Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code

Ahrefs là gì

06/05/2021, 11:01 am
2,052

Ahrefs được cho rằng đây là công cụ phân tích Website, kiểm tra Backlink mạnh nhất trên thị trường hiện nay được các SEOer yêu thích sử dụng. Vậy chính xác Ahrefs là gì? Cách sử dụng Ahrefs như thế nào để giúp ích cho sự phát triển của doanh nghiệp, cùng theo dõi bài viết sau đây của Nhân Hòa. 

1. Ahrefs là gì?

Ahrefs là công cụ phân tích trực tiếp các thông số của Website Online lớn nhất hiện nay. Được lấy ý tưởng từ một công cụ phân tích Backlink của các Website toàn cầu, nhóm thành viên đa quốc gia có nguồn gốc từ Ukraine có trụ sở chính tại Singapore đã thành lập một nhóm có tên Ahrefs và phát triển công cụ phân tích Backlink này trở thành một trong những công cụ SEO mạnh nhất trên thế giới, với khả năng phân tích ngày càng được mở rộng về các loại chỉ số và chất lượng số liệu.

Ahrefs là gì?

Quá trình thu thập dữ liệu của Ahrefs lên đến 6 tỷ trang một ngày (bằng ⅓ kho tàng dữ liệu của nhân loại - Google) và tốc độ cập nhật dữ liệu Backlink của công cụ này có thể lên đến cách 30 phút một lần. Như vậy với công cụ này các SEOer có thể kiểm tra được các chỉ số của đối thủ cạnh tranh một cách khá nhanh và chi tiết.

>>> Xem thêm: SEO là gì? Tại sao SEO Website luôn được ưu tiên trong Marketing 

2. Mục đích sử dụng của Ahrefs là gì?

Ahrefs chủ yếu được sử dụng để phân tích hồ sơ liên kết của trang Web, thứ hạng từ khóa và tình trạng SEO.

Ngoài ra, Ahrefs còn được sử dụng để nghiên cứu từ khóa cho Google, Youtube và Amazon. Nhiều người còn sử dụng Ahrefs để tìm kiếm thông tin về các nội dung nổi bật về một chủ đề nhất định.

Khi ra mắt lần đầu vào năm 2011 Ahrefs chủ yếu được sử dụng để phân tích các Backlinks của một trang Web. Trong những năm qua, bộ tính năng của nó đã có sự phát triển vượt bậc. Từ một công cụ phân tích liên kết, Ahrefs đã phát triển thành công công cụ SEO với đầy đủ tính năng hiện đại,cạnh tranh trực tiếp với Moz Pro cũng như SEMrush.

Ngày nay, Ahrefs được sử dụng chủ yếu bởi các đối tượng sau:

- Các doanh nghiệp nhỏ làm SEO cho trang Web của họ

- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ SEO làm việc với nhiều khách hàng

- Các nhà tiếp thị “nội bộ” chạy tiếp thị cho trang Web của doanh nghiệp

- Các nhà tiếp thị liên kết điều hành một số trang Web khác nhau

- Chuyên gia tư vấn SEO tư vấn cho khách hàng chiến lược SEO cho Website của họ

3. Những tính năng chính của Ahrefs

- Ahrefs Rank

Ahrefs Rank cho biết thứ tự (xếp hạng) Website của bạn đứng thứ bao nhiêu trong dữ liệu mà Ahrefs thu thập được dựa trên các yếu tố đánh giá về số lượng và chất lượng Backlink trỏ về Website của bạn. Ahrefs Rank sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. Như vậy, chỉ cần dựa vào chỉ số Ahrefs Rank bạn có thể biết được Website nào có xếp hạng cao hơn để có chiến lược SEO phù hợp

- URL Rating

URL Rating là các chỉ số đo lường uy tín của một URL, mục tiêu có mức thang điểm từ 1 đến 100 dựa trên độ uy tín, chất lượng cũng như số lượng Backlink trỏ về

- Domain Rating

Cụm từ này viết tắt là DR thể hiện sức mạnh tổng thể của một tên miền. DR có thang điểm từ 1 đến 100 chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như Offpage, Backlink

Backlink là những liên kết từ một Website nào đó trỏ về Website của bạn. Ahrefs hiển thị tổng số Backlinks trỏ đến Website hoặc URL mục tiêu. Lưu ý rằng Backlink trong Ahrefs có thể hiển thị số lượng link trỏ về chứ không phải số lượng trang (page) trỏ về

- So sánh chỉ số UR và DR

UR có độ chính xác cao hơn so với DR bởi UR là chỉ số đánh giá của một URL. Backlink nên được đặt ở những trang có chỉ số UR cao bởi những liên kết này có độ uy tín cao và mang lại nhiều giá trị cho Website

- Referring Domains

Referring Domains là các domain có link trỏ về Website của bạn đồng thời cũng có các thông số Live/Recent/Historical tương tự như Backlink

