Mục lục [Ẩn]
Nếu bạn đang học lập trình web cụ thể là học PHP thì chắc hẳn bạn không thể không biết localhost. Nhưng để có thể tạo localhost hay còn gọi là server giả lập thì cần tới các phần mềm như XAMPP, WAMP, MAMP, LAMP… Trong bài viết này Nhân Hòa sẽ giới thiệu sâu hơn về WAMPServer là gì và cách cài đặt WAMP trên máy tính, laptop cá nhân.
WAMP là gì?
WAMP là tên viết tắt cho phần mềm Windows, Apache, MySQL, PHP. Nó có nguồn gốc từ LAMP là viết tắt của Linux, Apache, MySQL và PHP. Trong khi LAMP được sử dụng trên máy chủ Linux thì WAMP được sử dụng trên Windows server. Vì WordPress thường không được cài đặt trên Windows server, WAMP đã trở nên phổ biến trong giới developer như một phương pháp cài đặt WordPress trên máy tính cá nhân của họ.
- Chữ “A” trong WAMP là viết tắt của Apache. Apache là phần mềm máy chủ được sử dụng để phục vụ các trang web. Bất cứ khi nào ai đó nhập URL trang web WordPress của bạn, Apache là phần mềm “phục vụ” trang web WordPress của bạn.
- Chữ “M” trong WAMP là viết tắt của MySQL. MySQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Công việc trong stack là lưu trữ tất cả nội dung trang web của bạn, hồ sơ người dùng, nhận xét, v.v.
- Chữ “P” trong WAMP là viết tắt của PHP. PHP là ngôn ngữ lập trình mà WordPress được viết ra. Nó cũng là mảnh ghép toàn bộ phần mềm lại với nhau. Nó chạy như một quy trình trong Apache và giao tiếp với cơ sở dữ liệu MySQL để xây dựng các trang web của bạn.
>>> Xem thêm: MySQL là gì? Tổng quan từ A-Z thông tin MySQL
Ưu điểm của WAMP Server
Ưu điểm nổi bật của WAMP Server dành cho người dùng đó là:
- Dễ dàng cấu hình version MySQL.
- Có thể bật các module của Apache vô cùng đơn giản và nhanh chóng.
- Bật/tắt các chức năng của PHP rất tiện lợi mà không cần phải mở file PHP in lên.
- Lấy lại toàn bộ dữ liệu ngay cả khi không thể vào được hệ điều hành.
Nhược điểm duy nhất của WAMP Server là chỉ có thể hoạt động được trên hệ điều hành Windows 32bit và 64bit.
Vì thế, khi sử dụng WAMPServer người dùng có thể:
- Không cần phải tốn thời gian để chờ đợi dữ liệu được upload lên Internet.
- Phát hiện được lỗi của Website và sửa lỗi kịp thời.
- Tạo backup đơn giản và nhanh chóng.
- Dễ dàng phát triển Website trên nền tảng WordPress nhanh chóng mà không cần phải phụ thuộc vào đường truyền Internet.
- Tốc độ của các thao tác lập trình, xử lý lỗi được cải thiện đáng kể.
- Có cái nhìn tổng quan được bố cục, cách sắp xếp nội dung tổng thể của Website trước khi đưa vào môi trường online.
>>> Xem thêm: PHP-FPM là gì? Hướng dẫn cài đặt PHP-FPM trên CentOS 7
So sánh sự khác nhau giữa XAMPP, WAMP, MAMP và LAMP
Ngoài WAMP thì hiện nay còn có nhiều phần mềm giả lập server khác như: XAMPP, MAMP, LAMP. Chúng đều có công dụng là tạo ra môi trường localhost để thử nghiệm website trước khi đưa vào hoạt động online.
Tuy nhiên, mỗi loại phần mềm sẽ tương thích với một ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành khác nhau. Để hiểu rõ hơn về XAMPP, WAMP, MAMP và LAMP, chúng ta hãy cùng làm một phép so sánh nho nhỏ như bảng bên dưới:
Nên sử dụng WAMP hay XAMPP để tạo Server?
