Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code

Cloudflare là gì

03/06/2021, 09:50 am
3,206

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe và biết tới “Cloudflare” nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. Vậy Cloudflare là gì? Nó có ưu điểm và nhược điểm gì? Sử dụng như thế nào, mời bạn cùng tham khảo bài viết của Nhân Hòa để giải đáp những thắc mắc này nhé!

1. Cloudflare là gì?

CloudFlare là dịch vụ DNS trung gian miễn phí có hỗ trợ CDN (Cloud Delivery Network). Hiện nay ngoài dịch vụ DNS trung gian, Cloudflare còn cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nữa như SSL, chống DDOS, chống Spam, Firewall, HTTP/2, SPDY, IP Geo,…Và còn rất nhiều dịch vụ khác nữa, cả miễn phí lẫn có phí.

Cloudflare là gì?

CloudFlare là DNS trung gian giúp điều phối lưu lượng truy cập qua lớp bảo vệ CloudFlare. Có nghĩa là nó sẽ nằm giữa kết nối giữa domain và hosting. Bình thường domain sẽ được cấu hình Nameservers (NS) hoặc record A trỏ tới IP của host chứa website. Tuy nhiên khi sử dụng Cloudflare thì domain sẽ trỏ tới DNS của Cloudflare. Do đó, mọi truy cập đến website sẽ thông qua Cloudflare này trước, rồi từ Cloudflare mới đến host chứa website.

>>> Xem thêm: Chống DDOS cho WordPress

2. Ưu điểm và nhược điểm của Cloudflare

- Về ưu điểm

CloudFlare có một gói miễn phí giúp bạn trải nghiệm những lợi ích của họ mang lại mà không cần phải thanh toán trước. Thay đổi duy nhất mà bạn cần làm là thay đổi DNS để trỏ đến CloudFlare, điều này cho phép họ cung cấp cho bạn khả năng phân giải DNS nhanh và cấp quyền lưu trữ lượng truy cập web của bạn thông qua mạng của họ. 

Ngay cả khi miễn phí, CloudFlare cũng cung cấp cho bạn những cải tiến đáng kể lỗi bảo mật. Dưới đây là lợi ích của công việc sử dụng CloudFlare:

+ Bảo vệ chống lại các phương thức độc hại

Các tác nhân độc hại được phát hiện bằng cách sử dụng nhiều yếu tố nhận dạng khác nhau  như địa chỉ IP độc hại đã biết trước, các request đã thực hiện, bất kỳ yếu tố độc hại nào có thể có trong request hoặc thậm chí là tần suất và thời gian kết nối. Điều này được cân bằng dựa trên mức độ bảo mật mà bạn đã thiết lập trên trang web của mình và xác định xem người dùng có thể vượt qua hay không. Nếu cần thiết thì phải xác định dựa trên trình duyệt của người truy cập

+ Chứng chỉ SSL miễn phí

Việc thiết lập chứng chỉ số SSL (Secure Sockets Layer) sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, CloudFlare sẽ tự động cung cấp cho bạn chứng chỉ SSL trên bất kỳ miền tên nào được ủy quyền. Vì vậy bạn có thể trải nghiệm kết nối an toàn ngay cả khi SSL không được thiết lập tại máy chủ của bạn

Bạn cũng có thể thiết lập SSL một cách linh hoạt, chứng chỉ mà bạn tự đăng ký vẫn có thể bảo mật trang web ngoài chứng chỉ mà CloudFlare cung cấp

+ Giảm độ trễ

Vì trang web dữ liệu của bạn được lưu trong bộ nhớ cache của CloudFlare, người dùng sẽ tải trang web của bạn từ trung tâm dữ liệu CloudFlare gần với vị trí của họ nhất, điều này sẽ giảm độ trễ, thay vì phải tải trực tiếp truy xuất từ ​​máy chủ của bạn

+ Tự tạo bản sao trang web

Một sự khác biệt hữu ích của bộ nhớ đệm là máy chủ của bạn sẽ không cần phải xử lý tất cả các trang web truy cập lượng truy cập. Thay vào đó, nó cung cấp cho CloudFlare một bản sao trang web khi cần thiết, bản sao này sẽ được cung cấp cho người dùng của bạn

+ Cloudflare cung cấp những tính năng khác

Một trong những tính năng hữu ích nhất mà CloudFlare có ở “Chế độ tấn công” là bạn có thể bật khi cần, thông qua Dashboard của CloudFlare

Nó được thiết kế để sử dụng khi trang web của bạn bị tấn công DDoS và nó đưa ra một Javascript yêu cầu cho người dùng mà họ phải hoàn thành thì bạn mới có thể truy cập được vào trang web của mình. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vài giây mà không cần bạn có thể sử dụng để giảm thiểu tác động cho người dùng thực hiện khi phải chặn nhiều bot tự động nhất có thể

- Về nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng không phải CloudFlare không có nhược điểm. Bạn nên hiểu được các tình huống bất lợi của dịch vụ này để sử dụng một cách linh hoạt và tốt nhất.

