Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code
preload-home

Kinh doanh là gì?

06/05/2021, 04:40 pm
4,277

Khái niệm “Kinh doanh là gì?” luôn là khái niệm nhận được sự quan tâm của đông đảo giới trẻ muốn lập nghiệp cũng như những người đam mê lĩnh vực này. Bài viết này Nhân Hòa sẽ giải đáp và cung cấp những kiến thức cần thiết về hoạt động kinh doanh mà bạn không nên bỏ qua.

1. Kinh doanh là gì?

Kinh doanh là hoạt động mua bán, trao đổi nhằm tạo ra lợi nhuận, các doanh nghiệp, tập đoàn thực hiện hoạt động sản xuất ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu người tiêu dùng sau đó đem bán trên thị trường và mang về lợi nhuận được tính bằng thước đo của tiền tệ.

Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội để phát triển và hội nhập. Không quên đi kèm với cả nhiều thách thức. Sự kết hợp giữa cổ điển, hiện đại, thông tin và công nghệ để làm giảm khoảng cách đã không ngừng tạo ra những ý tưởng độc đáo, mới lạ. Từ đó các doanh nghiệp tự đẩy mình để tìm ra được nhiều hướng phát triển hiệu quả nhất. 

Kinh doanh là gì?

Theo nhận định của các chuyên gia thì cuộc cách mạng 4.0 đã tạo nên những diện mạo mới trong sản xuất, bán hàng và tiếp thị. Nếu như trước đây, mọi quá trình mua bán đều diễn ra trực tiếp tại cửa hàng, thì cho đến bây giờ nhờ vào sự phát triển của công nghệ hoạt động mua bán online đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Đây chính là cơ hội thuận lợi phát triển cho các công ty Startup trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử, công nghệ,... Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được xem là quốc gia có tinh thần Startup mạnh mẽ hàng đầu trong làn sóng khởi nghiệp toàn thế giới. 

Điều này càng tạo động lực để các doanh nghiệp mới bắt tay vào Startup, bắt nhịp với nền công nghệ 4.0 và tạo ra những đột phá mới trong phát triển kinh tế. 

>>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh chuẩn [8 Yếu tố then chốt]

2. Những đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh

- Giao dịch trong nhiều giao dịch 

Trong hoạt động kinh doanh thì việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ như một hoạt động chủ yếu và diễn ra thường xuyên và lặp lại. Một sản phẩm và dịch vụ trước khi đến được tay người dùng cần trải qua nhiều giao dịch khác nhau

- Trao đổi hàng hóa và dịch vụ

Các hoạt động trong kinh doanh đều có sự liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ đổi lấy tiền hoặc các giá trị của tiền

- Kỹ năng kinh doanh để thành công 

Bất kỳ một lĩnh vực hay một chuyên ngành nào đều cần có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp. Đối với lĩnh vực kinh doanh, muốn trở thành một doanh nhân giỏi cần có những phẩm chất và những kỹ năng kinh doanh nhất định và bắt buộc để có thể điều hành doanh nghiệp 

- Lợi nhuận là mục tiêu chính 

Hoạt động kinh doanh hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác đều mang một mục tiêu chính là kiếm lại lợi nhuận kinh tế. Lợi nhuận chính là những thành quả của hoạt động kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ của một doanh nhân

- Người bán và người mua 

Trong lĩnh vực kinh doanh để thực hiện được thành công thì phải có 2 yếu tố là bên bán và bên mua thì mới có thể hoàn thành giao dịch 

Những đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh

- Rủi ro và sự không chắc chắn 

Kinh doanh là một hoạt động sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức và rủi ro. Một số sự rủi ro trong kinh doanh là mất mát do hỏa hoạn hay trộm cắp cũng có thể bảo vệ bằng chính bảo hiểm. Cũng có những điều không chắc chắn như mất mát do thay đổi các nhu cầu tiêu dùng mà thị trường biến động giá cả

- Tiếp thị và phân phối hàng hóa 

Các hoạt động kinh doanh có thể liên quan đến tiếp thị và phân phối hàng hóa trong những trường hợp được gọi là hoạt động thương mại

- Kết nối với sản xuất 

Các hoạt động kinh doanh có thể được kết nối với sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Trong những trường hợp này được coi là hoạt động công nghiệp. Các ngành công nghiệp có thể được coi là chính hoặc phụ tùy vào quy mô hoạt động kinh doanh

- Đáp ứng nhu cầu của con người 

Doanh nhân là những người sẽ đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn và những thắc mắc của con người thông qua hành vi và ý thức và doanh nhân sẽ xác định và phân tích những nhu cầu và mong muốn để tiến hành kinh doanh. Sản xuất những sản phẩm và cung cấp cho con người. Làm hài lòng con người và phục vụ giải quyết những mong muốn cần thiết

>>> Xem thêm: Tên miền .store - tên miền cho kinh doanh thăng tiến

3. Phân loại các loại hình kinh doanh

- Doanh nghiệp liên doanh

Đây là loại hình doanh nghiệp công ty do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh được tổ chức dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng tài sản của mình trên cơ sở vốn góp vào liên doanh của các bên

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Về bản chất, đây là một công ty trách nhiệm hữu hạn, chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp do một cá nhân nước ngoài bỏ vốn ra thành lập

- Công ty TNHH một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần được quyền phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật

Phân loại các loại hình kinh doanh

- Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, có ít nhất hai thành viên hợp danh. Trong đó, mỗi thành viên hợp danh có uy tín nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Công ty có thể có thành viên góp vốn, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

