Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code

Angular là gì?

12/05/2021, 10:54 am
6,315

Angular đang là một trong những Frontend Framework nổi tiếng số 1 trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Nếu đã từng xây dựng một vài ứng dụng web, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến cái tên Angular, một Framework Javascript giúp chúng ta xây dựng Web đầy đủ tính năng từ phía Client. Vậy Angular là gì? Bài viết dưới đây Nhân Hòa sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin chi tiết nhất!

1. Angular là gì?

Angular là một framework có cấu trúc cho các ứng dụng web động. Nó cho phép bạn sử dụng HTML như ngôn ngữ mẫu và cho phép bạn mở rộng cú pháp của HTML để diễn đạt các thành phần ứng dụng của bạn một cách rõ ràng và súc tích. Hai tính năng cốt lõi đó là Databinding và Dependency injection của AngularJS loại bỏ phần lớn code mà bạn thường phải viết. Nó xảy ra trong tất cả các trình duyệt làm cho nó trở thành đối tác lý tưởng của bất kỳ công nghệ Server nào.

Để học được AngularJS bạn cần phải có những kiến thức cơ bản về Javascript, Object, String,... Việc bạn có hiểu biết chuyên sâu về Javascript sẽ giúp bạn dễ dàng học AngularJS. Bản chất của AngularJS là hoạt động dạng Single Page, sử dụng API để lấy data, cho nên bạn cần biết các kỹ thuật HTML, AJAX.

>>> Xem thêm: Framework là gì? Tính năng chính của Framework

2. Ưu điểm và nhược điểm của Angular

Về ưu điểm

+ Khả năng ràng buộc dữ liệu ở cả hai chiều, code ở cả JavaScript và HTML đều được đồng bộ hóa, nhờ đó giúp tiết kiệm thời gian lập trình.

+ Mở rộng, phát triển tính năng của file HTML nhờ sự hiện diện của các chỉ thị. Người dùng chỉ cần thêm tiền tố ng- trước thuộc tính HTML để có thể kích hoạt chỉ thị.

+ Hỗ trợ thiết kế ứng dụng bằng các đoạn code ngắn gọn nhờ các template mà cấu trúc Code – AngularJS.

+ Hỗ trợ việc thử nghiệm, tích hợp.

+ Là công cụ của tương lai bởi hệ thống chức năng tuyệt vời. Cơ sở của người dùng được phát triển liên tục, đi kèm với đó là sự cập nhật thường xuyên tài liệu chuyên sâu.

+ Tương thích với nhiều thiết bị, bao gồm cả di động lẫn để bàn.

Về nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, bạn cũng cần cân nhắc về một vài nhược điểm của Angular trước khi quyết định sử dụng nó. Cụ thể:

Bảo mật kém: AngularJS mang bản chất ‘front - end’, có khả năng bảo mật thấp.

Bị hạn chế về trình duyệt: Mỗi vài trình duyệt được tích hợp tính năng Disable Javascript, mà Angular được lập trình bằng ngôn ngữ này nên không thể sử dụng trên trình duyệt đó.

>>> Xem thêm: Javascript là gì? Tại sao Javascript được gọi là NGÔN NGỮ CỦA TƯƠNG LAI?

3. Các tính năng cơ bản của Angular

Angular mang đến 11 tính năng cơ bản như sau:

- Scope: Là đối tượng có nhiệm vụ giao tiếp giữa controller và view của ứng dụng.

- Controller: Xử lý dữ liệu cho đối tượng $scope, từ đây bên views sẽ sử dụng các dữ liệu trong scope để hiển thị ra tương ứng.

- Data-binding: Tự động đồng bộ dữ liệu giữa model và view.

- Service: Là singleton object được khởi tạo 1 lần duy nhất cho mỗi ứng dụng, cung cấp các phương thức lưu trữ dữ liệu có sẵn. ($http, $httpBackend, $sce, $controller, $document, $compile, $parse, $rootElement, $rootScope …..).

