Mục lục [Ẩn]
Tại các doanh nghiệp hay các tập đoàn lớn, nhà tuyển dụng luôn luôn tuyển các vị trí từ Fresher đến Senior. Trong đó, Senior chỉ người có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm nhất. Vậy Senior là gì? Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu khái niệm cũng như sự khác biệt với các vị trí khác trong bài viết này.
1. Senior là gì?
Senior là thuật ngữ dùng để chỉ những người có độ hiểu biết sâu rộng, dày dặn kinh nghiệm và nắm chắc chuyên môn về một lĩnh vực nào đó.
Thông thường, những người có kinh nghiệm từ 4-5 năm làm việc thường được gọi là các Senior, học có khả năng làm việc độc lập và sẵn sàng tìm mọi cách để khắc phục khó khăn trong công việc.
Senior là gì?
Bên cạnh bề dày kinh nghiệm làm việc, Senior cũng được phân cấp bậc tùy vào năng lực, trình độ của từng người.
>>> Xem thêm: Freelancer là gì? Những nghề freelancer có thể kiếm tiền tại Việt Nam 2021
2. Những kỹ năng cần có của một Senior
Dưới đây là những kỹ năng mà một Senior phải có để có thể phát triển và thăng tiến nhanh hơn
- Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn phản ánh sự am hiểu các kiến thức nền tảng cần phải có trước khi bạn bước vào giai đoạn phát triển năng lực. Điểm mấu chốt nằm ở chỗ bạn cần đầu tư vào một chuyên môn nhất định thay vì dàn trải sự hiểu biết
Nếu muốn thành công, bạn cần biết đâu là thế mạnh và phải phát huy nó. Đồng thời tự nhìn nhận, chủ động tạo ra các cơ hội để kỹ năng đó được nâng cao. Ngoài kỹ năng chuyên môn, các kỹ năng khác như viết CV bằng tiếng anh, kỹ năng networking,... cũng khá quan trọng
Đồng thời, viết CV giúp bạn định hình và có những trải nghiệm tốt hơn. Trong trường hợp bạn ứng tuyển các vị trí khác như Freelancer hay Senior Developer đều sẽ đạt được hiệu quả ứng tuyển cao hơn
- Kỹ năng làm việc nhóm - Teamwork
Bên cạnh khả năng làm việc độc lập, Senior sẽ phải làm việc với rất nhiều đối tác. Phong cách cộng tác của một Senior cũng có ý nghĩa đối với sự phát triển của một team. Bản thân mỗi Senior phải biết cân bằng cái tôi của mình, sẵn sàng giúp đỡ các thành viên nếu quá trình thực hiện nhiệm vụ có khó khăn
Những kỹ năng cần có của một Senior
- Làm việc với Client/User
Khách hàng là những người khó đoán. Bạn phải chuẩn bị một tinh thần thép khi đối diện với họ. Những phân tích ấy nói lên một điều rằng kỹ năng làm việc với khách hàng rất quan trọng. Một Senior phải là người biết lắng nghe, sau đó đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất cho khách hàng
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp
Nếu là một Senior, bạn phải có kỹ năng giao tiếp nâng cao, và hình thức nâng cao của giao tiếp chính là kỹ năng sale và đàm phán. Nó không đơn thuần đòi hỏi bạn có một kỹ năng truyền đạt thật tốt mà bạn phải thật sự làm chủ cuộc hội thoại
Ngoài việc sở hữu một năng lực giao tiếp tốt, bạn phải trang bị cả khả năng nhận biết, tư duy cảm xúc,... để kiểm soát cuộc đàm phán của mình
Những kỹ năng này tạo ra cho bạn sự va chạm với thực tế nhiều hơn. Bởi chính những phát sinh về khủng hoảng, các rủi ro tồn đọng sẽ được Senior nắm bắt và giải quyết
>>> Xem thêm: Mẫu cv xin việc - Các mẫu CV [CHINH PHỤC] nhà tuyển dụng
3. Phân biệt Senior với Fresher và Junior
- Trình độ chuyên môn
Trong số các cấp bậc nêu trên, Senior là nhóm người có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm nhất. Sau đó đến Junior, chỉ nhóm người có ít kinh nghiệm và khả năng xử lý công việc hơn. Cuối cùng là các Fresher, có kiến thức cơ bản trong cùng lĩnh vực nhưng chưa được trải nghiệm thực tế hoặc thao tác còn chưa được nhuần nhuyễn
Phân biệt Senior với Fresher và Junior