- Doanh nghiệp tư nhân 

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

- Hợp tác xã

Đây là loại hình tổ chức tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu góp vốn xây dựng góp sức lập ra. Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu chung, mọi người tự nguyện tạo dựng hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể, nâng đỡ quyền lợi của từng xã viên, gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và dịch vụ

- Doanh nghiệp nhà nước 

Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao

Các hình thức doanh nghiệp nhà nước bao gồm Công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên

4. Phân loại các ngành kinh doanh 

Ngành kinh doanh rất đa dạng các ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề đều có những đặc điểm nhất định riêng mang đặc trưng của nó. Nhưng nhìn chung ta có thể sắp xếp theo các nhóm như: Nông nghiệp và khai thác, dịch vụ tài chính, thông tin, kinh doanh vận tải, dịch vụ công cộng, sản xuất, bán lẻ và phân phối, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ

- Ngành thông tin

Đây là ngành nghề mà những công ty kinh doanh sẽ thu lợi nhuận từ việc bán lại quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền mà người sở hữu những sản phẩm đó khi đăng ký có thể bán lại, hoặc nhượng lại nhưng có thời hạn những sản phẩm đã đăng ký quyền để đảm bảo việc sản phẩm trí tuệ không bị đạo nhái một cách tùy tiện

- Ngành kinh doanh vận tải

Những đơn vị kinh doanh vận tải sẽ thu lợi nhuận từ việc phí vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Kinh doanh vận tải có thể hoạt động dưới nhiều hình thức và thông qua nhiều loại phương tiện khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng để có những sự thay đổi

- Bán lẻ và phân phối

Hoạt động như một trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng, thu lợi nhuận qua dịch vụ bán lẻ và phân phối hàng hóa/ dịch vụ

- Ngành sản xuất

Sản xuất hàng hóa từ các nguyên liệu thô hoặc các chi tiết cấu thành, sau đó bán đi thu lợi nhuận

Phân loại các ngành kinh doanh

- Ngành kinh doanh dịch vụ

Cung cấp các dịch vụ và hàng hóa vô hình, thu lợi bằng cách tính giá sức lao động hoặc các dịch vụ đã cung cấp cho chính phủ, các lĩnh vực kinh doanh khác hoặc khách hàng như trang trí nội thất, làm đẹp, tạo mẫu tóc, trang điểm, thẩm mỹ, giặt là, kiểm soát dịch bệnh, côn trùng…

- Kinh doanh bất động sản

Thu lợi từ việc bán, cho thuê, phát triển các tài sản bao gồm đất, nhà ở gắn liền với đất và các loại công trình khác

- Ngành kinh doanh dịch vụ công công cộng

Ví dụ như ngành điện, xử lý chất thải, nước sinh hoạt thường được đặt dưới sự quản lý của chính phủ

- Ngành nông nghiệp và khai thác

Đây là ngành kinh doanh liên quan đến hoạt động sản xuất nguyên liệu thô nông sản và khoáng sản. Những nguyên nhiên liệu chủ yếu là việc chăn nuôi thủy sản, động vật, khai thác gỗ, khoáng sản, hay trồng và kinh doanh các loại cây nông nghiệp

- Ngành dịch vụ tài chính

Dịch vụ tài chính là bao gồm các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, v.v. thu lợi nhuận thông qua việc đầu tư và quản lý nguồn vốn. Hiện nay, với việc nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên phát triển, ngành dịch vụ tài chính cũng vì vậy mà có những bước chuyển mình rất lớn. Hàng loạt các dịch vụ về tài chính, ngân hàng có lợi với cả người sử dụng và bên cung cấp liên tục được ra mắt. Điều này cho thấy được tương lai rộng mở của lĩnh vực này

5. Những yếu tố cần lưu ý nếu muốn kinh doanh thành công

Thực tế cơ hội kinh doanh nhỏ lãi lớn vẫn rất nhiều. Để có thể trở thành người thành công trong lĩnh vực kinh doanh, bạn cần lưu ý những điều sau: 

- Hãy nắm chắc các kiến thức, lý thuyết liên quan đến lĩnh vực này

- Lựa chọn sản phẩm dịch vụ mà bạn cảm thấy yêu thích để bắt đầu

- Hãy chắc chắn rằng sản phẩm dịch vụ mà bạn chọn thật sự tốt và khác biệt. Chỉ khi thực sự sở hữu thế mạnh mới giúp bạn sớm thành công, tránh xa được những khó khăn cản trở phía trước

- Hãy xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh thật cụ thể, bài bản ngay từ bước đầu tiên và tuân thủ chặt chẽ đúng lộ trình đã đề ra

>>> Xem thêm: [XEM NGAY] Làm thế nào để bán hàng Online HIỆU QUẢ đối với "Newbie"?

6. Lời kết

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Nhân Hòa, hy vọng những thông tin giải đáp kinh doanh là gì? Những ý nghĩa của Kinh Doanh sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa kinh doanh Nhân Hòa luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý bạn đọc.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Bài viết liên quan
23/01/2025
Trong thế giới mạng máy tính, nơi dữ liệu là vua, TCP và UDP nổi lên như hai "anh hùng" với nhiệm vụ truyền tải thông tin...
20/01/2025
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp bảo mật trực tuyến toàn diện? HMA VPN chính là công cụ mạnh mẽ giúp bạn duyệt web...
20/01/2025
Malware là phần mềm độc hại được thiết kế để xâm nhập, gây hại hoặc chiếm quyền kiểm soát máy tính của người...
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!