Mục lục [Ẩn]
Laravel là một PHP Framework được phát triển bởi Taylor Otwell với phiên bản đầu tiên được ra mắt vào tháng 6 năm 2011. Chắc hẳn một điều các PHP Developer ai cũng biết đến Laravel - một open source framework đứng đầu về số lượt download trên Packagist cũng như số lượng sao đạt được trên Github. Vậy Laravel là gì? Các tính năng của Laravel là gì và chúng có những ưu nhược điểm như thế nào. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.
1. Laravel là gì?
Laravel là một PHP Framework phổ biến và tốt nhất có mã nguồn mở và miễn phí nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển các ứng dụng trang web theo cấu trúc MVC. Nó đã tạo được nhiều tiếng vang với hứa hẹn tạo ra các ứng dụng web nhanh chóng và đơn giản. Bạn có thể sử dụng Laravel để xây dựng cũng như duy trì các ứng dụng web chất lượng cao mà không phải lo lắng nhiều
Laravel là gì?
Mô hình MVC (Model - View - Control) là mô hình phân bổ source code thành 3 phần. Mỗi thành phần trong mô hình này lại đóng một vai trò quan trọng như nhau riêng biệt và độc lập. Cụ thể:
- Model
Đây là nơi chứa những nghiệp vụ tương tác với dữ liệu hoặc hệ quản trị cơ sở dữ liệu (mysql, mssql,...). Thành phần Model bao gồm các class/function xử lý nhiều nghiệp vụ như kết nối database, truy vấn dữ liệu, chỉnh sửa dữ liệu,...
- View
Đây là nơi chứa những giao diện như nút bấm, khung nhập, menu, hình ảnh,... Thành phần View sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ hiển thị dữ liệu và giúp người dùng tương tác với hệ thống
- Controller
Là nơi tiếp nhận những yêu cầu xử lý được gửi từ người dùng. Thành phần của Controller sẽ bao gồm những class/function xử lý nhiều nghiệp vụ logic giúp lấy đúng dữ liệu thông tin cần thiết và hiển thị dữ liệu đó ra cho người dùng qua lớp View
>>> Xem thêm: Framework là gì?
2. Ưu điểm và nhược điểm của Laravel
- Về ưu điểm
+ Sử dụng các tính năng mới nhất của PHP
Sử dụng Laravel 5 giúp các lập trình viên tiếp cận những tính năng mới nhất mà PHP cung cấp, nhất là đối với Namespaces, Interfaces, Overloading, Anonymous functions và Shorter array syntax
+ Nguồn tài nguyên vô cùng lớn và sẵn có
Nguồn tài liệu của Laravel rất thân thiện với các lập trình viên với đa dạng tài liệu khác nhau để tham khảo. Các phiên bản được phát hành đều có nguồn tài liệu phù hợp với ứng dụng của mình
+ Tích hợp với dịch vụ mail
Laravel là framework được trang bị API sạch trên thư viện SwiftMailer, vì vậy bạn có thể gửi thư qua các dịch vụ dựa trên nền tảng đám mây hoặc local
+ Tốc độ xử lý nhanh
Laravel hỗ trợ hiệu quả cho việc tạo lập Website hay các dự án lớn trong thời gian ngắn. Vì vậy nó được các công ty công nghệ và lập trình viên sử dụng rộng rãi để phát triển các sản phẩm của họ
+ Dễ sử dụng
Laravel được đón nhận vì nó rất dễ sử dụng. Thường chỉ mất vài giờ bạn mới có thể bắt đầu thực hiện một dự án nhỏ với vốn kiến thức cơ bản nhất về lập trình với PHP
+ Tính bảo mật cao
Laravel cung cấp sẵn cho người dùng những tính năng bảo mật mạnh mẽ để người dùng hoàn toàn tập trung vào việc phát triển sản phẩm của mình
Sử dụng PDO để chống lại tấn công SQL Injection và sử dụng một field token ẩn để chống lại tấn công kiểu CSRP
