Mục lục [Ẩn]
Marketing là công việc không thể thiếu khi kinh doanh. Có rất nhiều chiến lược marketing khác nhau trong đó inbound marketing là hình thức được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Vậy cụ thể inbound marketing là gì, tại sao inbound marketing lại quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. Inbound marketing là gì?
Inbound marketing là chiến lược marketing có mục tiêu là khiến khách hàng chủ động tìm kiếm sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách tạo ra các giá trị hữu ích cho người dùng. Sau đó doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên các khách hàng này.
2. Đặc điểm inbound marketing
Inbound marketing dễ nhận biết và phân biệt nhất dựa trên những đặc điểm sau đây.
2.1. Các kênh triển khai
Thay vì marketing trên các kênh truyền thống như banner, báo chí, tivi, Inbound marketing thực hiện tập trung vào SEO website, làm content marketing, social media hoặc email marketing.
2.2. Tính tương tác
Khi làm inbound marketing, doanh nghiệp và khách hàng sẽ tương tác hai chiều với nhau.
2.3. Nội dung tiếp thị
Inbound marketing là chiến lược tập trung cung cấp các thông tin hữu ích mà người dùng quan tâm, xoay quanh nhiều chủ đề khác nhau.
2.4. Đối tượng tiếp thị
Inbound marketing tập trung vào những khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ. Thay vì tiếp cận đa dạng tất cả các khách hàng.
3. Mô hình triển khai inbound marketing
Inbound marketing là phương pháp tiếp thị với mục đích chuyển người lạ thành khách hàng. 4 giai đoạn chính là một chiến lược inbound marketing cần trải qua là Attract > Convert > Close > Delight. Tương ứng với 4 giai đoạn sẽ chuyển đổi từ Strangers (Người lạ) > Visitor (Người ghé qua) > Leads (Khách hàng tiềm năng) > Customers (Khách hàng thật sự) > Promoters (Người quảng bá)
3.1. Attract - Thu hút người dùng
Đối tượng doanh nghiệp cần thu hút khi triển khai inbound marketing là khách hàng tiềm năng. Nghĩa là những người đã biết đến sản phẩm, dịch vụ và đang quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Để dễ dàng thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần có chân dung khách hàng đầy đủ. Biết họ là ai, có thích gì, ghét gì, rào cản mua hàng là gì,...Càng biết chi tiết doanh nghiệp càng dễ tiếp cận và thu hút họ.
Một vài công cụ/ phương pháp doanh nghiệp có thể vận dụng trong quá trình thu hút
- Tối ưu hóa website thu hút
- Chia sẻ thông tin hữu ích và tương tác với khách hàng trên các trang mạng xã hội (social media)
- Viết blog đến chia sẻ kiến thức với người đọc
- Thực hiện làm SEO để tối ưu hóa nội dung trên các công cụ tìm kiếm. Đặc biệt là nội dung trên website.
3.2. Convert - Chuyển đổi người dùng thành khách hàng
Sau khi đã tiếp cận được với người dùng thì bạn cần tìm khách biến họ thành leads. Nghĩa là một danh sách khách hàng tiềm năng có đầy đủ các thông tin. bao hồm tên, số điện thoại, email,...Có như vậy thì việc xây dựng cách thức bán hàng mới trở nên dễ dàng hơn.
Một vài hình thức hay được áp dụng để tăng chuyển đổi khách hàng
- Tặng miễn phí tài liệu có giá trị trên website. Ví dụ như ebook, các báo cáo chuyên môn, tài liệu chuyên sâu,..
- Sử dụng biểu mẫu để khuyến khích khách hàng cung cấp thông tin
- Tạo nội dung landing page hấp dẫn để thu hút khách hàng
- Sử dụng câu kêu gọi hành động đủ mạnh
Sau khi thu được leads bạn sẽ có được thông tin liên hệ đầy đủ của khách hàng. Đây là tiền đề vững chắc để triển khai bước tiếp theo.
3.3. Close - Chốt đơn, chuyển khách hàng thành khách hàng thật sự
Khách hàng thật sự (customers) là những người chi tiền để sở hữu sản phẩm, dịch vụ của bạn. Vì thế bước chốt đơn là quan trọng nhất vì nó trực tiếp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ của giai đoạn này là sử dụng các công cụ marketing để chốt sales đúng khách hàng, đúng thời điểm.
Công cụ chốt sales
- Xây dựng hệ thống quản trị khách hàng . Cho phép bạn theo dõi, phân tích và đánh giá chính xác hiệu quả của sự kết hợp giữa sale và marketing.
- Sử dụng email marketing để nuôi dưỡng, kích thích khách hàng mua hàng. Kết hợp với các công cụ Automation marketing để đeo bám khách hàng.
- Công cụ chấm điểm lead. Giúp nhận diện chính xác khách hàng tiềm năng, sẵn sàng nói chuyện với nhân viên bán hàng và mua hàng.
3.4. Delight - Mê hoặc, biến khách hàng thật sự thành khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành là người sẵn sàng giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của công ty đến những người mua khác. Đây là nhóm khách hàng cần nhất đối với doanh nghiệp. Vì thế, cần có biện pháp chăm sóc đặc biệt hơn để giữ chân khách hàng.
Ví dụ:
- Gửi đến khách hàng ưu đãi đặc biệt
- Thường xuyên quan tâm hỏi han khách hàng
- Gửi khách hàng những thông tin sản phẩm mới, dịch vụ mới,...
Mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành, mỗi đặc thù sản phẩm, dịch vụ sẽ có cách làm remarketing khác nhau. Nhưng mục đích chính là làm hài lòng và giữ chân khách hàng càng lâu càng tốt.
Tham khảo: Cách phân loại khách hàng chính xác nhất 2021
4. Những con số biết nói về hiệu quả của Inbound Marketing
Inbound marketing là phương pháp làm marketing đánh trúng tâm lý khách hàng. Giúp tạo dựng lòng tin lâu dài với khách hàng mục tiêu. Vì thế, hiệu quả của inbound marketing đã được chứng minh
- Chi phí inbound marketing tiết kiệm hơn 61% so với các phương pháp khác
- Inbound marketing giúp công ty tăng ROI - Lợi tức đầu tư cao gấp 3 lần so với Outbound marketing. Chiếu theo nghiên cứu của Hubspot về doanh nghiệp B2B và B2C
- Chi phí inbound marketing trên mỗi lead tiết kiệm 12%, trên mỗi khách hàng là 5%.
- Đến 34% số lead thu được là nhờ inbound marketing. Và 58% marketer sử dụng inbound marketing để triển khai dự án.
Xem thêm: 7P trong marketing là gì? Kiến thức cơ bản về marketing mix
5. Lời kết
Bài viết trên là giải thích chi tiết nhất để mọi người hiểu rõ inbound marketing là gì. Inbound marketing hiểu đơn giản là cách làm marketing tập trung vào nhu cầu của khách hàng. Tạo ra những giá trị hữu ích để thu hút và biến người dùng thành khách hàng trung thành. Đây là một phương pháp làm marketing hiệu quả mà bạn rất nên lưu tâm.