắt đèn" vì hết hạn tên miền! Hãy chủ động gia hạn tên miền để đảm bảo sự liên...
16/11/2024
Không phải bàn cãi việc WordPress đang là một trong những nền tảng hàng đầu trong việc xây dựng website hiện nay. Và giải...
Chuyên nghiệp và tận tình
Hỗ Trợ Trực Tuyến 24/7
Đội ngũ chuyên gia giúp xử lý vấn đề kỹ thuật để website của bạn luôn hoạt động tốt và chạy nhanh. Bất kỳ lúc nào.
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!