Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code
preload-home

CDN là gì?

17/06/2021, 11:24 am
1,888

CDN là cụm từ khá phổ biến đối với những người làm việc trong lĩnh vực website. Tuy nhiên, với người mới và “dân ngoài bang” thì không phải ai cũng hiểu CDN là gì, dùng để làm gì? Nếu bạn đang tìm hiểu kiến thức cơ bản về CDN thì bài viết dưới đây của Nhân Hòa là dành cho các bạn.

CDN là gì?

CDN (viết tắt của cụm từ Content Delivery Network) là mạng lưới máy chủ lưu giữ bản sao của các nội dung tĩnh bên trong website và phân phối đến nhiều máy chủ PoP. Mạng lưới máy chủ CDN được đặt ở khắp nơi trên toàn cầu, từ PoP (Points of Present), dữ liệu sẽ tiếp tục gửi đến người dùng cuối. Thông qua CDN, bản sao nội dung trên máy chủ gần nhất sẽ được trả về cho người dùng khi họ truy cập vào website.

Khi ứng dụng CDN, ngoài server gốc (chẳng hạn bạn đang sử dụng VPS), người dùng có thể tiếp cận nội dung website thông qua các điểm truy cập hay các server hỗ trợ khác. Nhờ đó, bạn có thể điều phối và quản lý tốt hơn lượt truy cập vào website, nhất là khi lượt truy cập tăng cao trong cùng một thời điểm. Ví dụ như khi bạn làm website bán hàng và tổ chức chương trình sale hoặc game online tiến hành giải đấu,… thì lượng người truy cập tại một thời điểm sẽ tăng đột biến, traffic đến từ nhiều khu vực khác nhau trên 1 một quốc gia hoặc thậm chí là nhiều quốc gia.

>>> Xem thêm: WAMP Server là gì? Cài đặt WAMP [CHỈ VỚI 2 BƯỚC] 

Ưu điểm khi sử dụng CDN

Tiết kiệm băng thông cho máy chủ gốc

Băng thông từ mạng của máy chủ gốc chỉ tốn một lần xử lý đó là chấp nhận request từ các PoP CDN, sau đó các lượt truy cập từ người dùng sẽ chỉ truy cập vào nội dung trên CDN nên máy chủ gốc sẽ không tốn thêm. Chỉ khi nào bạn tiến hành xóa các bản lưu nội dung trên CDN thì các PoP CDN sẽ tiến hành lấy nội dung một lần nữa thì sẽ mất thêm chi phí.

Tăng tốc lượt truy cập

Do tính chất các PoP CDN trải dài trên khắp các châu lục nên nó sẽ giúp website bạn truy cập nhanh hơn đối với các người dùng ở xa máy chủ của website. Tương tự với các người dùng ở quốc gia khác, CDN của bạn càng có nhiều PoP ở nhiều quốc gia khác nhau thì càng có lợi trong việc tăng tốc website toàn cầu.

Tiết kiệm dung lượng

Nếu bạn có sử dụng phương thức Push CDN thì sẽ tiết kiệm được dung lượng lưu trữ cho máy chủ vì mọi thứ đã được upload lên thẳng máy chủ CDN. Tuy nhiên để an toàn bạn nên lưu lại nội dung ở một nơi nào đó, đề phòng trường hợp dịch vụ CDN có vấn đề.

Tiết kiệm chi phí

Tại đây chúng tôi muốn nói đến việc tiết kiệm chi phí băng thông. Giả sử máy chủ hoặc gói host của bạn chỉ hỗ trợ một khoảng băng thông cho phép mỗi tháng nhất định thì khi hết bạn sẽ cần mua thêm hoặc nâng cấp băng thông 

Giá băng thông không hề rẻ, trung bình chi phí hiện nay tại một số nhà cung cấp host là khoảng 20.000 đồng cho mỗi GB, tương đương $0.88 rồi. Tuy nhiên, các dịch vụ CDN hiện nay đa phần sẽ có giá là khoảng $0.05 hoặc rẻ hơn, ở một số PoP Châu Á nếu có đắt hơn thì cao lắm cũng khoảng $0.1 cho mỗi GB băng thông. Chính vì vậy, thay vì bạn mua thêm băng thông ở host thì hãy dùng CDN sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.

>>> Xem thêm: Băng thông (bandwidth) là gì? Tất cả thông tin cần biết về băng thông

Cách thức hoạt động của CDN

Nội dung được phân phối của CDN

Nội dung (content) được đề cập ở đây bao gồm tất cả thông tin, dữ liệu dưới dạng văn bản, hình ảnh trên website, các file audio, video, hình động, infographic,… đa phần đều là các nội dung tĩnh.

Thông thường, các nội dung sẽ được chia thành hai nhóm là động và tĩnh:

+ Nội dung tĩnh: Bao gồm các nội dung cố định, không bị thay đổi hay điều chỉnh dưới tác động của người dùng. Dù bạn truy cập vào trang từ bất kỳ thiết bị hay server nào, những nội dung này hoàn toàn giống nhau.

+ Nội dung động: Bao gồm các phần nội dung sẽ chịu ảnh hưởng bởi dữ liệu của người dùng. Theo đó, các thông tin sẽ được cá nhân hóa dựa trên đối tượng sử dụng.

