Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code
preload-home

Cloud Computing là gì?

16/09/2021, 05:05 pm
2,048

Cloud Computing là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến cách Internet hoạt động? Bài viết dưới sẽ trao đổi, giải thích các khái niệm này và những chi tiết xung quanh chúng.

1. Cloud Computing là gì?

Điện toán đám mây (Cloud Computing) hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo cung cấp các công nghệ, tài nguyên máy tính liên kết với mạng Internet. 

Với mô hình điện toán đám mây, người dùng sẽ được tiếp cận các tài nguyên từ công nghệ, năng lượng điện toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu đến từ những nhà cung cấp dịch vụ đám mây. 

 

Cloud Computing là gì?

Nếu như đang sử dụng những ứng dụng web từ các hãng lớn như Google hoặc Microsoft thì chính bạn đang sử dụng Cloud Computing. 

Các ứng dụng web như Gmail, Google Calendar, Hotmail, SalesForce, Dropbox và Google Docs đều dựa trên Cloud Computing bởi vì khi kết nối tới những dịch vụ đó, người dùng đã được truy cập vào những cụm nhóm máy chủ đồ sộ thống nhất trên Internet.

>>> Xem thêm: Cloudflare là gì? Cách sử dụng Cloudfare hiệu quả nhất 

2. Thành phần chính của Cloud Computing

- Public Cloud (Điện toán đám mây công cộng)

Public Cloud là mô hình triển khai điện toán đám mây sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các dịch vụ, ứng dụng trên Public Cloud đều nằm trên cùng một hệ thống Cloud. Tức là tất cả người dùng sẽ dùng chung tài nguyên. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ trực tiếp quản lý và bảo vệ dữ liệu trên đám mây.

Ưu điểm

+ Phục vụ được nhiều đối tượng người dùng, không bị giới hạn về không gian, thời gian

+ Đặc biệt Public Cloud có chi phí đầu tư thấp. Tiết kiệm được hệ thống máy chủ, giảm gánh nặng quản lý, cơ sở hạ tầng

+ Đám mây công cộng còn có thể co giãn theo nhu cầu thực tế của người sử dụng.

Nhược điểm

Mất an toàn và khó kiểm soát dữ liệu.

- Private Cloud (Điện toán đám mây riêng)

Private Cloud là dịch vụ điện toán đám mây riêng thường được cung cấp cho các doanh nghiệp để đảm bảo an toàn dữ liệu. Private cloud sẽ được bảo vệ bên trong tường lửa của công ty và doanh nghiệp trực tiếp quản lý.

Ưu điểm

+ Chủ động hơn trong việc sử dụng và quản lý dữ liệu

+ Bảo mật thông tin tốt hơn

Nhược điểm

+ Gặp khó khăn trong việc triển khai công nghệ

+ Tốn chi phí để xây dựng, duy trì hệ thống

+ Chỉ phục vụ trong nội bộ doanh nghiệp. Những người dùng khác bên ngoài không thể tiếp cận và sử dụng.

Thành phần chính của Cloud Computing

- Hybrid Cloud (Điện toán đám mây lai)

Đám mây lai (Hybrid Cloud) là sự kết hợp giữa đám mây công cộng và đám mây riêng. Nó cho phép người dùng khai thác được điểm mạnh của 2 mô hình trên. Và đồng thời hạn chế được điểm yếu của 2 mô hình đó.

Ưu điểm

+ Đảm bảo được an toàn cho các dữ liệu quan trọng

+ Sử dụng được nhiều dịch vụ điện toán đám mây mà không bị giới hạn.

Nhược điểm

+ Khó khăn khi triển khai và quản lý hệ thống

+ Tốn nhiều chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Community Cloud (Điện toán đám mây cộng đồng)

Đám mây cộng đồng được xây dựng nhằm mục đích chia sẻ hạ tầng, dữ liệu cho nhiều tổ chức, người dùng khác nhau. Ví dụ, các doanh nghiệp cùng hoạt động trong ngành giáo dục có thể chia sẻ chung một đám mây để trao đổi dữ liệu cho nhau.

Ưu điểm

+ Các tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân chung lĩnh vực hoạt động có thể chia sẻ dữ liệu, thông tin dễ dàng để phục vụ cho công việc của chính họ

+ Đảm bảo sự riêng tư, an ninh và tuân thủ các chính sách tốt hơn.

