Mục lục [Ẩn]
Hiện nay có rất nhiều trang web lừa đảo, giả mạo trên internet. Vì thế, việc biết được nguồn gốc trang web rất quan trọng. Nếu bạn chưa biết cách kiểm tra nguồn gốc trang web thì hãy làm theo hướng dẫn sau. Chúng ta sẽ chỉ bạn các bước kiểm tra trang web bằng Whois.
1. Kiểm tra nguồn gốc của trang web là kiểm tra gì
Một trang web có hai yếu tố quan trọng là tên miền và không gian lưu trữ. Trong đó, nơi lưu trữ có thể là hosting, VPS, máy chủ,... Tùy vào dung lượng website mà chủ web chọn dịch vụ lưu trữ phù hợp nhất.
Kiểm tra nguồn gốc của trang web nghĩa là kiểm tra các tiêu chí sau.
- Kiểm tra chủ sở hữu tên miền
- Kiểm tra thời hạn của tên miền
- Kiểm tra website thuộc nước nào
- Kiểm tra địa chỉ máy chủ lưu trữ web
Khi kiểm tra một website, chúng ta càng tìm được nhiều thông tin để định danh web thì thông tin website càng rõ ràng, minh bạch. Việc này hạn chế nguy cơ truy cập vào các website lừa đảo, giả mạo. Công cụ dùng để kiểm tra nguồn gốc là Whois.
Tìm hiểu thêm tại: Whois là gì? Vai trò, công dụng của Whois
2. Cách kiểm tra nguồn gốc trang web bằng Whois
Từ những thông số nêu trên, chúng ta cần có một công cụ để kiểm tra. Và công cụ để kiểm tra nguồn gốc trang web là Whois. Chúng ta có thể kiểm tra được trang web của nước nào, thông tin chủ sở hữu website, thông tin website. Các bước kiểm tra chi tiết như sau.
2.1. Kiểm tra trang web của nước nào bằng Whois
Bước 1: Truy cập whois lookup, gõ địa chỉ website cần kiểm tra
Bước 2: Kéo xuống phần “IP Location”
Tại đây, bạn sẽ nhìn thấy địa chỉ IP của website và vị trí IP. Điều này cho thấy website thuộc nước nào. Đây là một thông tin quan trọng trong nguồn gốc trang web.
2.2. Kiểm tra chủ sở hữu website bằng Whois
Ngoài việc biết website thuộc nước nào thì thông tin chủ sở hữu trang web cũng nói lên nguồn gốc của trang.
Bước 1: Tìm kiếm địa chỉ website trên Whois Lookup
Bước 2: Kéo xuống phần “Domain Profile”
Tại đây, bạn sẽ đọc được tất cả các thông tin quan trọng về tên miền. Bao gồm
- Registrant: Người đăng ký tên miền
- Registrant Org: Tổ chức đăng ký
- Registrant Country: Quốc gia đăng ký
- Registrar: Nhà đăng ký tên miền. Bao gồm URL, số điện thoại và email liên hệ
- Registrar Status: Trạng thái đăng ký tên miền
- Dates: Tuổi đời tên miền, ngày kích hoạt, ngày hết hạn, ngày cập nhật
- Name Servers: Tên máy chủ chứa tên miền
- Tech Contact: Thông tin liên hệ kỹ thuật
2.3. Kiểm tra thông tin website
Ngoài các thông số về kỹ thuật thì bạn có thể tìm thông tin của website bằng Whois. Đây cũng là thông tin nói lên nguồn gốc của trang web.
Bước 1: Truy cập Whois Lookup, điền tên miền website cần kiểm tra nguồn gốc
Bước 2: Kéo xuống phần “Website”
Những thông tin liên quan đến nguồn gốc trang web sau đây được hiển thị
- Website Title: Tiêu đề trang
- Server Type: Kiểu máy chủ
- Response Code: Mã phản hồi
- Thống kê link: Internal link (link nội bộ), Outbound
Qua những thông tin trên bạn đã biết rõ được nguồn gốc của trang web. Định danh được trang web đó ở đâu, thuộc về ai, thành lập từ bao giờ, nội dung là gì,...
Ngoài ra bạn đọc thêm cách kiểm tra tính minh bạch của website tại hai bài: Cách kiểm tra trang web chính thống và Cách nhận biết trang web lừa đảo
3. Lời kết
Bài viết trên Nhân Hòa đã hướng dẫn cách kiểm tra nguồn gốc trang web chi tiết nhất. Chỉ cần thực hiện theo các bước trên là bạn đã biết được các thông tin quan trọng của web. Chúc bạn thành công.
Thông tin liên hệ Nhân Hòa
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://nhanhoa.com/
+ Fanpage: https://www.Facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html