Mục lục [Ẩn]
- Hiểu chính xác về định nghĩa mô hình kinh doanh
- Một mô hình kinh doanh tiêu chuẩn cần quan tâm đến yếu tố gì?
- Thành phần chính của mô hình kinh doanh
- Customer Segment (CS) - Phân khúc khách hàng
- Customer Relationships (CR) - Quan hệ khách hàng
- Value Propositions (VP) - Giải pháp giá trị
- Channels (CH) - Các kênh kinh doanh
- Revenue Streams (R$) - Dòng doanh thu
- Key Resources (KR) - Nguồn lực chủ chốt
- Key Activities (KA) - Hoạt động trọng yếu
- Key Partnerships (KP) - Đối tác chính
- Cost Structure (C$) - Cơ cấu chi phí
- Kết luận
Bạn đang bắt tay vào việc kinh doanh và thành lập công ty, chúc bạn gặp may mắn và gặt được nhiều thành công. Đặc biệt, đừng bỏ qua việc tạo lập kế hoạch kinh doanh, vì đây là nhân tố quyết định đến việc xây dựng, định hướng phát triển và những lợi nhuận trong tương lai. Dưới đây, Nhân Hòa sẽ chia sẻ đến bạn các thành phần chính cần đảm bảo để xây dựng một mô hình kinh doanh thành công và phù hợp với doanh nghiệp.
Hiểu chính xác về định nghĩa mô hình kinh doanh
Trong “How to Describe and Improve your Business Model to Compete Better”, của Alexander Osterwalder có nhận định về mô hình kinh doanh như sau: “Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp là một đại diện đơn giản hóa lí luận kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nó mô tả doanh nghiệp bán gì cho khách hàng, làm sao doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng, qua những nguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó và doanh nghiệp đó tạo ra lợi nhuận bằng cách nào“.
Hoặc bạn có thể hiểu, mô hình kinh doanh là bản kế hoạch tạo lập của doanh nghiệp nhằm tiếp xúc khách hàng và phát sinh lợi nhuận.
Các mô hình kinh doanh có thể được tinh chỉnh và cải thiện dựa trên các mô hình truyền thống. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo các yếu tố cơ bản của thương mại theo kinh tế học. Vì đây là bản chất cốt lõi không thể thay đổi.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch marketing mùa covid
Một mô hình kinh doanh tiêu chuẩn cần quan tâm đến yếu tố gì?
Giá trị kinh doanh
Đây là lợi ích mà doanh nghiệp đem đến cho khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ của mình. Để tăng giá trị kinh doanh trước tiên phải nâng cao giá trị doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Sau đó là cần xác định được đúng phân khúc khách hàng, để giá trị kinh doanh được phát huy tốt nhất.
Cơ hội thị trường
Xác định được chính xác và chi tiết nhu cầu thị trường sẽ quyết định đến cơ hội kinh doanh và sự thành công của các chiến lược.
Các câu hỏi mà chủ doanh nghiệp cần đặt ra là: Tiềm năng thị trường có tốt không? Có bao nhiêu phần trăm khách hàng cần sử dụng sản phẩm này? Ý tưởng, sản phẩm đầu ra chất lượng ra sao? Tiềm năng khi đặt tại thị trường này như thế nào?
Xác định doanh thu
Vẫn biết, doanh thu càng cao, chi phí đầu tư càng nhỏ thì lợi nhuận càng lớn. Như vậy, bạn cần tính toán làm sao tối ưu hóa được mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa doanh thu và vốn đầu tư. Tuy nhiên, việc này vẫn phải đảm bảo yếu tố giá trị sản phẩm. Đừng vì tạo doanh thu cao mà cắt giảm chi phí sản phẩm một cách mất cân đối.
Môi trường cạnh tranh
Sản phẩm/dịch vụ càng ít đối thủ cạnh tranh thì bạn càng chiếm lĩnh được thị trường. Ngoài ra bạn cần đánh giá thế mạnh và hạn chế của đối thủ. Những ưu điểm của bạn so với đối thủ trên thị trường, để có được bản kế hoạch kinh doanh khách quan và hướng phát triển đúng nhất.
Xây dựng chất lượng sản phẩm/dịch vụ sẽ là yếu tố tiên quyết hơn mọi thủ thuật marketing.
Lợi thế cạnh tranh
Như đã nói ở mục trên, bạn xác định lợi thế cạnh tranh, ngay khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Nó được thể hiện là trên cùng 1 sản phẩm/dịch vụ , bạn ở hữu những điểm gì nổi bật và có khả năng được người dùng yêu thích hơn đối thủ. Bao gồm: chất lượng, hình thức, số lượng, khả năng sở hữu, phương tiện tiếp xúc với khách hàng, giá thành, mô hình kinh doanh mới,....
Càng có nhiều lợi thế cạnh tranh, bạn càng có khả năng chiếm lĩnh thị trường tốt và mạnh.
