Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code
preload-home

Core Web Vitals - Cách tối ưu chỉ số xếp hạng của Google

04/01/2025, 01:59 pm
LeThiMai
17

“Leo top” thứ tự hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm là mục tiêu số 1 đối với với website. Vậy bạn đã biết đến chỉ số Core Web Vitals - Yếu tố xếp hạng quan trọng hàng đầu của Google chưa? Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu Core Web Vitals là gì và cách tối ưu chỉ số này hiệu quả.

Web Vitals là gì?

Google luôn không ngừng cải tiến bộ máy tìm kiếm để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Web Vitals là tập hợp các chỉ số do Google cung cấp nhằm đo lường và đánh giá trải nghiệm người dùng trên một trang web với 7 tiêu chí như sau:

1. Largest Contentful Paint (LCP)

2. First Input Delay (FID)

3. Cumulative Layout Shift (CLS)

4. Mobile-friendly: Tối ưu thiết bị di động.

5. Safe-browsing: Mức độ an toàn khi lướt web.

6. Sử dụng giao thức HTTPS.

7. No intrusive interstitials: Không có các quảng cáo/pop-up gây khó chịu cho người dùng.

Web Vitals là gì?

Các chỉ số này giúp các nhà phát triển web và quản trị viên website tối ưu hóa hiệu suất trang web để cải thiện trải nghiệm người dùng và xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.

XEM THÊM: SEO website là gì? 8 lợi ích NỔI bật của SEO?

Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals là tập hợp các chỉ số cốt lõi trong bộ công cụ Web Vitals của Google, được đo lường bởi Google Search Console và Chrome UX Report để đo lường và đánh giá trải nghiệm người dùng trên một trang web. 

Core Web Vitals là gì?

Mỗi chỉ số này sẽ phản ánh một khía cạnh nào đó về trải nghiệm người dùng, tương ứng với các yếu tố xếp hạng website như:

- Loading: Tốc độ tải trang

- Interactivity: Mức độ tương tác

- Visual stability: Khả năng ổn định của trang web

Nhìn vào 3 chỉ số trên, bạn  đã có thể đánh giá được: Nội dung website có tải nhanh không? Trình duyệt web có phản hồi nhanh đối với truy vấn của người dùng không? Mức độ ổn định của quá trình tải nội dung trên website.

XEM THÊM: Thiết kế website chuẩn SEO - Chỉ 9k/ngày với hơn 1.000+ giao diện độc đáo

Tại sao cần ĐẶC BIỆT quan tâm đến Core Web Vitals trong SEO?

Tại sao cần ĐẶC BIỆT quan tâm đến Core Web Vitals trong SEO?

Yếu tố quan trọng để trang web lên TOP

Google đã tích hợp Core Web Vitals trở thành yếu tố quan trọng trong thuật toán xếp hạng. Vai trò của các chỉ số này thậm chí còn tương đương với các yếu tố cốt lõi khác trong SEO như: chất lượng content, ý định tìm kiếm, độ tin cậy website. 

Tác động đến trải nghiệm người dùng

Core Web Vitals tập trung vào việc đánh giá các khía cạnh cốt lõi của trải nghiệm người dùng:

- LCP (Largest Contentful Paint): Đảm bảo trang tải nhanh, giúp người dùng tiếp cận nội dung chính ngay lập tức.

- FID (First Input Delay): Đo thời gian phản hồi khi người dùng tương tác, tăng khả năng sử dụng.

- CLS (Cumulative Layout Shift): Giảm thiểu sự xáo trộn bố cục, mang lại cảm giác mượt mà và chuyên nghiệp.

Trang web có trải nghiệm kém sẽ khiến người dùng rời đi nhanh chóng, ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng SEO.

Ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu

Trang web tải chậm hoặc có trải nghiệm kém sẽ làm giảm lòng tin của người dùng với thương hiệu. Ngược lại, khi Core Web Vitals được tối ưu, bạn sẽ tạo ấn tượng chuyên nghiệp, nâng cao uy tín và xây dựng lòng tin với khách hàng.