- Filter: Lọc các tập con từ tập item trong các mảng và trả về các mảng mới.

- Directive: Dùng để tạo các thẻ HTML riêng phục vụ những mục đích riêng. AngularJS có những directive có sẵn như ng Bind, ng Model…

- Temple: Một thành phần của view, hiển thị thông tin từ controller.

- Routing: Chuyển đổi giữa các action trong controller, qua lại giữa các view.

- MVC và MVVM: Mô hình thiết kế để phân chia các ứng dụng thành nhiều phần khác nhau (gọi là Model, View và Controller) mỗi phần có một nhiệm vụ nhất định. AngularJS không triển khai MVC theo cách truyền thống, mà gắn liền hơn với Model-View-ViewModel

- Deep link: Liên kết sâu, cho phép bạn mã hóa trạng thái của ứng dụng trong các URL để nó có thể bookmark với công cụ tìm kiếm. Các ứng dụng có thể được phục hồi lại từ các địa chỉ URL với cùng một trạng thái.

- Dependency Injection: AngularJS có sẵn một hệ thống con dependency injection để giúp các lập trình viên tạo ra các ứng dụng dễ phát triển, dễ hiểu và kiểm tra.

>>> Xem thêm: MVVM là gì? MVVM được cấu tạo như thế nào?

4. Tại sao nên sử dụng Angular?

Nâng cao năng suất của các lập trình viên

Việc phát triển Web đã có bước thay đổi đáng kể trong vài năm qua. Với phiên bản ECMAScript (ES) 2015 - chúng ta quen thuộc với cái tên ES6, với những class hay arrow function. Angular 2+ ứng dụng những tính năng mới này giúp việc code với Angular trở nên rõ ràng và dễ học hơn rất nhiều

Thêm vào đó, với việc ứng dụng Typescript - một ngôn ngữ - hay là một bản nâng cấp đáng giá của Javascript, Angular kết hợp với Typescript, chúng ta có một công cụ tuyệt vời giúp xử lý các vấn đề hạn chế của JS như kiểm tra kiểu dữ liệu, refactor code an toàn hơn,... từ đó cũng hỗ trợ tốt hơn cho việc Debug cũng như giúp các Dev thực sự hiểu rõ mã nguồn của họ hơn.

Cấu trúc phát triển rõ ràng

Angular sử dụng class trong ES6 với một loạt các thuộc tính để xây dựng toàn bộ các cấu trúc chủ chốt, giả sử bạn muốn tạo một Angular component - Tạo một class và thêm vào các thuộc tính cần thiết. Hay bạn muốn tạo một Angular module - Hãy tạo một class và thêm vào đó các thuộc tính cần thiết. Về cơ bản sẽ là như vậy, Angular cung cấp một cấu trúc rõ ràng để xây dựng từng tính năng cho ứng dụng của bạn.

Các dependency mạnh mẽ được sử dụng trong ứng dụng khi cần thiết, và khi cần tích hợp bất kì dependency nào, như HTTP hay Router, chúng ta chỉ cần thêm nó vào bên trong constructor của class.

Mô hình MVVM cũng giúp Angular chiếm lợi thế trong xây dựng ứng dụng client-side, thường ta sẽ có 3 điều cần quan tâm chính: đó là giao diện người dùng, mã nguồn điều khiển giao diện và mô hình dữ liệu (data) cho giao diện. Angular với MVVM phân biệt hoàn toàn rõ ràng các yếu tố trên nhờ mô hình MVVM.