- Organic Keyword

Organic Keyword chính là số lượng từ khóa của một Website có mặt trong top 100 kết quả tìm kiếm của Google

- Organic Traffic

Organic traffic thể hiện lưu lượng người truy cập không phải trả tiền từ google search, Chú ý rằng số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo, không chính xác 100%

- Traffic Value

Chỉ số “Traffic Value” là một giá trị ước tính lưu lượng truy cập tự nhiên vào một website được tính theo đồng đô la. Giá trị này được xác định dựa trên dữ liệu Cost-per-click (CPC) từ Google Adword. Đây là một chỉ số cực kỳ hữu ích bởi vì có những mối tương quan giữa CPC và mức độ cạnh tranh tìm kiếm tự nhiên

Nếu doanh nghiệp của bạn đang có dự định trả tiền cho Google Ads với chi phí CPC cao, thì có một sự lựa chọn tốt khác cho họ chính là khi đầu tư vào SEO. Chỉ có một sự khác biệt khi quyết định lựa chọn giữa Google Ads và SEO chính là, chưa chắc bạn sẽ nhận được kết quả SEO tốt hơn 

Nếu bạn thực sự muốn thấy các lĩnh vực có CPC cao đến mức nào từ khía cạnh SEO, bạn chỉ cần thử xếp hạng từ khóa có dạng “nhà đất + tên thành phố”

- Top Content

Top content sẽ thống kê được các bài viết trên trang có lượng tương tác từ Google lớn nhất

- Keyword Difficulty

Đây có nghĩa là độ khó của từ khóa và Keyword Difficulty này cho biết độ khó của một từ khóa để có thể xếp hạng trong trang 1 của Google, Keyword Difficulty thường được xếp hạng thang điểm từ 1 – 100

Ví dụ: Bạn muốn kiểm tra độ khó của từ khó “dịch vụ SEO”, chọn keyword explorer và chọn từ khóa để kiểm tra thì được như hình bên dưới

- Top Pages 

Top pages sẽ hiển thị traffic, value, keywords của tất cả các URL trong một domain theo thứ tự giảm dần. Tại Top pages, có thể giúp bạn kiểm tra và tối ưu bài viết trong trang

>>> Xem thêm: Backlink là gì? 5 vai trò [QUAN TRỌNG NHẤT] của backlink trong SEO

4. Hướng dẫn tìm kiếm từ khóa hiệu quả bằng công cụ Ahrefs

Bước 1: Phân tích URL đối thủ trong Site Explorer

Bước đầu tiên của quá trình này dành cho bạn chính là phân tích URL của đối thủ cạnh tranh. Sau khi bạn đã lựa chọn được URL của một đối thủ cạnh tranh, đi vào phần “Site Explorer” và nhập URL đó

Bước 2: Chọn phần “Organic Keyword”

Đây chính là địa điểm khai thác từ khóa rất hiệu quả. Bây giờ phần này có thể cung cấp cho bạn hàng nghìn ý tưởng để viết nội dung, nhưng để thực hiện việc nghiên cứu từ khóa ở cấp độ ở mức “SEOer chuyên nghiệp” bạn nên lọc tất cả các từ khóa trong đó. Tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng đến bộ lọc từ khóa

Bước 3: Sử dụng bộ lọc

Trước khi sử dụng bộ lọc bạn cần trả lời được những câu hỏi như: trang web của bạn thực sự có khả năng xếp hạng là gì? Bạn có nắm vững về thẩm quyền của trang web của bạn? 

Ví dụ: Nếu bạn có một trang web hoàn toàn mới, thì bạn cần nhắm mục tiêu từ khóa đuôi dài hơn. Nếu bạn có một trang web có thẩm quyền (liên quan đến đối thủ mà bạn đang phân tích) thì bạn có thể nhắm mục tiêu từ khóa cạnh tranh hơn

Trong ví dụ này, giả sử bạn có một trang web mới. Bước đầu tiên là lọc kết quả của bạn dựa trên tập Volume, hay nói cách khác, khối lượng tìm kiếm trung bình mỗi tháng. Từ đó thấy rằng các mục tiêu từ khóa trong phạm vi khối lượng tìm kiếm 100 – 1 000 là một mục tiêu tốt cho các trang web mới. Điều đó vì các từ khóa trong phạm vi đó sẽ ít cạnh tranh hơn (và đuôi dài hơn)

Lưu ý: 

+ Trong một số trường hợp đối thủ của bạn không nhắm vào mục tiêu cụ thể vào các cụm từ khóa cụ thể, họ có thể hiển thị các từ khóa dài

+ Một số từ khóa dài có xếp hạng từ thứ 2 đến thứ 3 chỉ nơi liên quan đến các từ khóa chính của đối thủ. Điều này khiến bạn có cơ hội làm nên chuyện tại các từ khóa dài. Bạn có thể dừng nghiên cứu từ khóa ban đầu của mình tại thời điểm này vì mức độ bạn đã thu hẹp kết quả