Cách tối ưu Core Web Vitals để đạt hiệu quả SEO cao nhất

Tối ưu Core Web Vitals là một yếu tố quan trọng để cải thiện thứ hạng SEO và mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để tối ưu hóa từng chỉ số trong Core Web Vitals và đạt hiệu quả SEO cao nhất.

Largest Contentful Paint (LCP)

Largest Contentful Paint (LCP) là chỉ số đo lường hiệu suất tải trang hay nói cách khác đây là thời gian mà một trang web cần để tải  khi người dùng nhấp vào một liên kết.

Largest Contentful Paint (LCP)

Tốc độ LCP được Google chia thành ba nhóm là: Tốt, cần cải thiện và cần khắc phục ngay.

Màu xanh – Ít hơn 2 giây có nghĩa là đạt

Màu vàng – Ít hơn 4 giây nghĩa là cần cải thiện 

Màu đỏ – Ít hơn 6 giây có nghĩa cần khắc phục ngay 

Nếu LCP mất quá lâu, người dùng có thể cảm thấy trang web tải chậm, dẫn đến trải nghiệm không tốt và khả năng người dùng rời khỏi trang cao hơn. Để đạt được một LCP tốt, bạn có thể:

- Xóa các script không cần thiết: Loại bỏ các script bên thứ ba không quan trọng để giảm tải trang.

- Kích hoạt lazy loading: Tải hình ảnh khi người dùng cuộn trang, giúp giảm thời gian tải ban đầu.

- Xóa các phần tử lớn: Sử dụng Google PageSpeed Insights để xác định và loại bỏ các yếu tố làm chậm trang.

- Tối ưu hóa CSS: Loại bỏ CSS không cần thiết để giảm kích thước và cải thiện tốc độ tải.

- Nâng cấp gói hosting: Nếu đã thực hiện tất cả các cách trên mà chưa có dấu hiệu cải thiện thì bạn nên nâng cấp gói hosting để cải thiện hiệu suất và ổn định website. 

Sử dụng hosting tốc độ cao tại Nhân Hòa để tối ưu tốc độ load trang dưới 2 giây, nâng cao trải nghiệm người dùng và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trực tuyến. Nhân Hòa cung cấp đa dạng các gói dịch vụ với nhiều cấu hình phù hợp với nhu cầu và quy mô của mọi khách hàng như: Hosting giá rẻ, WordPress Hosting, NVMe hosting,.. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận các ưu đãi đặc biệt dành riêng cho bạn.

First Input Delay (FID)

First Input Delay đo lường thời gian từ khi người dùng tương tác với trang web (ví dụ: Click vào menu, tìm kiếm, cuộn trang, đăng ký) cho đến khi trình duyệt phản hồi lại sự tương tác đó, tức là thực hiện hành động mà người dùng yêu cầu. Đây là chỉ số rất quan trọng bởi nó thể hiện cho cách người dùng thực tế tương tác với các website như thế nào.

First Input Delay (FID)

Màu Xanh –  Ít hơn 100ms có nghĩa là tốt ưu tốt

Màu Vàng – Ít hơn 300ms có nghĩa là cần cải thiện 

Màu Đỏ – Ít hơn 500ms có nghĩa là cần khắc phục ngay 

Chỉ số FID đối với những trang chuyên về blog có thể sẽ thấp vì nội dung các trang đơn thuần là text, người dùng chủ yếu sử dụng thao tác “scroll” (cuộn) để xem nội dung.

Các cách để cải thiện FID:

- Tối ưu hóa JavaScript: Giảm thiểu và trì hoãn việc tải các script không cần thiết, giúp trình duyệt có thể phản hồi nhanh hơn.

- Chia nhỏ các tác vụ JavaScript: Đảm bảo rằng các tác vụ phức tạp không làm chậm quá trình phản hồi của trang.

