Mục lục [Ẩn]
Một trong các yếu tố cần thiết nhất cho trader khi chơi Forex chính là khả năng phân tích và đánh giá xu hướng thị trường. Chính vì vậy chỉ số RSI đã được ra đời để hỗ trợ các nhà giao dịch phân tích hiệu quả hơn. Vậy RSI là gì và công thức tính của nó như thế nào? Cùng đọc bài viết sau để có cái nhìn tổng thể về chỉ số này.
1. RSI là gì? Công thức tính RSI
- Khái niệm RSI là gì?
Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) là một chỉ số phân tích kỹ thuật (PTKT) được phát triển vào cuối thập niên bảy mươi như là một công cụ mà các nhà giao dịch chứng khoán có thể sử dụng để kiểm tra diễn biến hoạt động của một cổ phiếu như thế nào trong một khoảng thời gian.
Về cơ bản, nó là một bộ dao động động lượng đo độ lớn của biến động giá cũng như tốc độ (vận tốc) của các biến động này. RSI có thể là một công cụ rất hữu ích tùy thuộc vào loại hình giao dịch nào được thực hiện và nó được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nhà giao dịch và nhà phân tích kỹ thuật.
PTKT liên quan đến dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai bằng cách kiểm tra lịch sử trước đó. Từ thị trường truyền thống đến thị trường tiền điện tử, hầu hết các nhà giao dịch dựa vào các chỉ số và công cụ chuyên biệt để phân tích dữ liệu lịch sử trước đó như là một cách để xác định các hình mẫu của thị trường và có thể dự đoán các biến động giá tiếp theo.
Năm 1978, một kỹ sư cơ khí tên là J. Welles Wilder đã tập trung đào tạo về phân tích kỹ thuật trong giao dịch. Ông bắt đầu sự nghiệp trong tài chính của mình trong lĩnh vực bất động sản vào thập niên sáu mươi.
Năm 1972, sau khi bán hết cổ phần của mình cho các cộng sự, ông thu về lợi nhuận 100.000 đô la và bắt đầu giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trong những năm tham gia vào thị trường này, ông đã nghiên cứu để tìm kiếm các công cụ đáng tin cậy cho việc nhận ra các xu hướng giá có thể sinh lời.
Năm 1978, Wilder đã biên soạn nghiên cứu và kinh nghiệm của mình thành các công thức và chỉ số toán học mà các nhà giao dịch có thể sử dụng khi giao dịch. Chỉ số Sức mạnh Tương đối là một trong những chỉ số đó.
RSI là gì? Công thức tính RSI
- Công thức tính chỉ số RSI
Ta có công thức :
RSI = 100-[100/1+RS)]
Trong đó:
+ RS = tổng tăng/tổng giảm hoặc RS = trung bình tăng/trung bình giảm
+ RSI: thường được tính dựa vào giá đóng cửa 14 ngày gần nhất, nên cũng gọi là đường RSI 14
Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, việc tính toán đường RSI là không cần thiết, đường RSI đã có máy tính lo, bạn chỉ đọc đúng và tiến hành giao dịch là đủ.
>>> Xem thêm: Forex Trading là gì?
2. Những tín hiệu của RSI
Có 3 tín hiệu cơ bản được cung cấp bởi chỉ báo RSI, chúng cũng là những yếu tố giúp chúng ta dựa vào để đưa ra các phân tích và ý tưởng giao dịch.
- Overbought - Quá mua RSI
Khi RSI lớn hơn 70, nó báo hiệu thị trường đang QUÁ MUA. Điều này thường xảy ra trong một xu hướng tăng và là tín hiệu dự báo thị trường đảo chiều giảm trở lại
Chỉ báo RSI đưa ra tín hiệu QUÁ MUA khi đường RSI đi vào vùng 70-100. Nếu bạn muốn sử dụng tín hiệu ở vùng QUÁ MUA mạnh hơn, bạn có thể sử dụng vùng 80-100 hoặc cao hơn nữa. Điều này làm tín hiệu RSI mạnh mẽ hơn nhưng số tín hiệu QUÁ MUA ít hơn đáng kể
- Oversold - Quá bán RSI
Khi RSI nhỏ hơn 30, nó báo hiệu thị trường đang QUÁ BÁN. Điều này thường xảy ra trong một xu hướng giảm và là tín hiệu dự báo thị trường đảo chiều tăng trở lại
Chỉ báo RSI đưa ra tín hiệu QUÁ BÁN khi đường RSI đi vào vùng 30-0. Nếu bạn muốn sử dụng tín hiệu ở vùng QUÁ BÁN mạnh hơn, bạn có thể sử dụng vùng 20-0 hoặc thấp hơn nữa. Điều này làm tín hiệu RSI mạnh mẽ hơn nhưng số tín hiệu QUÁ MUA ít hơn đáng kể
Những tín hiệu của RSI
- Divergence - Phân kỳ RSI
Tương tự những chỉ báo động lượng khác như MACD hay Stochastic, chỉ báo RSI có thể hành động ngược lại với hành động giá (hiện tượng phân kỳ) để báo hiệu cho chúng ta thấy sự đảo chiều của thị trường
+ Phân kỳ RSI Bullish
Thị trường tạo đáy mới thấp hơn trong khi đường RSI đang tăng cho thấy một dấu hiệu đảo chiều tăng của thị trường
+ Phân kỳ RSI Bearish
Thị trường tạo đỉnh mới cao hơn trong khi đường RSI đang giảm cho thấy một dấu hiệu đảo chiều giảm của thị trường
>>> Xem thêm: Trader là gì?
