Mục lục [Ẩn]
Một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu được nhiều doanh nghiệp sử dụng là Shopify. Shopify là gì? Sử dụng Shopify như thế nào? Mời bạn đồng hành cùng Nhân Hòa để đi tìm lời giải thích cho các vấn đề này nhé!
1. Shopify là gì?
Shopify là nền tảng thương mại điện tử cho phép bạn tạo Website bán hàng online với tính năng giỏ hàng và thanh toán, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh, marketing automation tích hợp sẵn.
Shopify là gì?
Với giao diện thân thiện và dễ dàng sử dụng, bạn có thể tạo một Website để bán hàng Dropship hay bất cứ một sản phẩm nào khác một cách nhanh chóng chỉ trong 30 phút. Không giống như các nền tảng Magento hay OpenCart đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức chuyên sâu về Website, Hosting hay HTML mới sử dụng được, Shopify được thiết kế để phù hợp với tất cả người dùng từ những người không có kỹ năng về lập trình.
Ngoài ra còn rất nhiều tính năng khác như hỗ trợ SEO, upload sản phẩm, thống kê và đo lường hiệu quả bán hàng cùng hàng ngàn apps tích hợp tính năng khác nhau.
>>> Xem thêm: OnePay là gì? Lợi thế thanh toán qua OnePay là gì?
2. Ưu điểm và nhược điểm của Shopify
- Về ưu điểm
+ Không quá phức tạp
Đây có thể coi là lý do lớn nhất khiến nhiều người yêu thích Shopify thậm chí đối với những người không có kiến thức cơ bản về công nghệ. Với quyền quản trị, bạn có thể dễ dàng thêm những sản phẩm mà bạn đang có ý định kinh doanh, tạo khuyến mại, xử lý đơn hàng cũng như chỉnh sửa giao diện người dùng
+ Không mất chi phí Start-up
Shopify cung cấp các gói dịch vụ với mức giá phải chăng, gói Basic 29$/tháng, gói Shopify có giá 79$/tháng
+ Giao diện đa dạng
Bạn có thể lựa chọn giao diện yêu thích mà không tốn bất kỳ một chi phí nào. Hiển nhiên vẫn có các bản trả phí dành cho những ai muốn có thêm nhiều lựa chọn
+ Phù hợp với mô hình Dropshipping
Shopify được nhiều Dropshipper lựa chọn, nếu hợp tác được với Ordoro và Oberlo thì mô hình Dropshipping sẽ đơn giản hơn nữa
+ Cung cấp nhiều tùy chọn hỗ trợ
Bạn có thể yêu cầu hỗ trợ ngay lập tức bằng cách nhắn tin, gọi điện thoại hoặc gửi mail. Ngoài ra còn có tùy chọn Self-help và được khách hàng ưu tiên sử dụng ngoài giờ hành chính
Ưu điểm và nhược điểm của Shopify
- Về nhược điểm
+ Chức năng hạn chế
Shopify có sẵn các tính năng cần thiết để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể xây dựng cửa hàng trực tuyến. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có các yêu cầu chuyên biệt mà Shopify thường không đáp ứng sẵn. Nếu doanh nghiệp muốn xây dựng cho mình một giỏ hàng theo cách riêng thì họ phải mua một số tiện ích bổ sung
+ Add-Ons tốn kém
Shopify chỉ cung cấp các tính năng cơ bản mà thiếu các tính năng nâng cao, nên bạn sẽ phải tốn tiền cho các Add-Ons này. Chi phí đó có thể khiến các phí dịch vụ hàng tháng của bạn tăng lên gấp đôi
+ Phí giao dịch
Mặc dù hầu hết các Shopping Cart khác đã giảm hoàn toàn phí giao dịch, Shopify vẫn giữ lại mức phí 0,5% đến 2,0%
+ Quá tải khi hỗ trợ
Shopify từng được người sử dụng biết đến với dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng. Nhưng lượng khách hàng ngày một tăng dẫn đến việc bộ phận hỗ trợ không thể kiểm soát hết được mà theo thống kê, trung bình thời gian tư vấn sẽ kéo dài khoảng 30’