- Ưu tiên tải các tài nguyên quan trọng: Đảm bảo các tài nguyên cần thiết cho tương tác (như JavaScript hoặc CSS) được tải trước các tài nguyên không quan trọng.

- Sử dụng bộ nhớ cache: Giúp tăng tốc độ tải trang web và cải thiện hiệu suất tổng thể.

Cumulate Layout Shift (CLS)

Cumulate Layout Shift (CLS) là chỉ số được dùng để  đo lường thay đổi bất ngờ trong bố cục của trang web khi người dùng đang tương tác với nó. CLS phản ánh mức độ ổn định của bố cục trang web, tức là nếu các phần tử trên trang di chuyển hoặc thay đổi vị trí trong quá trình tải có thể gây khó chịu cho người dùng.

Cumulate Layout Shift (CLS)

Cùng tìm hiểu các tiêu chí cụ thể mà Google đưa ra cho CLS dưới đây.

Màu xanh – Ít hơn 0.1 có nghĩa là tốt ưu tốt

Màu vàng – Ít hơn 0.25 có nghĩa là cần cải thiện 

Màu đỏ – Ít hơn 0.3 có nghĩa là cần khắc phục ngay 

Việc thay đổi bố cục trang web liên tục khi trang đang được tải sẽ khiến người dùng phải xác định lại vị trí của các liên kết, hình ảnh, trường của trang được tải đầy đủ. Quá trình này có thể khiến người dùng ấn nhầm vào một liên kết nào đó không mong muốn.

Hãy tham khảo các bước dưới đây để giảm thiểu chi

- Đặt kích thước cố định cho hình ảnh và video: Điều này giúp tránh việc các phần tử thay đổi kích thước khi tải.

- Tránh chèn nội dung quảng cáo động: Nếu quảng cáo tải muộn hoặc có kích thước thay đổi, nó có thể gây thay đổi bố cục của trang.

- Sử dụng font tải chậm với biện pháp phòng tránh: Đảm bảo rằng font chữ tải nhanh và không gây chuyển đổi văn bản khi chúng được thay thế.

- Đặt các phần tử dưới màn hình đầu tiên: Các phần tử thay đổi liên tục nên được đặt dưới màn hình đầu tiên của website hoặc cố định vị trí để không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

XEM THÊM: Hướng dẫn kiểm tra tốc độ website chính xác bằng Google

Hướng dẫn kiểm tra Core Web Vitals trên website

Để kiểm tra Core Web Vitals cho website, bạn có thể sử dụng Google Search Console. Đặc biệt, khi có nhiều site trên cùng một trang web, bạn có thể dễ dàng xem số lượng các site bị ảnh hưởng bởi yếu tố Core Web Vital.

Hướng dẫn kiểm tra Core Web Vitals trên website

Từ báo cáo, bạn sẽ nhận được các thông tin sau: 

- Các vấn đề: Nội dung về các vấn đề cụ thể  mà trang web đang gặp phải về tốc độ tải trang, độ ổn định của hình ảnh,…

- Số trang bị ảnh hưởng: Số lượng trang trên website của bạn  đang bị ảnh hưởng bởi  các yếu tố Core Web Vital cụ thể.

- URL 20 trang đang gặp sự cố tương tự: Hiển thị các trang web mẫu đang gặp vấn đề tương tự. Dữ liệu này giúp bạn nhận ra các vấn đề thường gặp và khắc phục nhiều trang cùng một lúc.

Có thể thấy, báo cáo Core Web Vitals từ Google Search Console giúp bạn xác định các vấn đề  của trang web và cung cấp những gợi ý giúp cải thiện hiệu suất website hiệu quả.

 3 công cụ hỗ trợ phân tích chỉ số Core Web Vitals TỐT NHẤT

Để phân tích chỉ số Core Web Vitals, bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ hữu ích sau đây:

Google PageSpeed Insights

Công cụ này giúp đo lường hiệu suất của trang web và cung cấp các chỉ số Core Web Vitals, đồng thời đưa ra các khuyến nghị tối ưu hóa. Nó hiển thị cả kết quả trên máy tính để bàn và thiết bị di động.