Bước 4: Theo dõi Keywords mới của đối thủ

Lý do đầu tiên tại sao bạn nên quan tâm là bởi vì bạn không muốn chúng lên top cao trên website đối thủ. Khi một trang đã có tuổi đời lớn, chúng sẽ thu được nhiều tín hiệu social, backlink và tín hiệu người dùng nhiều hơn. Tất cả những tín hiệu này sẽ không chỉ giúp cho đối thủ của bạn xếp hạng, mà còn củng cố kết quả xếp hạng của họ thêm nữa

Điểm đáng chú ý là bạn sẽ không muốn đối thủ cạnh tranh của mình xây dựng nền tảng website của họ thêm vững chắc. Bạn cần phải theo dõi những từ khóa mới nào mà họ đang nhắm mục tiêu tới và sau đó tập trung, cố gắng nỗ lực cạnh tranh với họ trên những từ khóa mới này. Nghĩa là bạn cần phải tạo ra một trang nội dung đem lại nhiều giá trị hơn trang của họ

Bước 5: Xem các trang mạnh nhất của đối thủ cạnh tranh

Đây là một trong những phần được nhiều người yêu thích nhất trong Ahrefs, bởi vì bạn sẽ có được các chủ đề với nội dung đã được xác nhận bởi đối thủ cạnh tranh của mình

Backlink và tín hiệu social là những thông tin xác nhận rằng chủ đề đó có giá trị. Nó cũng xác nhận rằng đối thủ của bạn đã chọn một góc nội dung nào đó hấp dẫn cho chủ đề đó

Cuối cùng, bảng xếp hạng từ khóa cạnh tranh của đối thủ cũng được thẩm định từ Google rằng trang web đã hoàn thành tốt mục đích giải đáp thắc mắc từ người dùng tìm kiếm

Phần này sẽ cung cấp cho bạn khả năng để tạo ra trang nội dung mà những người trong lĩnh vực của bạn thực sự quan tâm đến. Bạn cũng sẽ thấy được loại content nào bạn cần tạo ra để đáp ứng mục đích tìm kiếm từ người dùng (là cách mà Google muốn bạn thực hiện). Nên tận dụng nguồn tài nguyên dữ liệu trong phần này, bởi nó sẽ giúp bạn loại bỏ việc phỏng đoán từ khóa tốn công tốn sức


Bước 6: Tìm kiếm các đối thủ cạnh tranh khác

Để tìm ra các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng lĩnh vực, bạn click vào “Competing Domains” bên dưới phần “Organic Search”

Bước 7: Sử dụng công cụ Content Gap

Đây là một công cụ khá tuyệt vời bởi nó sẽ chỉ cho bạn thấy những từ khóa nào mà website của bạn không có xếp hạng, nhưng đối thủ của bạn đang xếp hạng. Tất cả những gì bạn cần làm ở đây là đặt URL của đối thủ vào phần “Show keywords that any of the below targets rank for“. Hơn nữa, bạn có thể thêm nhiều đối thủ cạnh tranh hơn

Sau đó, đặt URL vào phần “But the following target doesn’t rank for” và click "Show keywords"

Bước 8: Sử dụng Keyword Explorer

Sau khi phân tích thành công, Ahrefs sẽ hiển thị cho bạn tất cả các loại dữ liệu về từ khóa này. Công cụ này cực kỳ xuất sắc trong việc xác định điều kiện cho các từ khóa có tiềm năng, nhưng trong trường hợp này, mình sẽ chỉ sử dụng để xác định một số ý tưởng mới về từ khóa. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta sẽ đi xuống phần “Keyword ideas“

Phần này sẽ hiển thị tất cả các loại từ khóa liên quan đến từ khóa ban đầu mà bạn nhắm đến. Cách bạn tận dụng những ý tưởng mới về từ khóa này phần lớn sẽ phụ thuộc vào mức độ authority trên Website của bạn

>>> Xem thêm: TOP 8 Công cụ nghiên cứu từ khóa chất lượng

5. Lời kết

Trên đây là hướng dẫn cơ bản giúp bạn có thể dễ dàng sử dụng được công cụ Ahrefs. Hy vọng những hướng dẫn này sẽ hữu ích với bạn

Bài viết liên quan
26/11/2024
Control Panel VPS là công cụ quan trọng giúp quản trị và tối ưu hoá hoạt động của máy chủ ảo (VPS). Với sự đa dạng...
20/11/2024
Các fan cứng của Nhân Hòa đã biết Chương trình Black Friday 2024 sẽ có mức ưu đãi khủng là bao nhiêu % và áp dụng cho những...
19/11/2024
Đừng để website của bạn bị "tắt đèn" vì hết hạn tên miền! Hãy chủ động gia hạn tên miền để đảm bảo sự liên...
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!