Mặc định đều được Laravel escape các biến được đưa ra view mặc định, do đó có thể tránh được tấn công XSS
Ưu điểm và nhược điểm của Laravel
- Về nhược điểm
+ Laravel không hỗ trợ tính năng thanh toán
Sẽ không đáng lo ngại nếu bạn không tự mình quản lý các tài khoản thanh toán bởi vì bạn sẽ phải tuân thủ các quy tắc PCI. Trì hoãn các dịch vụ như Stripe và PayPal sẽ giải quyết vấn đề đó. Bạn cũng có thể thử bất kỳ trang web thương mại trực tuyến nào và xây dựng ứng dụng của mình trong kho template có sẵn, hoặc sử dụng các thư viện của Framework cho phép bạn tích hợp các phương thức thanh toán
+ Thiếu sự liên tục giữa các phiên bản
Hiện nay Laravel đã ra mắt version 5 nhưng sự chuyển đổi từ Laravel 4 sang Laravel 5 hầu như không có sự chuyển đổi liền mạch. Nếu bạn cố gắng cập nhật code, bạn có thể sẽ phá vỡ ứng dụng
+ Chất lượng
Một số thành phần trong Framework không được thiết kế tốt. Do đó đây không phải là sự lựa chọn đáng tin cậy cho các nhà phát triển nghiệp dư. Tuy nhiên, Framework vẫn đang được cải thiện rất nhiều
+ Một số bản nâng cấp có thể có vấn đề
Đây là vấn đề chung của toàn bộ PHP Framework chứ không riêng gì Laravel. Vì vậy các nhà phát triển cần phải có những giải pháp kịp thời để phòng ngừa trước khi nâng cấp mobile application/website
+ Việc tải lại toàn trang có thể hơi nặng đối với các mobile app khi so sánh. Điều đó dẫn đến việc các nhà phát triển Website có xu hướng chỉ sử dụng Framework như backend JSON API
>>> Xem thêm: MySQL là gì?
3. Hướng dẫn cài đặt Laravel nhanh nhất và hiệu quả nhất
Cách 1: Cài đặt thông qua Laravel Installer
Đầu tiên bạn cần mở Terminal (CMD hoặc Git Bash) và gõ dòng lệnh “composer global require ”laravel/installer” ”
- Đối với Windows, đường dẫn là “%appdata%Composervendorbin”
- Đối với MacOS và Linux, đường dẫn là “~/.composer/vendor/bin”
Sau khi cài đặt xong, bạn di chuyển vào thư mục htdocs của XAMPP
Bạn mở cửa sổ lệnh bằng cách nhấn Shift + chuột phải và chọn Command Window Here/Git Bash Here đối với Windows và gõ “laravel new blog”. Trong đó, blog chính là tên thư mục laravel project của bạn
Hướng dẫn cài đặt Laravel nhanh nhất và hiệu quả nhất
Cách 2: Cài đặt thông qua Composer
Bạn di chuyển thẳng vào thư mục htdocs của XAMPP. Tại đây, bạn mở cửa sổ lệnh và gõ “composer create-project -prefer-dist laravel/laravel blog”. Trong đó, blog chính là tên thư mục laravel project của bạn
Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn mở WebServer đến thư mục Public trong thư mục Laravel project hoặc từ thư mục Laravel project và gõ lệnh “php artisan serve”
Màn hình console sẽ xuất hiện thông báo “Laravel development server started on https://localhost:8000/”
Lúc này, bạn sẽ truy cập vào trình duyệt và gõ lệnh https://localhost:8000. và bắt đầu sử dụng Laravel
>>> Xem thêm: XAMPP là gì?
4. Lời kết
Như vậy, thông qua bài viết này bạn đã biết được những đặc điểm chung về framework Laravel và tại sao nhiều lập trình viên lại ưa dùng ngôn ngữ PHP với Framework này rồi đúng không nào. Ngoài việc tìm hiểu về lập trình PHP, bạn có thể khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích về lập trình, học lập trình và các thông tin công nghệ khác tại Website của Nhân Hòa. Nhân Hòa chúc bạn thành công trong lĩnh vực lập trình của mình.