Tương tự trong trường hợp bạn truy cập vào một trang web thương mại điện tử, các phần thông tin, hình ảnh, mô tả sản phẩm, hướng dẫn mô hàng đều giống hệt nhau. Những nội dung này đều là nội dung tĩnh. Tuy nhiên, mục đề xuất sản phẩm với từng khách hàng sẽ được thay đổi tùy theo dữ liệu về độ tuổi, khu vực, thói quen mua sắm,… Phần đề xuất này được coi là nội dung động.

Cách thức phân phối nội dung của CDN

Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của Content Delivery Network, trước hết, chúng ta sẽ nhìn lại cách thức vận hành thông thường khi người dùng truy cập website. Khi không có CDN, nội dung được lưu trữ ở một nguồn hay một server duy nhất. Server này được kết nối với các thiết bị của người dùng thông qua đường truyền Internet. Mỗi khi có người truy cập, yêu cầu sẽ được truyền tới server và máy chủ tiến hành gửi lại các thông tin, nội dung.

Hầu hết mọi công đoạn sẽ do một server duy nhất phụ trách. Trong trường hợp server ở xa, đường truyền không ổn định hay quá nhiều người cùng truy cập gây nghẽn mạng thì tốc độ truy cập bị ảnh hưởng đáng kể.

Với việc ứng dụng CDN, nội dung dữ liệu của các trang sẽ được lưu trữ trên nhiều server đặt tại các vị trí khác nhau. Hệ thống server này sẽ được kết nối và quản lý đồng bộ. Khi có người dùng truy cập, những data center sẽ xác định vị trí server gần nhất với người dùng và điều hướng truy cập của người dùng đến server đó.

Như vậy, website có thể phân chia lượng traffic đến server gốc sang nhiều server còn lại trong hệ thống. Nội dung web sẽ không bị thay đổi, trong khi đó thời gian tải và xử lý yêu cầu của người dùng được rút ngắn.

Những Website nào cần sử dụng CDN?

Thương mại điện tử (E - commerce)

Nhắc đến website E-Commerce là nói đến lượng traffic lớn đến từ nhiều nơi trên thế giới. Sản phẩm đa dạng và người dùng bận rộn, ít có thời gian đến xem trực tiếp. Vì thế, nếu trang web không đáp ứng đủ các thông tin cần thiết trong 1 giây thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ mất cơ hội tiếp cận khách hàng

Do đó, E-Commerce cần CDN nhằm xử lý số lượng request khổng lồ đến từ nhiều nơi khác nhau. Quá trình này được thực hiện bằng cách sao lưu nội dung sẵn đặt tại server ở một địa điểm gần nhất. Ngoài ra, CDN còn có thể chống được sự gia tăng traffic đột biến trên server.

Quảng cáo

Để tiếp cận thế giới số, dịch vụ quảng cáo phải dùng đến các phương tiện truyền thông số nhằm mang nhiều thông tin và cá nhân hóa hơn, đồng thời, phải tăng sự hấp dẫn, thu hút. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các mẫu quảng cáo multimedia file chiếm khá nhiều tài nguyên. Điều này dễ dẫn đến tình trạng tải chậm. Và như đã chia sẻ ở trên, trang web càng chậm thì người dùng càng nhanh chóng rời trang

Lúc này, CDN sẽ phát huy vai trò, nhất là đảm bảo delivery time là gì để “giữ chân” người truy cập. CDN lưu toàn bộ nội dung tạm từ server gần nhất và truyền cho người dùng. Vì thế, tốc độ phát nội dung nhanh hơn, giảm thời gian tải trang, tăng hiệu năng website.

Game online

Game online là doanh nghiệp kinh doanh dựa trên môi trường thế giới số nên chắc chắn họ cần rất nhiều tài nguyên cho nội dung. Điều này mang đến lợi ích truyền nội dung tốt nhất và không bị giật lag, thu hút người chơi. Lúc này, CDN trở thành “vùng đệm” để các lập trình viên chứa toàn bộ nội dung game lên server. Nhờ thế, hạn chế tối đa request trực tiếp đến server gốc.

Giải trí

Những website về giải trí chính là trái tim của ngành công nghiệp truyền thông. Từ hoạt động download đến streaming, nội dung của các trang web này đã thu hút hàng triệu người từ nhiều nơi trên thế giới 

Do đó, website cần được đảm bảo chạy hoàn hảo. Và thể hiện chức năng vốn có của mình. CDN chứa tạm tất cả nội dung này, giúp dịch vụ chạy mượt và không bị gián đoạn. Nhờ bản copy được lưu tại nhiều server luôn sẵn sàng truyền đi theo request của người dùng tại vị trí địa lý của họ. Nó giúp tăng tốc độ xử lý những yêu cầu liên quan đến các nội dung.

Xem thêm: Thương mại điện tử (E-commerce) là gì? Tổng quan từ A->Z E-Commerce 

Lời kết

Hy vọng những thông tin giải đáp CDN là gì, những ý nghĩa của CDN sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa CDN là gì vui lòng để lại thông tin của mình. Nhân Hòa luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ bạn.

Bài viết liên quan
10/01/2025
Footer là vị trí quan trọng của website giúp nâng cao trải nghiệm người dùng hiệu quả. Tuy nhiên, để xây dựng được chân...
10/01/2025
Hiện nay, khi công nghệ phát triển vượt bậc, nguy cơ mất an toàn thông tin ngày càng trở nên nghiêm trọng. "Cyber Security là...
09/01/2025
Thị trường kinh doanh online bùng nổ, kéo theo nhu cầu thiết kế website tăng lên không ngừng. Đây chính là thời điểm mà...
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!