Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code
preload-home

CTR là gì

17/06/2021, 11:09 am
2,644

CTR rất quan trọng đối với các tài khoản quảng cáo vì nó ảnh hưởng đến chất lượng. Bởi tỷ lệ click là chỉ số đánh giá trực tiếp xếp hạng Website của bạn có tốt hay không. Vậy CTR là gì? Tại sao CTR đóng vai trò quan trọng như thế? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhân Hòa nhé!

1. CTR là gì? Công thức tính CTR

- Khái niệm CTR là gì?

CTR là viết tắt của cụm từ Click Through Rate có nghĩa là tỷ nhấp chuột. Tỷ lệ nhấp chuột CTR được sử dụng nhằm mục đích đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn trên một Website nào đó. Thông qua tỷ lệ CTR có thể đo lường sự thành công của một chiến dịch quảng cáo trực tuyến.

CTR là gì? Công thức tính CTR

- Công thức tính CTR

Công thức tính CTR được sử dụng như sau: Số lần nhấp quảng cáo chia cho số lần quảng cáo hiển thị: nhấp chuột ÷ lần hiển thị = CTR. Thông thường, với mỗi mẫu quảng cáo và từ khóa có tỉ lệ CTR của riêng chúng.

Thường các chỉ số CTR cao cho thấy rằng người dùng đang nhận thấy quảng cáo của bạn có tính hữu ích và có tính liên quan đến với nhu cầu người dùng. CTR cũng góp phần quan trọng trong việc đánh giá chiến dịch quảng cáo và xem từ khóa nào thành công, từ khóa nào cần phải cải thiện trong lần tiếp theo.

2. Chỉ số CTR bao nhiêu là tốt?

CTR (tỷ lệ nhấp chuột) được coi như là một bức tranh tổng quát cho chiến dịch Marketing của bạn. Tuy còn một số hạn chế nhỏ như không thể hiện được những điểm yếu của hoạt động tiếp thị như thứ hạng từ khóa. Nhưng đây vẫn là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của chiến dịch.

Vì tỷ lệ này chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như lĩnh vực, định dạng quảng cáo,... Do đó, chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời theo từng yếu tố tác động đó.

- Chỉ số CTR trung bình cho từng lĩnh vực

CTR trung bình thay đổi theo cả mạng quảng cáo và ngành. WordStream đã tổng hợp dữ liệu về CTR trung bình và thể hiện ở biểu đồ sau. Đây là chỉ số thể hiện ở dạng quảng cáo hiển thị hình ảnh (Display Advertising) và dạng quảng cáo được tìm kiếm (Search Advertising)

Có một sự chênh lệch không hề nhỏ về CTR trung bình của hai dạng quảng cáo trên. Tỷ lệ nhấp chuột ở Display Advertising là 0,35% trong khi Search Advertising là 1,91%.

Điều này là bởi vì những người dùng có xu hướng tìm kiếm những từ khóa có liên quan đến vấn đề của họ. Nhờ vậy, những nội dung phù hợp sẽ đạt được nhiều lượt Click mang tính chủ động và chắc chắn hơn.

Biểu đồ dữ liệu của HubSpot đã chỉ rõ những người dùng có xu hướng không thích các quảng cáo tự động hiển thị

- Chỉ số CTR trung bình cho loại hình Display Advertising

Hiệu quả của Display Advertising tùy thuộc vào những yếu tố khác nhau. Trong đó có thể kể đến vị trí của bài quảng cáo đó trên trang, kích thước hoặc thậm chí là định dạng phương tiện truyền thông của chúng.

Rich Media Gallery đã sản xuất công công cụ đo điểm chuẩn giúp bạn biết được CTR trung bình của Display Advertising. Đây là một mẫu dữ liệu của họ

CJ Media Online Advertising Benchmarks Report đã tiết lộ một số xu hướng đang thịnh hành hiện nay. Bao gồm cả những kích thước hình ảnh phù hợp, có thể giúp cái thiện chỉ số CTR của Display Advertising.

- Chỉ số CTR chuẩn cho vị trí của Ads

Vị trí quảng cáo trong trang tìm kiếm cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhấp chuột. Điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn đang ở trong một lĩnh vực có CTR trung bình cao, bạn vẫn sẽ đạt tỷ lệ nhấp chuột thấp nếu quảng cáo của bạn không được xếp hạng.

