Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code

Internal Link là gì?

27/04/2021, 01:47 pm
751

Internal link là một yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai dự án làm SEO, không chỉ tác động đến trải nghiệm của người dùng mà còn cải thiện vị trí từ khóa của Website trên các công cụ tìm kiếm, nhưng không phải SEOer nào cũng biết. Cùng Nhân Hòa tìm hiểu các thông tin cũng như lợi ích của Internal link và những lưu ý khi đi Internal link mà SEOer cần biết.

1. Internal link là gì?

Internal link hay còn gọi là liên kết nội bộ là một liên kết từ trang này sang trang khác của cùng 1 tên miền (domain) hay Website. Chúng thường được sử dụng trong việc điều hướng và chia sẻ giá trị liên kết cải thiện khả năng xếp hạng của Website. Từ đó góp phần giúp trang Web của bạn có khả năng cải thiện tốt hơn về thứ hạng trên trang tìm kiếm. Đương nhiên điều hướng trang Web, menu Website cũng được tính là liên kết nội bộ song Internal link lại tập trung nhiều vào liên kết trong nội dung trên các trang web của bạn.

Internal link là gì?

Mục đích chính của việc xây dựng Internal link là điều hướng người dùng từ link này có thể chuyển đến link khác khi truy cập trong cùng một Website nhằm mang đến chuỗi thông tin liên kết hữu ích cho khách hàng.

>>> Xem thêm: Lợi ích TUYỆT VỜI khi sở hữu WEBSITE

2. Tầm quan trọng của Internal link trong việc phát triển SEO

- Đối với các công cụ tìm kiếm

+ Liên kết nội bộ giúp chúng ta tự đánh giá và giới thiệu cho các công cụ tìm hiểu nội dung trang Web. Nếu chính chúng ta không thể tự đánh giá được trang web của mình đâu là nội dung quan trọng nhất thì thật khó để các công cụ tìm kiếm đánh giá được

+ Mỗi page trên web đều tập trung trỏ về 1 số Landing page SEO nhất định ám chỉ cho Google hiểu rằng đó là các Landing page quan trọng cần SEO lên top

- Đối với người dùng

Đưa ra Internal link dẫn về những trang có nội dung giải nghĩa hoặc để chia sẻ những thông tin hữu ích cho người dùng. Điều này sẽ làm tăng trải nghiệm người dùng trên Website

Tầm quan trọng của Internal link trong việc phát triển SEO

- Đối với Website

+ Tăng page view, time on site và làm giảm tỉ lệ bounce rate

+ Nhiều đường dẫn trỏ về các trang trưng bày sản phẩm hoặc các Landing page cần SEO sẽ làm tăng lượng truy cập. Traffic cao là một yếu tố quan trọng để chúng ta tăng tỷ lệ chuyển đổi hoặc để SEO một Landing page nào đó

+ Internal link giúp tạo nên cấu trúc của một Website. Hãy coi Website của chúng ta như một ngôi nhà tốt, bền vững thì ngôi nhà đó cũng mới vững chắc được. Internal link tạo sự liên kết chặt chẽ qua lại giữa các trang trên Website

+ Các Internal link đặt trong các anchor text chứa từ khóa giúp định hình được từ khóa cần SEO cho Landing page

+ Internal link đặt từ các trang lớn chia sử pagerank cho các trang web con khác

3. Chiến lược để xây dựng một Internal link (liên kết nội bộ) chất lượng

- Đặt liên kết nội bộ ở thanh Menu trên đầu Website

Trang chủ là nơi có lượng truy cập nhiều nhất. Vì vậy thanh menu đặt ở đầu trang là nơi người dùng chú ý, bạn hãy đặt Internal link trỏ về các mục chính cần SEO của trang web, sau đó Google sẽ đánh giá cao các Internal link ở đầu trang hơn là ở các chân trang

- Đặt Internal link ở các chân trang (Footer), Sidebar và tận dụng Breadcrumb (thanh điều hướng)

Mặc dù không được Google đánh giá cao như ở đầu trang nhưng bạn vẫn nên tận dụng những vị trí này để đặt Internal link, nó sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm được các thông tin hữu ích quan trọng và click vào đó

- Xây dựng nội dung chất lượng

Thật khó để trỏ liên kết nếu nội dung trên trang của bạn không đa dạng và kém chất lượng. Với nội dung lớn bạn có thể dễ dàng liên kết cùng với nhau 

- Anchor text

Như đã nói ở trên các Internal link đặt trong các anchor text chứa từ khóa giúp định hình được từ khóa cần SEO, bạn cần đa dạng hóa anchor text và nội dung của anchor text nên chứa từ khóa liên quan đến trang được trỏ link về