3. Tại sao bạn nên dùng Shopify?
- Bán hàng đa kênh, quản lý tại một nơi
Shopify là giải pháp tốt nhất cho bán hàng đa kênh, bạn có thể bán hàng tại nhiều kênh khác nhau, nhưng quản lý tập trung tại một nơi duy nhất. Một số kênh bán hàng bạn có thể kết nối với Shopify:
+ Facebook Shop: tính năng cửa hàng của Facebook, khách mua hàng sẽ được chuyển tới Shopify để hoàn tất thanh toán
+ Messenger: tự động gợi ý sản phẩm cho khách hàng nhắn tin đến trang
+ Instagram: tag sản phẩm và checkout ngay trên Instagram
+ Google: đồng bộ sản phẩm lên Google Merchant Center để tiến hành quảng cáo Google Shopping
+ Tại cửa hàng (POS): bán hàng tại cửa hàng vật lý thông qua phần mềm POS của Shopify, đồng bộ đơn hàng và doanh số, thông tin khách hàng
+ Amazon, eBay, Etsy: Những nền tảng marketplace quốc tế
Tất cả những đơn hàng phát sinh đa kênh đều được chuyển về hệ thống Shopify theo thời gian thực, nhờ đó bạn có thể quản lý và xử lý đơn hàng một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian, nhân lực cho việc xử lý đơn hàng
Tại sao bạn nên dùng Shopify?
- Marketing Automation
Đây là phương pháp tiếp thị quảng cáo tự động đến cho người tiêu dùng. Shopify tích hợp với những hệ thống giúp bạn thực hiện Marketing Automation một cách dễ dàng với:
+ Email Notification: Tự động gửi email xác nhận đơn hàng, cập nhật trạng thái đơn hàng, thông báo huỷ đơn hàng, reset mật khẩu, tạo tài khoản,...
+ Email Marketing: Bạn có thể sử dụng Shopify Email hoặc các nền tảng email tự động như Seguno, Klaviyo để gửi email tự động đến khách hàng về chương trình khuyến mãi, giảm giá,...
+ Facebook Dynamic Retargeting: Kết nối Facebook Pixel trực tiếp với Shopify nhằm tạo quảng cáo đến khách hàng hoặc tiếp thị lại đối với khách hàng đã truy cập website một cách tự động theo ngân sách đề ra
+ Google Shopping: Tự động kết nối tài khoản Google Shopping để thực hiện chiến dịch + Google Smart Shopping, tự động hiển thị quảng cáo khi có tìm kiếm với từ khóa sản phẩm của bạn
+ Tik Tok Ads: vào tháng 11/2020, Shopify hợp tác với TikTok, theo đó bạn có thể kết nối tài khoản quảng cáo TikTok và tạo chiến dịch, tạo video quảng cáo ngay trong hệ thống của Shopify
Nếu bạn cần quảng cáo trên các nền tảng Facebook, Google hay Tik Tok, Shopify hoàn toàn có thể hỗ trợ bạn giúp bạn tạo ra quảng cáo và xem báo cáo theo thời gian thực tại một nơi duy nhất không cần tốn thời gian tạo quảng cáo tại từng nơi riêng biệt
- Hệ thống App Store với hơn 3000 lựa chọn
Với hơn 3000 apps của Shopify cho phép bạn tùy chỉnh và nâng cấp store của bạn với những tính năng nổi bật như:
+ Store Design
+ Customer Support
+ Up-sell/Cross-sell
+ Personalized Products
+ CRM/Live chat
+ Marketing Automation
+ Multi Languages
So với các nền tảng thương mại điện tử khác, Shopify là platform có số lượng đối tác phát triển apps lớn nhất thế giới tại thời điểm 2021
>>> Xem thêm: PayPal là gì?
4. Điểm khác biệt giữa WOO Commerce và Shopify là gì?