- Trách nhiệm trong công việc
Senior là những người làm việc lâu năm nên rất được coi trọng và thường chịu trách nhiệm những công việc quan trọng. Họ cần xử lý các vấn đề khó khăn hơn với kiến thức chuyên môn vững vàng của mình và sẽ chỉ dẫn cho những người mới
Đối với các Junior, họ dành nhiều thời gian hơn để học hỏi từ các Senior và cần xử lý các công việc có mức độ khó vừa phải. Họ thực hiện các đầu việc được cấp trên đề ra và không ngừng phấn đấu để phát triển kỹ năng của mình
Trong khi đó, Fresher tập trung vào việc hoàn thành các đầu việc theo đúng deadline được phân công
- Thu nhập
Cả Fresher, Junior và Senior đều là nhân viên chính thức nên mức lương sẽ căn cứ vào năng lực cũng như thỏa thuận ban đầu trong buổi phỏng vấn
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm tự học code cơ bản cần biết cho người mới
4. Tìm hiểu về Senior Manager và Senior Developer
- Senior Manager
+ Khái niệm
Senior Manager được hiểu là quản lý cấp cao. Nhờ vào năng lực, sự cầu tiến và nỗ lực không ngừng mà họ được đánh giá cao hơn những người khác và cho họ quyền quản lý một số lượng nhân sự nhất định
Về tính chất công việc hay phạm vi hoạt động, họ không khác nhiều so với các Manager thông thường
Senior Manager
+ Senior Manager cấn đáp ứng những điều kiện nào?
Senior Manager là một vị trí cao cấp trong bộ máy doanh nghiệp. Người đảm nhiệm vị trí này nhận được mức lương tốt và vô vàn những đãi ngộ tuyệt vời nhưng ngược lại họ cũng phải đáp ứng được nhiều yêu cầu khắt khe
Đây là một số yêu cầu bạn nhất định phải đáp ứng nếu muốn ứng tuyển vào vị trí quản lý cấp cao này:
Độ tuổi từ 24 đến 30
Có tố chất lãnh đạo, thấu hiểu về nghệ thuật quản trị
Phải sở hữu tư duy về hệ thống và tự tin vào khả năng phát triển của bản thân
Sử dụng thành thạo tiếng Anh và tin học văn phòng
Có nhiều năm kinh nghiệm trong các vị trí tương tự
- Senior Developer
+ Khái niệm
Senior Developer chỉ các lập trình viên cấp cao. Họ có thể làm tốt ở mọi giai đoạn của quá trình phát triển phần mềm. Từ việc lên ý tưởng cho tới khâu design, phát triển, bảo trì phần mềm, liên lạc, trao đổi với khách hàng và lắng nghe các vấn đề của họ
Các lập trình viên này phải có khả năng quản lý project/module mà mình phụ trách. Họ không thể chỉ làm việc một mình mà còn phải hướng dẫn, hỗ trợ cũng như lên kế hoạch và đặt ra mục tiêu cho đội nhóm của chính họ
Senior Developer
+ Công việc của một Senior Developer
Liên lạc với khách hàng; lắng nghe các feedback, vấn đề của khách
Phân tích và thảo luận với team để tìm ra các giải pháp thích hợp và đưa ra thời gian dự kiến hoàn thành xong công việc để báo lại với khách
Chia nhỏ công việc ra và hướng dẫn cho những thành viên còn “non tay” trong team để họ có thể phối hợp với những người còn lại và đạt được kết quả tốt nhất trong công việc
Duyệt code và thử các phương án test
Tìm cách cải thiện hiệu năng của hệ thống nếu nó chưa đạt hiệu quả như mong muốn
Fix lại các đoạn code lỗi hoặc chưa hoàn chỉnh để chương trình chạy “mượt” hơn, về sau dễ dàng bảo trì hơn
5. Kết luận
Qua bài viết này, Nhân Hòa vừa chia sẻ đến cho bạn khái niệm về Senior cũng như sự khác biệt trong các cấp bậc từ Fresher đến Senior. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ từng vị trí và có được những kế hoạch cho tương lai. Nếu bạn thấy bài viết này hay và bổ ích thì đừng quên chia sẻ nó với mọi người nhé!
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký tên miền, đăng ký email doanh nghiệp, hosting wordpress giá rẻ, vps, ssl... xin vui lòng đăng ký tại Nhân Hòa để được hưởng ưu đãi giá rẻ nhất. Trân trọng!
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com