Chiến lược để xây dựng một Internal link chất lượng

- Nội dung liên quan

Đảm bảo trang được trỏ đến phải có nội dung liên quan, bạn không thể liên kết một trang có nội dung về SEO về một trang không có nội dung gì liên quan đến SEO cả

- Internal link nên để dofollow

Để Internal link nofollow sẽ làm phá vỡ link scheme và Google hoàn toàn không hài lòng về điều này. Khi liên kết đến một trang khác trên cùng domain, nên để bot quét qua một cách tự do để thu thập hết các dữ liệu. Do đó chúng ta nên dofollow cho toàn bộ Internal link

- Trỏ Internal link về Landing page SEO

Ngoài việc đi link nội bộ qua lại giữa các trang con, chúng ta nên xác định đâu là landing page cần SEO để xây dựng hệ thống Internal link hợp lý trỏ về và chúng sẽ là một yếu tố rất tốt để Google xếp hạng các Landing page này 

>>> Xem thêm: Landing Page là gì? Thiết kế Landing Page chuyên nghiệp nhất 

4. Một số lưu ý khi xây dựng liên kết nội bộ 

- Tập hợp các liên kết nội bộ từ các trang trong Website đến trang đích quan trọng 

- Chủ động đặt Internal links tại các trang, bài viết có nhiều liên kết trỏ về 

- Tùy thuộc vào sản phẩm cũng như yêu cầu của bạn ,à trang cần tăng thứ hạng là trang sản phẩm, tin tức hay giới thiệu dịch vụ,... và việc cần làm là dồn toàn bộ sức mạnh từ các trang khác vào trang này 

- Các trang hay bài viết có nhiều liên kết trỏ về đồng nghĩa trang đó có sức mạnh tốt hơn so với các trang khác. Và khi đó trang này sẽ có giá trị hơn đối với trang đích của chúng ta 

Một số lưu ý khi xây dựng liên kết nội bộ

- Nên sử dụng Breadcrumb

Breadcrumb còn được gọi là thanh điều hướng thường được đặt ở đầu hay cuối bài viết nhằm cho người dùng biết vị trí của mình đang đứng ở đâu trong Website và giúp cho nó dễ dàng chuyển sang vị trí khác

- Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến anchor text khi đặt Internal links, không nên đặt những anchor text một cách bừa bãi và miễn cưỡng làm cho nội dung Website bị loãng hay gây cảm giác phản cảm dẫn tới việc người dùng không tin tưởng nội dung đó

5. Hướng dẫn tối ưu Website với Internal link

- Bước 1: Xác định các Landing page cần tối ưu lên Top

Việc xác định Landing page sẽ giúp xác định được chủ đề cũng như từ khóa cần thiết và lên kế hoạch sản xuất nội dung cần hỗ trợ. Các trang này thường nhằm mục tiêu đến những từ khóa rộng và có khối lượng tìm kiếm cao

- Bước 2: Liệt kê những cụm chủ đề cũng như từ khóa cần xây dựng Internal link nhất

Các cụm chủ đề thường được xác định từ trang web trung tâm mà bạn đã tìm ra ở bước 1, đây sẽ là trang chính cho một chủ đề cụ thể nào đó. Bất kỳ trang nào có liên quan đều được xem là những nội dung hỗ trợ tạo thêm chiều sâu cho chủ đề

Các trang hỗ trợ cần một liên kết nội bộ quay trở lại trang chính để thể hiện tính liên kết và chỉ ra rằng trang chính là nguồn nội dung trọng tâm và có thẩm quyền nhất. Bạn có thể bắt đầu vạch ra các cụm chủ đề của mình ở giai đoạn này bằng cách lấy các trang trung tâm của bạn và xây dựng một danh sách các trang hỗ trợ có liên quan

- Bước 3: Chọn Anchor text có liên quan và phù hợp với nội dung của trang cần trỏ link 

Thực tế bạn sẽ không cần gặp vấn đề gì khi sử dụng Anchor text chính xác với từ khóa chính. Khi sử dụng liên kết ngoài, điều này là vi phạm nguyên tắc quản trị trang Web của Google. Tuy nhiên, khi áp dụng cho liên kết nội bộ thì không như vậy

Một vài lưu ý để lựa chọn Anchor text mang lại hiệu quả tốt nhất:

+ Sự đa dạng

Dù sẽ không bị phạt nếu bạn chỉ liên kết theo một cách nêu trên nhưng điều đó không được tự nhiên, cố gắng đa dạng hóa các Anchor text nếu có thể

