Điều này sẽ gây ra chút bối rối khi lựa chọn đăng ký chứng chỉ SSL dành cho mọi người. Hãy dành một vài phút để tham khảo thông tin dưới đây - Điều này sẽ có lợi ích trong việc phân định loại chứng chỉ bảo mật SSL phù hợp với nhu cầu sử dụng.
1, Mục đích sử dụng của Website?
- Với website phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc kinh doanh nhỏ, bạn có thể sử dụng các chứng chỉ bảo mật SSL rẻ nhất như Comodo PositiveSSL, RapidSSL Standart hay AlphaSSL. Lưu ý với những chứng chỉ bảo mật SSL giá rẻ này, bạn không thể cài đặt cho sub-domain (dạng shop.domain.com) mà nó chỉ hỗ trợ domain.com và www.domain.com mà thôi.
- Với website kinh doanh thương mại điện tử và cần mức độ bảo mật cũng như chứng thực chủ thể cao hơn để thu hút khách hàng tin tưởng, hãy sử dụng các loại SSL có giá trị xác thực tổ chức (OV) hoặc xác thực đầy đủ (EV). Bạn có thể sử dụng các loại xác thực như GeoTrust TrueBusinessID, GeoTrust TrueBusinessID EV hay Comodo EV SSL.
Điểm đặc biệt của các loại chứng thực bảo mật này là xác minh trước khi cài đặt SSL bằng giấy tờ được công nhân của pháp luật như giấy đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, sau khi xác minh thành công, chứng thực loại EV còn cho phép hiển thị tên của tổ chức (Tên công ty, tổ chức đặt mua và xác thực) ngay trên khung địa chỉ của tất cả các trình duyệt, giúp khách hàng tin tưởng đặt mua dịch vụ trực tuyến tại website đó.
Xem thêm: Phân loại các chứng chỉ SSL dựa trên mục đich sử dụng
2, Website đang dùng loại Hosting nào?
Tât nhiên là phần lớn chứng chỉ bảo mật SSL sẽ làm việc trên các web hosting, vps hay máy chủ, song có một số yếu tố riêng (như các nền tảng khác nhau) cần bạn lưu ý:
- Máy chủ sử dụng Microsoft Exchange thông thường sẽ yêu cầu cài đặt Multiple Domain (UCC) SSL để hỗ trợ nhiều tên miền trên hệ thống.
- Phần lớn các SSL dạng Standart hoặc Premium sẽ chỉ nên chạy với Web Hosting thông thường. Nếu bạn ở cấp độ VPS/Server, hãy lưu ý sử dụng chứng chỉ bảo mật Web Server như Thawte Web Server SAN SSL hay Comodo Multi-Domain SSL Certificate (MDC) để cài đặt 1 SSL chung cho tất cả tên miền sẽ chạy trên VPS/Server của mình, chi phí sẽ tiết kiệm hơn nhiều.
3, Sử dụng bao nhiêu domain - bao nhiêu sub domain?
Bạn hãy tính toán số lượng tên miền riêng lẻ hay sub-domain sẽ sử dụng trong hiện tại và tương lai, vì điều ấy sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí. Về cơ bản thì hiện có 2 loại chứng chỉ bảo mật SSL để bạn đặt mua:
- Các chứng chỉ bảo mật dạng Wildcard hỗ trợ thêm không giới hạn sub-domain (tên miền dạng shop.domain.com).
- Các chứng chỉ bảo mật dạng UCC có thể hỗ trợ cả sub-domain, tên miền khác (dạng shop.com và bất kỳ tên miền khác trên cùng máy chủ). Tuy nhiên, từ tên miền thứ 2 trở đi, UCC SSL vẫn hiển thị thông tin SSL của tên miền đầu tiên được đăng ký, bởi vậy bạn chỉ có thể sử dụng SSL loại này cho các website cùng một chủ đề hay cùng một lĩnh vực kinh doanh mà thôi.
>>> Xem thêm: wordpress hosting - Dịch vụ hàng đầu thị trường với chi phí cực tiết kiệm
>>> Xem thêm: bán vps - Tìm hiểu dịch vụ VPS số 1 thị trường
>>> Xem thêm: đăng ký gmail doanh nghiệp - Những tính năng vượt trội Gsuite(Email Google) cho doanh nghiệp tối ưu hiệu quả công việc văn phòng
Xem thêm: Bảng giá SSL tại Nhân Hòa