Về cơ bản, cả 2 đều là nền tảng thương mại điện tử nên chúng tương đồng một số điểm. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa chúng cũng khá nhiều. Đó là các điểm sau
- Chi phí
Trong khi WooCommerce hoàn toàn miễn phí thì gói dịch vụ rẻ nhất của Shopify có giá 29$/tháng. Tuy nhiên, để WooCommerce hoạt động, bạn cần sở hữu một website WordPress với domain và hosting. Tất nhiên, chi phí thuê 2 thành phần này vẫn ít hơn 29$/tháng.
- Tính sử dụng
Nếu bạn không biết nhiều về lập trình, domain, hosting thì Shopify là lựa chọn tuyệt vời. Bởi nó kích hoạt sẵn tên miền, hosting cũng như tất cả mọi thứ để website có thể vận hành. Còn Woocommerce đòi hỏi người dùng phải có kiến thức về lập trình để cấu hình website theo mục đích sử dụng
- Phương thức thanh toán
Shopify hỗ trợ phương thức riêng thông qua Stripe là Shopify Payment. Tất nhiên, nó thu phí 2% trên mỗi đơn hàng. Bên cạnh đó, Shopify Payments còn thu thêm một khoản phí cố định hàng tháng đối với thanh toán bằng thẻ tín dụng. Cụ thể, mức phí này là 2.9% + 30 cent cho gói Basic, các gói càng cao thì tỉ lệ % càng thấp.
Trong khi đó, Woocommerce hỗ trợ mọi hình thức thanh toán. Bạn hoàn toàn có thể tùy ý tạo plugin tương thích với nó. Khác với Shopify, thanh toán qua WooCommerce không mất phí.
Điểm khác biệt giữa Woo Commerce và Shopify là gì?
- Tích hợp tính năng bổ sung
Cả hai nền tảng đều hỗ trợ tích hợp đa dạng tính năng bổ sung. Cụ thể, Shopify có sẵn API và App Store chứa hàng loạt ứng dụng từ miễn phí đến có phí. Còn Woocommerce có hàng nghìn plugin miễn phí và trả phí giúp người dùng tùy chọn để lập trình thêm các tính năng cho website.
- Khả năng mở rộng
Khi muốn mở rộng hay phát triển website, bạn phải mua gói dịch vụ Shopify cao hơn. Vì thế, khả năng mở rộng của nền tảng này phụ thuộc vào gói cung cấp của chính nó. Với Woocommerce, bạn không bị ràng buộc bởi nó cho phép người dùng có thể mở rộng và phát triển tùy ý.
- Đội ngũ hỗ trợ
Là một hosted platform nên bạn có thể yêu cầu Shopify hỗ trợ 24/7 thông qua các hình thức như Live chat, email, gọi điện thoại… Ngoài ra, Shopify còn có nhiều tài liệu hướng dẫn trực quan và chi tiết bằng video. Còn WOO Commerce rất phổ biến nên có nhiều nguồn tài liệu hướng dẫn trên internet. Tuy nhiên, chất lượng thông tin lại khó được kiểm soát.
5. Hướng dẫn tạo Website miễn phí với Shopify
Để tạo Website miễn phí với Shopify bạn thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1
Truy cập trang chủ của Shopify tại https://www.shopify.com/
Điền Email của bạn vào khung và nhấn “Get Started” để đăng ký một tài khoản Shopify
- Bước 2
Bạn sẽ được dùng thử phiên bản 14 ngày, bạn cần điền tiếp password là tên cửa hàng, URL trang của bạn lúc này là https://[tên shop].myshopify.com.
Hướng dẫn tạo Website miễn phí với Shopify
- Bước 3
Nhập một số thông tin để giúp Shopify khảo sát xu hướng và thói quen bán hàng của bạn và đưa ra các giải pháp, gợi ý phù hợp.
- Bước 4
Cập nhật một số thông tin về shop để xác thực và nhận được doanh thu bán hàng.
>>> Xem thêm: Website là gì?
6. Lời kết
Trên đây là những kiến thức cơ bản về Shopify dành cho bạn. Có khá nhiều chức năng hỗ trợ công việc kinh doanh hiệu quả trên shopify mà bạn rất nên tham khảo sử dụng.