+ Độ dài

Sử dụng các biến thể dài hơn của từ khóa chính có thể giúp tăng thứ hạng cho cụm từ cụ thể đó cho trang mục tiêu của bạn miễn là nó được tạo ra phù hợp với xu hướng tìm kiếm của người dùng

+ Mức độ liên quan

Không bao giờ buộc một liên kết nội bộ Anchor text khớp chính xác vào một phần nội dung. Hãy sử dụng chúng một cách tự nhiên nhất mà không mất đi sự liên quan 

Hướng dẫn tối ưu Website với Internal link

- Bước 4: Xác định mọi quyền hạn trên trang web của bạn cụ thể, chính xác

Một số trang đích của bạn có nhiều quyền hơn những trang khác và bạn có thể sử dụng chúng để tạo lợi thế cho mình

Các trang có thẩm quyền cao nhất là những trang có liên kết trỏ đến chúng từ những nguồn bên ngoài. Bạn có thể chuyển giao vốn liên kết này sang các trang khác nhờ Internal Link. Công cụ phân tích Backlink của SEMrush sẽ cho phép bạn tìm các trang này để bạn có thể bắt đầu xây dựng danh sách các chiến thuật để tạo ra các liên kết trên trang Web thích hợp

- Bước 5: Sử dụng Internal link để tăng thứ hạng cao cho các trang mục tiêu như đã nói ở trên

Sau khi xác định được các trang thẩm quyền nhất, bạn có thể sử dụng chúng để cải thiện thứ hạng cho các trang Web khác của mình

Tất cả những gì bạn cần làm là thông qua trang Web có các trang có liên kết giá trị nhất và xác định các cơ hội để liên kết với các trang quan trọng hoặc cần tăng thứ hạng. Tuy nhiên, nếu trang Web không chứa nội dung liên quan, đừng liên kết với chúng

- Bước 6: Dùng Internal link để tối ưu hóa những nội dung mới cho Website của bạn

Nếu Website của bạn không có nhiều liên kết, hãy tối ưu hóa nội dung mới thay thế. Điều này có nghĩa là tham khảo các trang Web có thẩm quyền để xác định các cơ hội để tạo liên kết có liên quan để có lợi cho việc tối ưu SEO

Bạn có thể thực hiện một vài tìm kiếm trên Google với các từ khóa trong phần nội dung mới của bạn để tìm các trang liên quan và liên kết đến Website của bạn

Cách này có thể giúp tăng cường liên kết nội bộ của bạn bằng cách đảm bảo nhiều trang hơn được hưởng lợi từ quyền hạn được chia sẻ. Nên chỉ ra ít nhất hai hoặc ba liên kết nội bộ cho mỗi phần nội dung mới. Những liên kết này nên đến từ một trang có thẩm quyền

>>> Xem thêm: Backlink là gì? 5 vai trò [QUAN TRỌNG NHẤT] của backlink trong SEO

6. Lời kết

Trên đây là tất cả những thông tin về Internal Link là gì. Đồng thời, có những cách hướng dẫn tạo liên kết nội bộ để tối ưu hóa dịch vụ SEO. Mong rằng, chúng là thông tin hữu ích, mang đến nhiều kiến thức SEO cho bạn hơn. Việc tạo Link nội bộ là không quá khó khăn, do đó, bạn hãy tập thói quen đi Link nội bộ cho bài viết. Bởi, đây cũng là một trong những cách giúp bạn tối ưu Website tốt hơn.

Nếu bạn còn thắc mắc về một vấn đề gì đó trong bài viết trên, hãy liên hệ với Nhân Hòa theo các địa chỉ dưới đây

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan
18/05/2024
Thuê máy chủ ảo chơi game là lựa chọn của rất nhiều game thủ, giúp luyện cấp 24/24 mà không lo hao mòn máy tính cá nhân...
17/05/2024
Tên miền VN miễn phí là cơ hội hiếm có cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam sở hữu một địa chỉ trực...
16/05/2024
Theo thông báo từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Cổng tiếp nhận phản ánh lạm dụng tên miền đã chính thức hoạt động...
Chuyên nghiệp và tận tình
Hỗ Trợ Trực Tuyến 24/7
Đội ngũ chuyên gia giúp xử lý vấn đề kỹ thuật để website của bạn luôn hoạt động tốt và chạy nhanh. Bất kỳ lúc nào.
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Hotline: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Hotline: 091 285 1416

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Hotline : 091 522 1384

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!