Nếu bạn xếp hạng nhất cho một từ khóa, bạn sẽ có thể thấy CTR cực kỳ cao mặc dù mức độ trung bình ngành của mình thấp. Bên cạnh đó, dữ liệu của Acura Cast sẽ cho ta thấy kết quả của những vị trí xếp hạng. Quảng cáo xếp ở hạng 1 có tỷ lệ nhấp chuột trung bình là 7,11%, trong khi quảng cáo ở hạng 9 chỉ có tỷ lệ là 0,55%.

- Chỉ số CTR chuẩn cho từng kênh Media

Không có gì quá ngạc nhiên khi các kênh truyền thông có thể ảnh hưởng đến chỉ số của CTR. Bạn sẽ nhận thấy thói quen sử dụng của người dùng Google khác với người dùng Facebook. Bên cạnh đó là những khác biệt về nhân khẩu học và định dạng hình ảnh.

Các quảng quảng cáo của Twitter có tỷ lệ CTR là 2% trong khi LinkedIn thấp nhất là 0,06%). Nguyên nhân là bởi vì mục đích chính của LinkedIn là như một công cụ kết nối, chính vì thế mà Tool này đã hạn chế cơ hội tiếp cận đối với các nhà quảng cáo.

Tuy nhiên, chính những chỉ số trung bình này lại không thể hiện được những chi tiết cụ thể và quan trọng. Facebook chính là một ví dụ bạn nên để ý. Chỉ số CTR của quảng cáo liên kết trên Facebook là 0,72%. Tuy nhiên, hình thức quảng cáo Video lại đạt tỉ lệ 2,21%, vượt qua CTR trung bình của Twitter.

>>> Xem thêm: Marketing là gì? Doanh nghiệp bạn sẽ ra sao nếu không có Marketing?

3. Một số điều cần biết về chỉ số CTR

- Tầm quan trọng của CTR

CTR có tầm quan trọng vô cùng lời với tài khoản quảng cáo vì nó ảnh hưởng tới chất lượng. Dù cho google adwords hay các nền tảng marketing tìm kiếm đưa ra mức giá ưu đãi cho quảng cáo liên quan.

Điểm số chất lượng tỷ lệ thuận với tỷ lệ nhấp AdWords:

+ Tỷ lệ nhấp chuột cao sẽ dẫn tới điểm chất lượng cao

+ Điểm số chất lượng cho phép bạn cải thiện/duy trì vị trí quảng cáo với chi phí thấp hơn

Nếu quảng cáo bạn được truy vấn cao, thì sẽ đạt được tỷ lệ nhấp cao. Điều này có nghĩa là bạn đang hướng một lượng lớn người tiếp cận với SP/DV của bạn

- CTR là chỉ số chính

Nói chung, CTR cao được chứng minh là tương quan với tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Điều này có thể liên quan đến thực tế là nếu mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn, tức là chúng có CTA tốt, hoặc lời đề nghị của bạn đủ hấp dẫn. Ngoài ra, nếu có nhiều người nhấp vào thì tỷ lệ tương tác cao hơn, điểm chất lượng được cải thiện, giá mỗi nhấp chuột thấp hơn và tỷ lệ hiển thị cũng tăng. CTR tốt dẫn tới một loạt chuỗi kết quả tích cực.

- Kết hợp cùng các KPI khác

Hãy nhớ rằng, CTR là thước đo số lượng người đã nhấp vào quảng cáo của bạn. Nó không trực tiếp phản ánh tỷ lệ chuyển đổi trên trang đích của bạn, chẳng hạn như số người đã hoàn thành biểu mẫu hoặc liên hệ với Sales bên bạn. Do chính nó thực hiện, CTR có thể cho bạn biết mức độ hấp dẫn của quảng cáo của bạn là bao nhiêu lần nhấp chuột tạo ra – nhưng nếu bạn đang nhắm vào mục tiêu chuyển đổi, chứ không chỉ người xem, thì CTR sẽ không cho bạn biết nhiều điều.