Nhược điểm

+ Việc điều hành, quản lý tương đối khó khăn

+ Cần tốn nhiều chi phí để xây dựng, triển khai.

>>> Xem thêm: Private cloud là gì? Tổng quan những điều cần biết 

3. Phân loại các Cloud Computing phổ biến nhất hiện nay

- Infrastructure as a service (Iaas) - Dịch vụ cơ sở hạ tầng

IaaS là loại dịch vụ đám mây kết thúc mở nhất dành cho mọi tổ chức muốn thực hiện nhiều loại tùy chỉnh khác nhau. IaaS có khả năng bổ sung cũng như truy cập theo yêu cầu cho các nhu cầu ngắn hạn hoặc dài hạn.

IaaS có nhiệm vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp am hiểu hơn về công nghệ và có thể thuê ngoài các tài nguyên cũng như cơ sở hạ tầng CNTT theo cấp doanh nghiệp sao cho theo kịp tốc độ tăng trưởng nhất mà không cần đầu tư số vốn lớn.

Với IaaS, thì bên thứ 3 sẽ lưu trữ những yếu tố của chính cơ sở hạ tầng như: máy chủ, phần cứng, lưu lượng lưu trữ và tường lửa. Tuy nhiên thì người dùng thường cần mang theo hệ điều hành và phần mềm trung gian của mình.

Những doanh nghiệp đang trên đà phát triển sản phẩm phần mềm mới thì có thể sử dụng những nhà cung cấp IaaS để thực hiện thử nghiệm trước khi triển khai cho chương trình nội bộ. Nhờ có IaaS thì khách hàng có thể truy cập máy chủ đám mây bằng bảng điều khiển hoặc API đều tự phục vụ.

 

Phân loại các Cloud Computing phổ biến nhất hiện nay

- Platform as a service (Paas) - Dịch vụ nền tảng

PaaS có khả năng cung cấp các khối lượng trong việc xây dựng để tạo được các phần mềm bao gồm các công cụ phát triển, máy chủ, môi trường lập trình, thư viện mã, kể cả những thành phần ứng dụng đã được cấu hình sẵn,…  

Với PaaS, nhà cung cấp chỉ cần quan tâm đến những mối quan hệ phía sau như: bảo mật, các cơ sở hạ tầng, lưu trữ và thử nghiệm ứng dụng nhanh hơn với chi phí thấp.

Các nền tảng như Salesforce, thì tài nguyên sẽ được chuẩn hóa sao cho phù hợp nhất. Do vậy, bạn không cần thực hiện phát minh lại bánh xe khi thực hiện xây dựng các ứng dụng mới. Hiện nay, vẫn còn nhiều nhà phát triển có thể làm việc trên nhiều dự án cùng một lúc.

- Software as a service (Saas) - Dịch vụ phần mềm

SaaS là một trong những loại điện toán đám mây đang được dùng phổ biến nhất hiện nay. Nó đảm nhận vai trò cung cấp những ứng dụng hoàn chỉnh và sẵn sàng cho những người dùng thông qua hệ thống Internet.

Chúng thường không được tải xuống và cài đặt trên người dùng nên nhân viên kỹ thuật sẽ được tiết kiệm rất nhiều thời gian. Việc thực hiện xử lý sự cố hoặc bảo trì đều sẽ được thực hiện hoàn toàn bởi nhà cung cấp.

Hiện nay, các chương trình phần mềm đều thực hiện những chức năng cụ thể và đa số đều trực quan để có thể sử dụng nó.

>>> Xem thêm: Những điều bạn chưa biết về Google Cloud VPS Free 

4. Lợi ích khi sử dụng Cloud Computing

- Tiết kiệm chi phí

Tiết kiệm chi phí chính là lợi ích đầu tiên mà Cloud Computing mang lại cho người dùng.

Thay vì phải bỏ chi phí đầu tư cả một hệ thống máy chủ để lưu trữ dữ liệu, chịu các chi phí vận hành hay bảo dưỡng hàng năm thì bạn chỉ cần phải dành một khoản tiền nhỏ để duy trì chúng. Bạn sẽ tập trung hơn vào công việc của mình thay vì phải lo lắng đến những việc như bảo dưỡng hay vận hành hệ thống.