Extensive Binding

Rất nhiều ứng dụng Web làm việc với dữ liệu (data). App sẽ truy xuất dữ liệu từ Server và hiển thị dữ liệu đó tới người dùng trên view, sử dụng template. Và các tương tác của người dùng sẽ được khiến dữ liệu thay đổi, được view ghi nhận và lưu lại trên server. Data Binding trong Angular giúp bạn thực thi tiến trình trên rất dễ dàng. Đơn thuần từ việc ràng buộc thành phần HTML trong template với các thuộc tính trong class và dữ liệu sẽ tự động xuất hiện trên màn hình. Với các tương tác của người dùng đòi hỏi thay đổi dữ liệu, Angular sử dụng phương pháp two-way binding. Bất kỳ thay đổi dữ liệu đến từ view sẽ tự động cập nhật thuộc tính "model" bên trong class.

Thêm vào đó, Angular cũng hỗ trợ property binding - cho phép chúng ta điều khiển DOM bằng cách ràng buộc thuộc tính HTML với thuộc tính của component class, data sẽ tự động xuất hiện bên trong view. Ví dụ, chúng ta ràng buộc thuộc tính hidden đối với một thẻ img với thuộc tính hide Img bên trong class. Khi thuộc tính hide Img nhận giá trị true, image sẽ tự động hidden và ngược lại khi hide Img nhận giá trị false, thẻ img sẽ tự động hiển thị tới người dùng.

Cuối cùng, Angular hỗ trợ event binding, có nghĩa là chúng ta có thể xử lí bất kì event nào từ phía view, như HTML event. Về cơ bản chúng ta sẽ gắt event với một method bên trong class. Mỗi khi event xuất hiện, method tương ứng sẽ được thực thi. Extensive binding giúp quá trình hiển thị dữ liệu, điều khiển DOM, thực thi các event một cách trơn tru và dễ dàng.

Hỗ trợ đầy đủ tính năng điều hướng

Angular cung cấp đầy đủ tính năng cho việc này, chúng ta định nghĩa các đường dẫn (route) cho mỗi page view của ứng dụng. Và chúng ta sẽ kích hoạt route dựa trên tương tác của người dùng (user). Chúng ta có thể truyền thêm dữ liệu vào các route, giúp view hiển thị nội dung một cách dynamic, có thể bảo vệ route để người dùng chỉ có thể truy cập sau khi đã đăng nhập hoặc có quyền truy cập, có thể ngăn chặn việc người dùng ngay lập tức rời một trang khi các thao tác còn dang dở cho đến khi họ thực sự xác nhận việc rời đi hoặc lưu lại tiến trình sử dụng,...Angular đồng thời cũng hỗ trợ child-route cho việc điều hướng bên trong một route. Việc điều hướng giữa các view bên trong ứng dụng Angular thực sự rất linh hoạt và mạnh mẽ.

Giảm thiểu tối đa kích thước và tăng tối đa hiệu suất của ứng dụng

Kích thước và hiệu năng có mối liên quan mật thiết khi chúng ta làm việc trên nền tảng Web. Một component nhỏ hơn sẽ giúp nâng cao hiệu suất khởi động - giảm cả thời gian download cũng như thời gian cũng như thời gian compile trên trình duyệt. Giảm kích thước component và giúp tăng hiệu suất là một ưu điểm cũng như mục tiêu mà Angular mong muốn mang đến cho các lập trình viên.

Giảm kích thước ứng dụng có thể thực hiện bằng nhiều cách. Đầu tiên chúng ta có thể giảm tối đa kích thước của từng component tới mức tối thiểu có thể. Tiếp theo các component sẽ được sắp xếp bên trong Angular Module bằng 1 cách đề cho các nhóm logic có liên quan đến nhau sẽ được download cùng với nhau. Và bước thứ ba, lazy loading bên trong các route sẽ chỉ download những module cần thiết cho việc hiển thị nội dung cần thiết tới người dùng, và sẽ không bao giờ download những nội dung không cần thiết.