Ví dụ: nếu một quảng cáo có CTR rất cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp, đó có thể là dấu hiệu cho thấy đối tượng bạn đang tiếp cận quá rộng hoặc có lẽ thông điệp quảng cáo không được phù hợp với trang đích. Sử dụng CTR của bạn cùng với các số liệu khác để cung cấp cho bạn bức tranh toàn cảnh.

Một số điều cần biết về chỉ số CTR

- CTR ảnh hưởng đến SEO của bạn

Thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm một phần dựa trên mức độ phổ biến của trang web của bạn và theo page view (lượt xem trang). Số lần nhấp chuột mà trang của bạn nhận được – hay nói cách khác, CTR của bạn càng cao – thì công cụ tìm kiếm càng có giá trị. Vì vậy, trang của bạn sẽ tự nhiên xếp hạng cao hơn. Tóm lại, CTR cao hơn tương đương với SEO tốt hơn.

Công cụ tìm kiếm nghiên cứu mức độ tương tác để xác định trang nào phù hợp nhất với truy vấn tìm kiếm. Vì vậy, hãy làm cho trang web của bạn trở thành “nơi mà ai cũng muốn tới” và cải thiện CTR của bạn để tăng cường SEO.

- Nội dung quảng cáo tốt hơn có thể đẩy tăng CTR

Trừ khi số click là vô tình, mọi người click vào quảng cáo của bạn vì họ thấy quảng cáo hấp dẫn hoặc thú vị. Quảng cáo CTR tốt là quảng cáo thành công trong việc ‘nói chuyện’ với đối tượng mục tiêu. Ngược lại, nếu quảng cáo của bạn có CTR thấp, bạn có thể cải thiện nó bằng cách thay đổi nội dung quảng cáo, tin nhắn hoặc thiết kế để làm cho quảng cáo hấp dẫn hơn với khán giả. Hãy xem các quảng cáo có hiệu suất cao hơn để so sánh. Bạn sử dụng từ hoặc cụm từ nào? Lời gọi hành động như thế nào? Điều gì nổi bật trong thiết kế? Cố gắng sử dụng những thứ làm cho quảng cáo của bạn hoạt động tốt, để có thể nhận được kết quả tốt hơn nữa.

- Số lượng từ khóa

Bạn cũng phải làm việc trên các từ khóa của mình. Và chìa khóa thành công ở đây là phải cụ thể. Đây là một ví dụ - giả sử bạn là một thợ làm bánh nhắm mục tiêu đến những người đang tìm kiếm các món ăn cupcake cho các sự kiện. Từ khóa ‘cupcake’ rất rộng, nhưng nếu bạn thu hẹp từ khóa của mình thành ‘cung cấp bánh cupcake số lượng lớn’, bạn sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng được nhắm mục tiêu hơn. Bằng cách chọn một từ khóa tập trung, bạn có thể hy sinh số lần hiển thị (impressions) và nhấp chuột (click), nhưng bạn có thể sẽ đạt được CTR cao hơn. Điều này là do quảng cáo của bạn đang thu hút lưu lượng truy cập chất lượng.

- Thử nghiệm là cách tốt nhất để thành công

Như các chuyên gia PPC đã cho biết, PPC (Pay-per-click) cần đòi hỏi thử nghiệm xem yếu tố nào thực sự hoạt động và yếu tố nào không. Điều quan trọng là sử dụng thử nghiệm A / B trên quảng cáo của bạn để tìm cách tăng CTR. Đôi khi đó có thể là một cái gì đó rất nhỏ như dấu câu, sử dụng số thay vì từ, hoặc cách cách kêu gọi hành động của bạn. Hoặc có lẽ bạn cần một hình ảnh mang tính cảm xúc hơn.

>>> Xem thêm: Thu hút khách hàng với 7 cách tăng CTR nhanh chóng hiệu quả trên Google

4. Giải pháp cải thiện CTR trong SEO là gì?

- Tối ưu nội dung tiếp thị

Việc tối ưu nội dung trang của bạn không những giúp giữ chân người đọc được lâu hơn (giảm Bounce rate) mà còn tạo chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.

