Mục lục [Ẩn]
Cách tính lương hưu cho người lao động từ 2022 như thế nào? Từ ngày 1/1/2022, quy định về điều kiện hưởng lương hưu thay đổi khá nhiều so với hiện tại. Đặc biệt là điều kiện nghỉ hưu của lao động nam và lao động nữ khác nhau dẫn tới cách tính lương hưu cũng khác nhau.
1. Điều kiện hưởng lương hưu
Người lao động được hưởng lương hưu về độ tuổi và về thời gian đóng BHXH theo quy định. Năm 2022, điều kiện hưởng lương hưu được thực hiện theo Điều 219, Bộ luật lao động năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động.
Theo đó, điều kiện hưởng lương hưu của người lao động và điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được quy định cụ thể và chi tiết hơn.
Người lao động cần lưu ý điều kiện năm 2022 như sau:
+ Độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Khoản 2, Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khiđủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035 và 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028
+ Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong năm 2022, trong điều kiện bình thường phải đủ 60 tuổi 06 tháng với lao động nam, đủ 55 tuổi 08 tháng với lao động nữ.
+ Thời gian tham gia đóng BHXH đủ 20 năm. Cứ thêm 1 năm tham gia BHXH được tính thêm 2% vào tỷ lệ % hưởng lương hưu theo quy định
Theo quy định tại Điều 58, Luật BHXH năm 2014 và hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
+ Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%
+ Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ 75% thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
+ Thời gian có tháng lẻ từ 1 đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 đến 11 tháng được tính là một năm
>>> Xem thêm: Quy định mới nhất 2021 về tuổi nghỉ hưu và các chính sách liên quan
2. Cách tính lương hưu hàng tháng đối với người tham gia BHXH bắt buộc
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ tính tương ứng với số năm tham gia BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%.
Theo hướng dẫn, đối với người lao động (NLĐ) tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2022 đến hết 31/12/2022, cách tính lương hưu hàng tháng của NLĐ được tính như sau:
Mức lương hưu hàng tháng = [Tỷ lệ (%)hưởng lương hưu hàng tháng] x [Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH]
Trong đó mức hưởng lương hưu hàng tháng được xác định theo tỷ lệ % lương tháng đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng tối đa của NLĐ khi về hưu là 75% mức lương đóng BHXH.
Các xác định tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng phụ thuộc vào từng đối tượng là nam hay nữ hoặc là đối tượng nằm trong diện được xét hưởng chế độ đặc biệt khi bị suy giảm khả năng lao động hay không.
Cách tính lương hưu hàng tháng đối với tham gia BHXH bắt buộc
a) Đối với lao động nam
+ Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu từ 01/01/2022 người lao động đóng đủ 20 năm BHXH thì có tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 45%
+ NLĐ sau khi đóng đủ số năm quy định để được hưởng lương hưu thì cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%, mức tối đa là 75%
b) Đối với lao động nữ
+ Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu từ 01/01/2022 người lao động đóng đủ 15 năm BHXH thì có tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 45%
+ Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%, mức tối đa là 75%
Trường hợp NLĐ hưởng lương chế độ hưu trí trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
>>> Xem thêm: Tra cứu quá trình đóng BHXH không cần mã OTP
3. Hướng dẫn xác định mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH
Với những nhóm đối tượng tham gia BHXH khác nhau thì cách tính mức bình quân tiền lương hoặc thu nhập đóng BHXH cũng có sự khác biệt. Cụ thể:
a) Người tham gia BHXH bắt buộc
Căn cứ: Điều 9 và Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP; Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được chia thành nhiều trường hợp:
- Trường hợp 1: Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
+ Người lao động bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 60 tháng
+ Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 72 tháng
+ Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 96 tháng
+ Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng BHXH của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 120 tháng
+ Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng BHXH của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 180 tháng
+ Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng BHXH của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 240 tháng
+ Người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng / Tổng số tháng đóng BHXH
Trong đó:
+ Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
+ Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Hướng dẫn xác định mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH
- Trường hợp 2: Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH / Tổng số tháng đóng BHXH
Trong đó:
+ Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
+ Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương tháng đã đóng BHXH được điều chỉnh theo hệ số trượt giá được ban hành tại thời điểm hưởng. Cụ thể:
Tiền lương tháng đóng BHXH (đã được điều chỉnh) của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Hệ số trượt giá của từng năm tương ứng
b) Bảng hệ số trượt giá áp dụng đối với người hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2022 - 31/12/2022 (theo Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH)
* Người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc, vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ: Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP
Mbqtl-tn = [Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện + (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc x Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc)] / Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện + Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc
Trong đó: Mbqtl-tn là mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH
>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký BHXH lần đầu mà các doanh nghiệp PHẢI BIẾT
4. Hồ sơ cần thiết để hưởng lương hưu cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi
Theo Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH, hồ sơ bao gồm:
+ Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Sổ bảo hiểm xã hội; Đơn đề nghị (mẫu số 14-HSB); Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa trong trường hợp thanh toán phí giám định
+ Đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại đơn vị: Sổ bảo hiểm xã hội; Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí (mẫu số 12-HSB) hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí; Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
+ Trong 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động
+ Sau khi có đủ giấy tờ nêu trên, trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH
Hồ sơ cần thiết để hưởng lương hưu cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi
5. Kết luận
Trên đây là hướng dẫn cách tính lương hưu cho người lao động từ 1/1/2022. Bước sang năm 2023, nhiều quy định về chế độ hưu trí sẽ có sự điều chỉnh, người lao động cần nắm vững quy định để tính hưởng quyền lợi khi nghỉ hưu.
Trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, việc chuyển đổi số nhanh chóng đang là vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử hay hợp đồng điện tử hãy liên hệ 1900 6680 hoặc truy cập Website nhanhoa.com để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất nhé!
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
Chi nhánh Vinh - Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Tel: 0915221384 – Email: contact@nhanhoa.com