Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code

SDK là gì

15/09/2021, 01:43 pm
1,409

Trong ngành công nghệ và ứng dụng phần mềm có đề cập đến khái niệm SDK, vậy SDK là gì và nó được ứng dụng như thế nào? Bài viết dưới đây của Nhân Hòa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về SDK.

1. SDK là gì? Phân loại SDK

- Khái niệm SDK là gì?

Theo Wikipedia, SDK có tên đầy đủ là Software Development Kit được dịch sang tiếng Việt là bộ sưu tập các công cụ giúp phát triển phần mềm thông qua một nền tảng ở phần cứng kết hợp với hệ điều hành. Đây là một bộ công cụ hỗ trợ các nhà phát triển có thể tạo lập và phát triển phần mềm hoặc ứng dụng cho các nền tảng, hệ điều hành hoặc thiết bị cụ thể.

SDK là gì? Phân loại SDK

- Phân loại SDK

SDK được xây dựng tùy chỉnh sao cho tương thích với ngôn ngữ lập trình và các đặc điểm tương ứng. Theo đó, bạn sẽ gặp được các loại SDK phổ biến sau:

+ Bộ công cụ SDK Android: Sử dụng ngôn ngữ Java, được dùng để lập trình các ứng dụng trên nền tảng Android

+ Bộ công cụ SDK iOS: sử dụng ngôn ngữ Swift, được dùng để hỗ trợ lập trình ứng dụng trên nền tảng iOS

+ Bộ công cụ SDK Windows: Windows yêu cầu phải có .NET Framework SDK đi kèm với .NET để lập trình các phần mềm chuyên dụng

+ Bộ công cụ SDK VMware: Được dùng để tích hợp với nền tảng VMware (cho phép ảo hóa trên công nghệ điện toán đám mây)

+ Bộ công cụ SDK Bắc Âu: Được dùng để hỗ trợ tạo ra các sản phẩm Bluetooth hoặc không dây

>>> Xem thêm: Top phần mềm kế toán miễn phí không giới hạn 

2. Lợi ích của việc sử dụng SDK

- Có thể tích hợp nhanh các nền tảng

SDK có khả năng rút ngắn chu kỳ bán hàng hoặc vận hành hệ thống bằng cách tăng tốc độ xử lý dữ liệu, từ đó giúp tích hợp nhiều nền tảng, hệ điều hành lại với nhau một cách nhanh chóng.

- Triển khai nhanh chóng

SDK giúp mã hóa những dòng lệnh từ ứng dụng của nhà phát triển trước khi được tải lên một nền tảng khác. Điều này giúp nhà phát triển không phải viết lại code từ đầu nếu muốn ứng dụng của mình chạy được trên nhiều nền tảng. 

Ví dụ như nền tảng Android sẽ khác nền tảng IOS nên nếu muốn tải ứng dụng của mình từ Android sang IOS cần sử dụng SDK dành riêng cho IOS nếu không sẽ phải viết lại toàn bộ code của ứng dụng từ đầu.

Lợi ích của việc sử dụng SDK

- Mở rộng phạm vi ứng dụng

SDK sẽ giúp cho ứng dụng của bạn có cơ hội được tiếp xúc và tương tác với nhiều ứng dụng có sẵn khác để hiển thị đến người tiêu dùng nhiều hơn, từ đó giúp bạn có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng.

Để làm được điều này, nhà phát triển cần cho phép các doanh nghiệp hoặc nhà phát triển khác sử dụng ứng dụng của mình thông qua bộ công cụ của SDK.

- Giảm thiểu rủi ro

Bên cạnh việc cho phép ứng dụng của bạn xuất hiện trên các ứng dụng khác, SDK còn cho phép bạn tùy chỉnh mật độ xuất hiện của ứng dụng theo sở thích của mình.

Chức năng này của SDK giúp bạn có thể quản lý ứng dụng của mình một cách an toàn hơn mà không làm giảm cảm nhận của người dùng về chất lượng trải nghiệm ứng dụng mà bạn đang phát triển.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giả lập android trên PC 

3. Những đặc tính của một SDK tốt

Có rất nhiều bên trung gian cung cấp công cụ SDK cho lập trình phần mềm hoặc ứng dụng hiện nay. Tuy nhiên khi chọn lựa để dùng bạn cần phải biết đầu là sản phẩm tốt. 

Một SDK tốt cần đảm bảo cung cấp những giá trị cần thiết với một nhà phát triển phần mềm và hỗ trợ học tốt nhất trong việc xây dựng được các ứng dụng hoặc phần mềm có ích với cuộc sống, con người và hoạt động kinh doanh, sản xuất hiện nay.