- Tối ưu tiêu đề (title)

Tiêu đề sẽ được hiển thị trên thanh công cụ tìm kiếm cùng với thẻ Meta Description. Thông tin trên tiêu đề của bạn sẽ khiến người tìm kiếm có quyết định “click” vào nó và đi tiếp hay không.

Hãy SEO tiêu đề trang bằng cách viết một tiêu đề thật ngắn gọn, súc tích nhưng phải chứa nội dung chính. Việc này sẽ thúc đẩy CTR của website lên rất nhiều.

- Tối ưu meta description

Thẻ mô tả (meta description) như một dòng quảng cáo ngắn gọn, giúp công cụ tìm kiếm và người dùng nắm tổng quát về nội dung mà họ sắp truy cập. Hãy cố gắng tận dụng điều đó để tăng cường CTR của trang.

- Tối ưu URL

Nội đường dẫn ngắn gọn, xúc tích, dễ đọc, dễ hiểu luôn là ưu tiên khi đặt URL. Bạn hãy tận dụng điều này để người tìm kiếm cảm thấy trang của bạn là một trang thân thiện, chứa nội dung họ cần.

Giải pháp cải thiện CTR trong SEO là gì?

- Sử dụng long-tail keyword

Những từ khóa dài là một phần quan trọng trong mọi chiến lược SEO. Chúng rất cần thiết cho các blog. Việc nghiên cứu các long-tail keyword và tích hợp chúng vào website sẽ giúp tăng đáng kể số lượng truy vấn tự nhiên.

Ví dụ như người dùng đang muốn tìm kiếm "Điện thoại Iphone 12" hay "Giá điện thoại Iphone 12".

Việc bạn sở hữu những từ khoá dài đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, bạn sẽ nhận được nhiều lượt click chất lượng thông qua những long-tail keyword.

- Rate (đánh giá)

Việc nhận được nhiều đánh giá kèm số lượng sao lớn, giúp người tìm kiếm nhận biết rằng trang của bạn cung cấp nội dung hữu ích và uy tín. Tuy nhiên, việc này như con dao 2 lưỡi, nếu bị rate quá thấp sẽ làm giảm độ uy tín cũng như sự hấp dẫn người tìm kiếm. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc việc này thật kỹ càng.

- FAQ schema

FAQ Schema giúp trưng bày ra những câu hỏi liên quan đến dịch vụ, sản phẩm của website giúp người dùng dễ dàng nhận ra câu trả lời dễ dàng.

Sử dụng FAQ Shema sẽ giúp bạn có nhiều vị trí hiển thị hơn trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm và làm tăng một lượng traffic đáng kể.

FAQ Schema sẽ giúp giải đáp những câu hỏi người dùng tìm kiếm và chiếm được nhiều vị trí trên SERPs

- Tối ưu hoá tốc độ load trang

Bạn nên biết rằng, lượt click sẽ không được tính nếu người dùng thoát ra ngay vì không thể đợi trang load xong. Ngoài ra, Google đã công bố tốc độ tải trang là một trong những yếu tố xếp hạng trong thuật toán của họ.

Tốc độ tải trang ảnh hưởng đến vị trí trên trang kết quả trên Google. Do đó, cải thiện tốc độ website là ưu tiên hàng đầu để duy trì và tăng cường CTR

>>> Xem thêm: SEO là gì? Tại sao SEO Website luôn được ưu tiên trong Marketing

5. Kết luận

Organic traffic chính là mục tiêu của toàn bộ kế hoạch Digital Marketing. Cách duy nhất để tăng traffic là tăng cường tối ưu từ các click từ Google và các hình thức Marketing khác. Bằng cách cải thiện tỉ lệ CTR, bạn sẽ tăng được traffic tìm kiếm tự nhiên và chuyển đổi.

Bài viết liên quan
10/01/2025
Footer là vị trí quan trọng của website giúp nâng cao trải nghiệm người dùng hiệu quả. Tuy nhiên, để xây dựng được chân...
10/01/2025
Hiện nay, khi công nghệ phát triển vượt bậc, nguy cơ mất an toàn thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng. "Cyber Security là...
09/01/2025
Thị trường kinh doanh online bùng nổ, kéo theo nhu cầu thiết kế website tăng lên không ngừng. Đây chính là thời điểm mà...
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!