Chiến lược thị trường
Đây là chiến lược chọn các thị trường mà doanh nghiệp hướng tới để thực hiện các mục tiêu về thị trường, thương hiệu, thị phần, lợi nhuận.
Cần đánh giá kỹ thị trường mà bạn muốn ‘tấn công’ để đảm bảo chất lượng/dịch vụ mà bạn cung cấp có phù hợp và được yêu thích ở thị trường này.
>>> Đừn bỏ qua: Cách lên kế hoạch marketing trên Facebook
Phát triển tổ chức
Cơ cấu doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến sự thành công của mô hình kinh doanh. Vì nhân lực tạo nên tất cả. bạn nên xây dựng một mô hình doanh nghiệp phù hợp với các bộ phận cấu tạo nên sản phẩm và thị trường của mình. Một bộ máy chuyên nghiệp sẽ giúp mọi kế hoạch được hoàn thiện và vận hành trơn tru.
Nhà điều hành
Đây là yếu tố thành công của mọi mô hình, tất cả các mục trên được quyết định bởi yếu tố này. Giống như con sói đầu đàn, người điều hành và bộ phận quản lý sẽ lên kế hoạch, định hướng và triển khai các chiến lược.Vậy nên, mô hình kinh doanh của bạn thành công hay không, phụ thuộc vào người điều hành có đủ trình độ chuyên môn và khả năng làm việc hay không.
Thành phần chính của mô hình kinh doanh
Mặc dù các mô hình kinh doanh được triển khai khác nhau, nhưng chúng vẫn có các thành phần chung dưới đây.
Customer Segment (CS) - Phân khúc khách hàng
Đây là yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần quan tâm trong mọ mô hình kinh doanh. Xác định phân khúc khách hàng cho từng loại sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp muốn sở hữu. Nhóm khách hàng này có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market).
CS giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng về việc xây dựng và phát triển sản phẩm tiếp theo.
Customer Relationships (CR) - Quan hệ khách hàng
Được hiểu là mối quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với khách hàng của mình. Nó thường được triển khai dưới hình thức các chương trình tri ân khách hàng cũ; tích điểm khách hàng; quà tặng với khách hàng mới;....
Value Propositions (VP) - Giải pháp giá trị
Đây là những giá trị mà doanh nghiệp đã và đang đem đến cho khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm những thế mạnh của doanh nghiệp, khiến người dùng lựa chọn sử dụng sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm của đối thủ.
Channels (CH) - Các kênh kinh doanh
Mô tả các kênh truyền thông và phân phối để đưa giá trị sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng. Có rất nhiều kênh kinh doanh khác nhau, bao gồm kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp, kênh bán hàng online,...
Mỗi kênh nên được thực hiện các chiến lược marketing riêng. Doanh nghiệp cần tập trung nhân lực vào các kênh mà sản phẩm được khách hàng chào đón nhiều, tuy nhiên, vẫn không quên đánh giá xu hướng hành vi mua sắm thay đổi qua từng thời kỳ của khách hàng.
Revenue Streams (R$) - Dòng doanh thu
Đây là luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các phân khúc khách hàng của mình.Qua đó đánh giá được phân khúc khách hàng có thực sự lý tưởng và phù hợp với các mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp hay không.
Key Resources (KR) - Nguồn lực chủ chốt
Đây là các nguồn lực quan trọng phục vụ cho các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Được chia ra thành nguồn lực vật lý (ví dụ tài nguyên môi trường), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài chính.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, bạn nên tận dụng các kênh online để phục vụ cho mô hình kinh doanh của mình và phát triển hiệu quả các giá trị sản phẩm.
Key Activities (KA) - Hoạt động trọng yếu
Đây là các hoạt động được đánh giá là cần thiết và quan trọng trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nguồn lực để có thể tạo ra các giá trị và qua đó thu được lợi nhuận. Và đương nhiên các hoạt động này phải phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Key Partnerships (KP) - Đối tác chính
Đây là các đơn vị hợp tác giúp doanh nghiệp có thể hợp tác cùng phát triển cho mục tiêu kinh doanh. Được phân chia thành: đối tác chiến lược không cạnh tranh lẫn nhau, đối tác giữa các công ty là đối thủ của nhau để cùng nâng thị trường lên, đối tác cùng đầu tư, quan hệ mua bán để đảm bảo đầu vào cho công ty.
>>> Xem thêm: Chiến lược marketing cho những doanh nghiệp mới thành lập
Cost Structure (C$) - Cơ cấu chi phí
Đây là các chi phí cần thiết để duy trì, phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Cơ cấu chi phí này cần được tính toán một cách chi tiết và tối ưu, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều vấn đề khi mô hình kinh doanh đi vào hoạt động.
Kết luận
Như vậy, bạn cần đảm bảo các yếu tố trên để xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả, phù hợp, linh hoạt. Nên nhớ rằng, chất lượng sản phẩm thôi là chưa đủ, nếu bạn có định hướng cụ thể, chặng đường đến thành công sẽ được rút ngắn rất nhiều.