 3 công cụ hỗ trợ phân tích chỉ số Core Web Vitals TỐT NHẤT

Google Search Console

Google Search Console cung cấp báo cáo về Core Web Vitals cho các trang web đã được lập chỉ mục. Bạn có thể xem kết quả chi tiết về LCP, FID, và CLS cho từng trang cụ thể và nhận các thông tin cần thiết để cải thiện hiệu suất trang.

Lighthouse

Lighthouse là một công cụ mã nguồn mở của Google, có thể sử dụng trong Chrome DevTools hoặc như một tiện ích mở rộng trình duyệt. Nó đánh giá hiệu suất trang web, bao gồm các chỉ số Core Web Vitals và cung cấp các gợi ý tối ưu hóa.

Cách sửa lỗi Core Web Vitals phổ biến

Nâng cao trải nghiệm người dùng là nhiệm vụ đặc biệt cần thiết để website của bạn ‘leo rank” trên bảng xếp hạng Google. Chính vì vậy, đã đến lúc bạn cần cải thiện các chỉ số Core Web Vitals. 

Trên thực tế, mỗi trang web sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau. Vậy nên, bạn cần nghiên cứu và phân tích trang của bạn để có thể xác định chính lỗi gặp phải và ưu tiên các bản cập nhật có lợi nhất.

Cách sửa lỗi Core Web Vitals phổ biến

Có rất nhiều các lỗi phổ biến mà trang web của bạn gặp phải, sau đây Nhân Hòa sẽ giới thiệu đến bạn các cách để sửa lỗi Core Web Vitals cho website:

Cải thiện Largest Contentful Paint (LCP)

- Tải PRPL: Tải nhanh các thành phần quan trọng.

- Tối ưu URL hiển thị: Đảm bảo URL quan trọng tải nhanh.

- Tối ưu CSS và hình ảnh: Rút gọn tệp CSS, nén hình ảnh.

- Tối ưu phông chữ và JavaScript: Xóa phông chữ không cần thiết, giảm JavaScript thừa.

Cải thiện First Input Delay (FID)

- Giảm tác động mã bên thứ ba: Hạn chế mã JavaScript từ bên ngoài.

- Tối ưu JavaScript: Rút ngắn thời gian thực thi.

- Giảm công việc chuỗi chính: Giảm tắc nghẽn chuỗi chính.

- Giảm yêu cầu và kích thước tải: Tối ưu yêu cầu và dung lượng tải.

Cải thiện Cumulative Layout Shift (CLS)

- Đặt kích thước hình ảnh/video: Cố định kích thước hoặc sử dụng hộp tỷ lệ co CSS.

- Tránh chèn nội dung lên nội dung cũ: Không thay đổi nội dung trừ khi có sự tương tác.

- Sử dụng hoạt ảnh chuyển tiếp: Giảm thay đổi bố cục khi sử dụng hoạt ảnh.

Lời kết

Ngoài việc cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng thì tối ưu trải nghiệm người dùng trên trang web cũng là nhiệm vụ rất quan trọng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm Core Web Vitals và các chỉ số quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng. Chúc bạn thành công trên hành trình chinh phục thứ hạng trên công cụ tìm kiếm cho website. 

Thông tin liên hệ Nhân Hòa:

+ Tổng đài: 1900 6680

+ Website: https://nhanhoa.com/

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

Bài viết liên quan
07/01/2025
Thuật ngữ web cache hiện nay được khá nhiều người biết đến, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ ý nghĩa và lợi ích...
07/01/2025
Embedded Linux đang trở thành nền tảng quan trọng trong lĩnh vực phát triển phần mềm nhúng, với khả năng tối ưu hóa hiệu...
06/01/2025
Lựa chọn được Theme Wordpress Portfolio đẹp và bắt mắt sẽ giúp hồ sơ năng lực của bạn thu hút hơn, từ đó gây được...
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!