Document và Community

Document cho Angular 2+ - angular.io - rất đầy đủ và chi tiết, bao hàm giới thiệu cơ bản giúp bạn làm quen nhanh chóng với Angular, giới thiệu chi tiết, từ cơ bản đến nâng cao các API của Angular, cũng như có hẳn một Tutorial Basic được xây dựng nên bởi Angular team, cung cấp cho bạn nhanh chóng nắm bắt các thuộc tính cơ bản của Framework.

5. Sự khác biệt giữa Angular và AngularJS

AngularJS là từ được được dùng để chỉ Angular 1. AngularJS ra đời vào năm 2009 và được viết bằng JavaScript. Còn Angular là tên gọi chung của Angular 2 trở lên. Nó được viết bằng TypeScript – một phiên bản nâng cao của JavaScript và ra đời năm 2016. Cấu trúc của Angular và AngularJS hoàn toàn khác nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về sự khác nhau AngularJS cùng Angular để phân biệt hai phiên bản này sau đây.

Sự khác biệt về thành phần và bộ điều khiển

Angular được viết từ TypeScript còn AngularJS lại dựa trên JavaScript. TypeScript là một phần của ES6, nó tương thích ngược với ES5. Angular cũng sở hữu những tiện ích của ES6 như toán tử lambda, trình vòng lặp,…

AngularJS sử dụng các điều khoản về phạm vi và bộ điều khiển. AngularJS còn có khái niệm về rootScope. Các biến trong rootScope sẽ có sẵn trên tất cả các ứng dụng. Angular thì lại không có các khái niệm về phạm vi hoặc bộ điều khiển. 

Thay vì các khái niệm này, Angular sử dụng một hệ thống phân cấp các thành phần. Mỗi thành phần là một chỉ thị với một khuôn mẫu. Cách tiếp cận này tương tự như trong ReactJS – một thư viện khác được dùng để xây dựng giao diện người dùng.

Sự khác biệt trong công cụ mẫu

AngularJS sở hữu rất nhiều chỉ thị. Angular cũng có các chỉ thị tiêu chuẩn, nhưng chúng được sử dụng theo cách khác với AngularJS. Ví dụ: ng-model trong AngularJS có nghĩa là muốn tạo ràng buộc hai chiều. Còn ng-bind là tạo ràng buộc một chiều. Còn trong Angular chỉ xuất hiện ng-Model, nếu viết nó trong ngoặc “[]”, bạn sẽ nhận được ràng buộc một chiều. Còn viêt nó trong “[()]” thì sẽ tạo được ràng buộc hai chiều.

6. Lời kết

Với thắc mắc Angular là gì, có những tính năng gì và mang lại những lợi ích gì chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Nhìn chung đây là một framework JavaScript mà các nhà phát triển sử dụng để tạo các ứng dụng single-page web. Do sử dụng kiến trúc Model-View-Controller, bạn không phải tự viết cùng một code cho các file HTML và JavaScript. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc về Angular, hoặc muốn thảo luận thêm về Framework này, hãy liên hệ ngay với Nhân Hòa theo thông tin dưới đây. 

+ Tổng đài: 1900 6680

+ Website: https://nhanhoa.com/

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Ưu đãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/uu-dai-nhan-hoa.html

Bài viết liên quan
20/11/2024
Các fan cứng của Nhân Hòa đã biết Chương trình Black Friday 2024 sẽ có mức ưu đãi khủng là bao nhiêu % và áp dụng cho những...
19/11/2024
Đừng để website của bạn bị "tắt đèn" vì hết hạn tên miền! Hãy chủ động gia hạn tên miền để đảm bảo sự liên...
16/11/2024
Không phải bàn cãi việc WordPress đang là một trong những nền tảng hàng đầu trong việc xây dựng website hiện nay. Và giải...
Chuyên nghiệp và tận tình
Hỗ Trợ Trực Tuyến 24/7
Đội ngũ chuyên gia giúp xử lý vấn đề kỹ thuật để website của bạn luôn hoạt động tốt và chạy nhanh. Bất kỳ lúc nào.
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!