- Khả năng mở rộng linh hoạt

Lợi ích thứ hai của điện toán đám mây đó là khả năng mở rộng linh hoạt về quy mô của nó. Điều này có nghĩa là bạn sẽ được phân phối đúng lượng tài nguyên cần thiết với nhu cầu sử dụng của mình.

Bạn có thể bổ sung tài nguyên bất cứ khi nào phát sinh nhu cầu và tại đúng vị trí địa lý mà bạn mong muốn.

- Hiệu năng

Lợi ích thứ ba là vấn đề hiệu năng. Các dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất chạy trên mạng lưới trung tâm dữ liệu an toàn trên toàn thế giới. Và đương nhiên chúng được nâng cấp thường xuyên để tăng hiệu quả và mức độ bảo mật.

So với mô hình trung tâm dữ liệu quy mô nhỏ như một công ty thì điều này mang lại những lợi ích tích cực hơn như giảm độ trễ mạng và tăng tính kinh tế khi áp dụng theo quy mô lớn hơn.

Lợi ích khi sử dụng Cloud Computing

- Tính bảo mật cao

Lợi ích thứ tư là tính bảo mật. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp một loạt các chính sách, công nghệ và kiểm soát nhằm củng cố tính bảo mật của bạn.

Qua đó nó giúp bảo vệ dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng của bạn khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn hay các cuộc tấn công mạng vẫn thường xuyên xảy ra.

- Tốc độ được cải thiện

Hầu hết các dịch vụ Cloud Computing hiện nay đều được cung cấp dịch vụ theo yêu cầu. Nghĩa là bạn cần bao nhiêu thì có bấy nhiêu. Thậm chí ngay cả một lượng lớn tài nguyên máy tính cũng có thể được cung cấp chỉ trong vài phút.

Như vậy bạn sẽ không cần phải quá áp lực trong việc lên kế hoạch tính toán công suất cho phù hợp nữa. Thay vào đó bạn có thể sử dụng bình thường, khi cần có thể bổ sung ngay tức thì chỉ với một vài cú nhấp chuột.

- Năng suất cao

Đối với Cloud Computing, bạn sẽ không phải dành chi phí cũng như cắt cử nhân viên cho các tác vụ quản lý, bảo dưỡng và duy trì hệ thống công nghệ thông tin.

Như vậy bạn có thể tập trung đội ngũ cho những việc chuyên môn phục vụ cho kinh doanh của mình nhiều hơn.

- Độ tin cậy cao

Các đơn vị trung gian chuyên cung cấp các dịch vụ về Cloud, Máy chủ, … như Viettel IDC luôn có các biện pháp giúp người dùng sao lưu và bảo vệ dữ liệu.

Thậm chí họ còn có các trung tâm DC/DR giúp khôi phục dữ liệu khi bị tấn công mạng và duy trì hoạt động liên tục của hệ thống. Đây là những thứ mà trong phạm vi nhỏ như một công ty đơn lẻ sẽ khó có thể đáp ứng được.

5. Cloud Computing hoạt động như thế nào?

Điện toán đám mây hoạt động theo cách thức hoàn toàn khác với phần cứng vật lý. Cloud Computing cho phép người dùng quyền truy cập vào máy chủ, dữ liệu và những dịch vụ bằng Internet.

Cloud Computing hoạt động như thế nào?

Nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ sở hữu, quản lý phần cứng và duy trì kết nối mạng. Trong khi đó, user sẽ được cung cấp và sử dụng những gì mà họ thông qua nền tảng web.

6. Kết luận

Thông qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về các Internet hoạt động và giải pháp Cloud Computing là gì. Có thể nói, Cloud Computing cải thiện toàn diện Internet, giải phóng nó khỏi giới hạn của phần cứng vật lý, tạo nên một “đám mây” ảo nhưng lại có sức mạnh thực và vô cùng mạnh mẽ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “công nghệ làm thay đổi tương lai” này.

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan
26/12/2024
Check Spamhaus là công cụ kiểm tra tên miền có nằm trong danh sách đen không, từ đó giúp bảo vệ uy tín tên miền, tăng tỷ...
26/12/2024
Sitelinks cho phép người dùng nhanh chóng tìm kiếm và truy cập được vào thông tin cụ thể mà họ quan tâm, giúp tăng trải...
26/12/2024
Snapshot là gì? Đây là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực công nghệ, thường được nhắc đến khi nói về việc lưu...
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!