Những đặc tính của một SDK tốt

Khi đánh giá về một SDK đạt chất lượng tốt, cần đảm bảo có những đặc điểm như:

+ Các nhà phát triển khác nhau có thể dễ dàng sử dụng công cụ SDK

+ Có tài kệu cụ thể và chi tiết để giải thích về cách thức hoạt động và mục đích sử dụng của các đoạn mã code

+ Cung cấp đầy đủ các chức năng về tăng cường các giá trị sử dụng của các ứng dụng khác

+ Công cụ SDK phải có khả năng tích hợp tốt khi sử dụng và kết hợp với các SDK khác

+ SDK phải không gây ảnh hưởng xấu đến CPU của bạn. Không làm ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao năng lực, không ảnh hưởng đến pin của thiết bị bạn đang sử dụng

4. Sự khác nhau giữa SDK và API

API là một giao diện cho phép các chương trình phần mềm tương tác với nhau, trong khi SDK là một bộ công cụ có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng phần mềm nhắm vào một nền tảng cụ thể. 

Phiên bản SDK đơn giản nhất có thể là một API chứa một số tệp cần thiết để tương tác với một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Vì vậy, một API có thể được xem như một SDK đơn giản mà không cần hỗ trợ gỡ lỗi,…

Nếu bạn đã từng tìm kiếm trực tuyến công thức làm bánh, bạn có thể nhận thấy rằng rất nhiều công ty sở hữu các công thức nấu có sẵn trực tuyến miễn phí. Điều này không giống như các công ty phần mềm cung cấp API trực tuyến cho các lập trình viên sử dụng.

Nếu bạn muốn kết hợp mọi thứ khi bạn đang nướng bánh và kết hợp các công thức nấu ăn khác, có thể so sánh với việc kết hợp các API khác nhau vào ứng dụng của bạn để cung cấp các tính năng khác nhau.

Sự khác nhau giữa SDK và API

Đôi khi bạn không muốn nướng bánh từ những bước đầu tiên. Trong trường hợp này, hỗn hợp bánh đã được làm sẵn sẽ là sự lựa chọn của bạn.

Một hỗn hợp bánh đã được làm sẵn cung cấp cho bạn với các thành phần chính, bạn chỉ cần thêm một hoặc hai thành phần bổ sung nữa là có thể nướng chiếc bánh này. Đây chính là SDK.

Nó cung cấp cho bạn tất cả các công cụ, bao gồm các đoạn code cần để xây dựng một sản phẩm hoặc ứng dụng. Hỗn hợp bánh đã được làm sẵn cũng có nhiều loại và hương vị khác nhau. 

Tương tự, mỗi SDK là một bộ công cụ đã được tạo bằng ngôn ngữ lập trình cụ thể cho một nền tảng cụ thể và được thực hiện để tương tác với các dịch vụ cơ bản.

>>> Xem thêm: 6 cách cài giao diện cho ubuntu server hiện đại nhất 

5. Hướng dẫn cài đặt Android SDK

- Bước 1: Tải ứng dụng về máy 

Bạn có thể tải về tại địa chỉ: https://developer.android.com/sdk/index.html

- Bước 2: Kết nối Internet và cài đặt

- Bước 3: Tạo máy ảo

Sau khi cài đặt chọn Tool > Manage ADVa để tạo máy ảo

6. Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản và quan trọng liên quan đến SDK. Hy vọng với những chia sẻ này từ Nhân Hòa, việc xây dựng ứng dụng/phần mềm của doanh nghiệp sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.

Bài viết liên quan
20/11/2024
Các fan cứng của Nhân Hòa đã biết Chương trình Black Friday 2024 sẽ có mức ưu đãi khủng là bao nhiêu % và áp dụng cho những...
19/11/2024
Đừng để website của bạn bị "tắt đèn" vì hết hạn tên miền! Hãy chủ động gia hạn tên miền để đảm bảo sự liên...
16/11/2024
Không phải bàn cãi việc WordPress đang là một trong những nền tảng hàng đầu trong việc xây dựng website hiện nay. Và giải...
Chuyên nghiệp và tận tình
Hỗ Trợ Trực Tuyến 24/7
Đội ngũ chuyên gia giúp xử lý vấn đề kỹ thuật để website của bạn luôn hoạt động tốt và chạy nhanh. Bất kỳ lúc nào.
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!