+ Chậm tốc độ truyền tải

Nếu trang web của bạn có hosting đặt tại Việt Nam và khách hàng truy cập từ Việt Nam là chủ yếu, thì việc sử dụng CloudFlare sẽ có thể làm chậm tốc độ truyền tải. Nguyên nhân là các truy vấn phải đi tới DNS của CloudFlare ở nước ngoài (Nhật, HongKong, hoặc Singapore, China) rồi mới trả về Việt Nam, vì tại Việt Nam chưa có data center của CloudFlare

Ngoài ra sẽ có trường hợp server của CloudFlare chậm thì việc truy xuất vào website của bạn cũng bị ảnh hưởng và gián đoạn do không thể phân giải được tên miền đang dùng. Bởi vì thời gian uptime máy chủ phụ thuộc vào thời gian uptime của máy chủ CloudFlare

+ Website bị chặn do tường lửa

Nếu bạn đang dùng Shared Hosting, thỉnh thoảng sẽ gặp vấn đề dải IP của CloudFlare sẽ bị Firewall của hosting chặn. Bởi vì, nó hiểu lầm có 1 lượng lớn request từ dải IP đó đến hosting. Tuy nhiên hiện nay, CloudFlare có công nghệ tốt hơn và họ cũng đã filter các dải IP vào whitelist nên vấn đề này cũng dễ dàng được giải quyết

>>> Xem thêm: SSL Certificate là gì?

3. Có nên sử dụng Cloudflare cho Website hay không?

Mặc dù có một số hạn chế nhỏ, tuy nhiên CloudFlare vẫn được các nhà quản trị mạng tin dùng. Vì hiện nay dịch vụ này đã ổn định và được đánh giá tốt hơn nhiều so với trước. Điển hình nhất là họ đã có hơn 100 trung tâm dữ liệu tại các nước trên khắp thế giới và có vài khu vực gần Việt Nam như Hong Kong, Singapore, Philippines, Malaysia và thậm chí là cả Campuchia. 

Có nên sử dụng Cloudfare cho Website không?

Bạn có thể sử dụng CloudFlare như là một dịch vụ DNS thông thường bằng cách tắt đám mây ở phần quản lý DNS.

4. Hướng dẫn các bước sử dụng Cloudflare

- Tạo Subdomain Cloudflare

+ Bước 1: Đăng ký tài khoản miễn phí bằng cách truy cập đường dẫn https://www.cloudflare.com/

+ Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản vừa đăng ký sang khi hệ thống báo bạn đã đăng ký thành công

+ Bước 3: Màn hình xuất hiện như hình sau:

+ Bước 4: Thêm địa chỉ website vào CloudFlare Dash. Bạn có thể chọn gói miễn phí hoặc gói nâng cao => Continue và chờ để CloudFlare quét DNS có sẵn tên miền của website

+ Bước 5: Trỏ cặp Nameserver về CloudFlare và đợi khoảng 1 đến 2 giờ để CloudFlare xác nhận cặp DNS đã trỏ thành công hay chưa

- Cài đặt và sử dụng Plugin Cloudflare

Để cài đặt Plugin bạn thực hiện như sau:

+ Bước 1: Vào phần Plugin

+ Bước 2: Chọn Add new

+ Bước 3: Tại mục “Tìm kiếm” gõ CloudFlare

+ Bước 4: Đợi hệ thống hiển thị danh sách Plugin

+ Bước 5:  Tại CloudFlare chọn Install

+ Bước 6: Nhấn Active để kích hoạt Plugin

Để sử dụng Plugin Cloudflare, bạn thực hiện như sau:

+ Bước 1: Vào phần Cài đặt

+ Bước 2: Chọn Plugin vừa tạo

+ Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản CloudFlare

+ Bước 4: Tìm mục My Profile tại phần API

+ Bước 5: Đến mục API Key

+ Bước 6: Tại dòng Global API Key chọn View API Key

+ Bước 7: Xuất hiện cửa sổ Pop up

+ Bước 8: Copy API Key cho website

+ Bước 9: Quay lại website của mình => đăng nhập với API Key

+ Bước 10: Tại phần Optimize CloudFlare for WordPress,  bạn click vào Apply

+ Bước 11: Xóa Cache ban đầu bằng cách:

Bấm chọn Purge Cache => chọn Purge Everything

Tại mục Automatic Cache Management => bật On

- Kích hoạt SSL để sử dụng HTTPS

Trong bài viết này, Nhân Hòa sẽ hướng dẫn bạn các bước để kích hoạt Flexible SSL. Các bước thực hiện như sau:

+ Bước 1: Vào phần Crypto

+ Bước 2: Tìm mục SSL

+ Bước 3: Chọn kích hoạt Flexible

+ Bước 4: Đợi trong khoảng 24 giờ để Cloudflare cài đặt và kích hoạt chứng chỉ Flexible SSL

+ Bước 5: Khi Cloudflare kích hoạt thành công bạn sẽ thấy phần Status chuyển thành Active Certificate => Truy cập website bằng HTTPS

Nếu bạn muốn tự động chuyển thành HTTPS bạn cần cấu hình thêm. Các bước như sau:

+ Bước 1: Vào phần Crypto

+ Bước 2: Tìm mục Always use https

+ Bước 3: Chuyển sang chế độ “On”

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tạo Subdomain trong cPanel

5. Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp những thông tin cơ bản và chính xác nhất về CloudFlare, về những ưu - nhược điểm cũng như thời điểm cần sử dụng nó. Mong rằng thông tin của chúng tôi phần nào giúp ích cho các bạn!

Bài viết liên quan
26/11/2024
Control Panel VPS là công cụ quan trọng giúp quản trị và tối ưu hoá hoạt động của máy chủ ảo (VPS). Với sự đa dạng...
20/11/2024
Các fan cứng của Nhân Hòa đã biết Chương trình Black Friday 2024 sẽ có mức ưu đãi khủng là bao nhiêu % và áp dụng cho những...
19/11/2024
Đừng để website của bạn bị "tắt đèn" vì hết hạn tên miền! Hãy chủ động gia hạn tên miền để đảm bảo sự liên...
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!