Đối với WAMP
- Điểm mạnh của WAMP
Điều đầu tiên tạo nên điểm mạnh của WAMP chính là sự dễ dàng trong việc cấu hình version của MySQL. Ngoài ra, người dùng còn có thể bật các Module của Apache vô cùng đơn giản, nhanh chóng.
Sử dụng WAMP, bạn cũng có thể bật/tắt các chức năng của PHP rất tiện lợi mà không cần phải mở file PHP.in lên
Mặt khác, với WAMP, bạn có thể lấy lại toàn bộ dữ liệu ngay cả khi không thể vào được hệ điều hành
- Điểm yếu của WAMP
WAMP chỉ có thể hoạt động được trên hệ điều hành Windows 32bit và 64 bit.
So sánh với XAMPP
- Điểm mạnh của XAMPP
XAMPP có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như: Window, MacOS và Linux. Nhưng trên mỗi hệ điều hành thì XAMPP sẽ có cách hiển thị và hoạt động khác nhau. Với XAMPP chạy trên Windows, nó có thể giả lập server tốt, thậm chí là FTP, giả lập được Mail Server và hỗ trợ SSL trên Localhost
Ưu điểm lớn nhất của XAMPP là cấu hình đơn giản, dễ sử dụng. XAMPP không có gì nhiều ngoài chức năng tắt/bật MySQL, Apache nên khá thuận tiện trong thao tác
- Điểm yếu của XAMPP
Tính tối giản là ưu điểm nhưng đồng thời nó cũng là yếu điểm của XAMPP. Trên XAMPP được tích hợp rất ít chức năng (không có cấu hình Module và không có cả Version MySQL). Ngoài ra, XAMPP cũng có dung lượng cực kỳ lớn với file cài đặt nặng 141Mb (trong khi WAMP chỉ nặng 41Mb)
Từ những so sánh về ưu nhược điểm trên, có thể thấy nếu muốn sử dụng phần mềm giả lập server để cài đặt các mã nguồn mở chạy web và không cần quá nhiều chức năng thì WAMP là một lựa chọn hợp lý vì nhẹ và dễ dàng backup, nâng cấp version cho PHP, Apache, MySQL.
>>> Xem thêm: XAMPP là gì?Hướng dẫn cài đặt và sử dụng
Hướng dẫn cài đặt WAMP Server
Bước 1: Tải phần mềm WAMP
+ Truy cập link: https://www.wampserver.com/en/#download-wrapper
+ Nhấn chọn phiên bản WAMP phù hợp với hệ điều hành của bạn (64 bit hoặc 32 bit).
+ Đợi khoảng 5s, một popup thông báo sẽ xuất hiện. Bạn chỉ cần click vào dòng chữ “download directly” màu vàng và đợi hệ thống tự động tải phần mềm về.
Bước 2: Cách cài đặt WAMP
+ Mở file cài đặt lên
+ Màn hình sẽ hiển thị cửa sổ cài đặt. Bạn chỉ cần nhấn OK, Next hoặc Install liên tục cho đến khi kết thúc cài đặt là được
+ Nếu hệ thống không thông báo bất kỳ lỗi gì và thấy shortcut icon của WAMP hiển thị trên màn hình Desktop thì có nghĩa là bạn đã cài đặt thành công.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về WAMP và cách cài đặt, sử dụng. Hy vọng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích và giúp bạn thiết kế website hiệu quả hơn với phần mềm WAMP. Nếu bạn đang tìm kiếm các dịch vụ cho thuê server giá rẻ, hãy đến với Nhân Hòa. Nhân Hòa luôn luôn có rất nhiều chương trình ưu đãi khi thuê Hosting và Server. Chúc bạn thành công!
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký tên miền, đăng ký email doanh nghiệp, hosting wordpress giá rẻ, VPS, SSL... xin vui lòng đăng ký tại Nhân Hòa để được hưởng ưu đãi giá rẻ nhất.
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Ưu đãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/uu-dai-nhan-hoa.html