3. Vai trò của chỉ số RSI trong Forex
- Xác định xu hướng giá cặp ngoại tệ trong tương lai
Đường chỉ số RSI có thể dự báo được xu hướng của đồng ngoại tệ trong tương lai sẽ tăng giá khi nó vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên. Ngược lại, nếu chỉ số của đường này ở mức 50 theo hướng từ trên xuống đồng nghĩa với giá của cặp ngoại tệ sẽ giảm
Vai trò của chỉ số RSI trong Forex
- Xác định khả năng phân kỳ và hội tụ của giá đồng ngoại tệ
Khi sự phân kỳ của chỉ số RSI và giá được diễn ra, nó sẽ báo hiệu cho sự kết thúc của một xu hướng. Mức giá của cặp ngoại tệ sẽ đảo chiều từ tăng qua giảm và ngược lại
Dựa vào đó, trader sẽ biết được mình nên thực hiện giao dịch mua vào hay bán ra để thu lợi nhuận về cho bản thân.
4. Cách sử dụng RSI mang lại hiệu quả tốt nhất
- Phân tích RSI trên nhiều khung thời gian
+ Bước 1: Tìm và xác định xu hướng
Trên khung D1 giá sẽ biểu thị ở mức quá bán hoặc quá mua. Cụ thể nếu thấy giá đi vào vùng quá bán khi RSI < 30 thì đây là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ giảm -> tăng. Khi này bạn sẽ chuyển sang H4 để vào lệnh mua
Ngược lại nếu thấy giá đi vào vùng quá mua khi RSI > 700 thì đây là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ tăng -> giảm. Khi này bạn sẽ chuyển sang H4 để vào lệnh bán
+ Bước 2: Xác định điểm vào lệnh H4
Sau khi biết được xu hướng của thị trường thì bạn cần chuyển sang H4 để xác định điểm mua, bán
Chờ giá vào vùng quá bán trên H4 để đặt lệnh mua
Chờ giá vào vùng quá mua trên H4 để đặt lệnh bán
- Kết hợp RSI và Moving Average
Ngoài việc sử dụng RSI đơn thuần bạn có thể kết hợp chúng với các chỉ báo khác để đem lại kết quả cao hơn. Để thực hiện hóa ý tưởng này bạn sẽ cần thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Vẽ đường ngang với đường RSI 50 trên biểu đồ
+ Bước 2: Vào lệnh mua khi SMA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 50. Thoát lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 30
Đối với lệnh bán bạn sẽ vào lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 50. Đóng lệnh khi MA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 70
- Giao dịch tại điểm giá phân kỳ
Phân kỳ là thời điểm đường giá và đường RSI có hướng đi khác nhau. Trên thực tế có 4 điểm phân kỳ nhưng chỉ có 2 điểm rõ ràng nhất gồm:
+ Phân kỳ tăng (Bullish Divergence)
Dấu hiệu nhận biết khi “giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI lại tạo đáy cao hơn”. Phân kỳ tăng có thể là dự báo về việc đảo chiều giá của thị trường từ giảm sang tăng
+ Phân kỳ giảm (Bearish Divergence)
Ngược với phân kỳ tăng, “giá tạo đỉnh cao hơn, RSI lại tạo đỉnh thấp hơn”. Đây có thể là dấu hiệu của việc giá bị đảo chiều từ tăng sang giảm
Qua những dấu hiệu này nhà đầu tư có thể sẽ biết được thời điểm khi nào nên bán và khi nào nên mua để thực hiện giao dịch hiệu quả
>>> Xem thêm: KYC là gì?
5. Kết luận
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về RSI là gì và ý nghĩa của nó đối với thị trường Forex. Hoạt động đầu tư ngoại tệ mặc dù thu lời nhiều nhưng nó vẫn tồn tại rủi ro. Vì thế bạn cần phải trau dồi thật nhiều kiến thức mới để có thể đứng vững trên thị trường này.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Nhân Hòa vui lòng liên hệ theo địa chỉ
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
https://nhanhoa.com
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Email: contact@nhanhoa.com