Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code
preload-home

Platform là gì?

13/11/2021, 03:23 pm
1,195

Trong thời đại 4.0, mô hình kinh doanh dựa trên Platform khá phổ biến và đa dạng. Từ những công ty khởi nghiệp cho đến những công ty lớn có mặt trên thị trường từ lâu đời đều đang dần chuyển từ mô hình sử dụng phương pháp tuyến tính truyền thống sang mô hình kinh doanh dựa trên phương pháp nền tảng Platform.

Vậy cụ thể Platform là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này của Nhân Hòa nhé.

1. Platform là gì?

Platform là thuật ngữ lập trình chỉ nền tảng kết nối tạo ra môi trường mà trong đó các phần mềm được thực thi. Các mô hình Platform có thể là phần cứng hay hệ điều hành, trình duyệt web thậm chí cả các giao diện lập trình ứng dụng có liên quan.

Platform là nền tảng bắt buộc phải có của mọi quy trình phát triển phần mềm. Theo đó, mỗi Platform sẽ có những chức năng hỗ trợ khác nhau kèm với đó là các hạn chế còn tồn tại. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ các quá trình phát triển bằng cách cung cấp một hoặc một vài chức năng cơ bản cấp thấp.

 

Platform là gì?

Hầu hết các công ty lớn ngày nay đều thành công nhờ vào việc tạo ra hệ sinh thái cho người dùng. Các công ty như Apple, Google, Microsoft và Facebook là một trong những công ty thành công bởi sự kết hợp các mô hình kinh doanh, bao gồm sự kết hợp của nhiều platform khác nhau.

Để tạo ra một môi trường đầy đủ và toàn diện cho người dùng, một nhóm các tổ chức liên quan và phụ thuộc lẫn nhau bắt đầu liên kết tạo ra hệ sinh thái thuộc cùng quyền sở hữu. Từ đó, thuật ngữ “hệ sinh thái-ecosystem” được ra đời.

>>> Xem thêm: Shopify là gì? [QUAN TRỌNG] bạn nên sử dụng Shopify 

- Những thành phần cơ bản của Platform

Trong mỗi nền tảng Platform thường bao gồm nhiều thành phần. Chẳng hạn như phần cứng, trình duyệt, ứng dụng,.. Mỗi thành phần lại thực hiện các chức năng nhất định.

+ Phần cứng: Cần đến trong trường hợp phát triển hệ thống nhúng. Đây là hệ thống có thể truy cập phần cứng một cách trực tiếp, không cần thông qua hệ điều hành (khởi chạy trên bare metal).

+ Trình duyệt: Hỗ trợ phát triển phần mềm. Mỗi trình duyệt cần phải hoạt động tốt trên nền tảng phần cứng và cả hệ điều hành.

+ Ứng dụng: Có khả năng mở rộng để phát triển ứng dụng khác, lấy Microsoft Office là nền tảng.

+ Frameworks: Các phần mềm hỗ trợ chức năng có sẵn.

+ Nền tảng điện toán đám mây: Triển khai mở rộng Frameworks. Từ từ cho phép nhà phát triển tạo ra những phần mềm mới từ kho lưu trữ. Facebook hay Twitter có thể coi như nền tảng phát triển.

+ Một phiên bản ảo hóa: Tham gia vào quá trình hoàn thiện hệ thống gồm cả phần cứng, phần mềm, các hệ điều hành.

+ Máy ảo VM: Làm nhiệm vụ phiên dịch ứng dụng thành định dạng mã tiêu chuẩn, sau đó thực thi chúng.

- Tầm quan trọng của Platform

Trong hơn 20 năm qua, nền kinh tế cũng như công nghệ đã có sự biến chuyển mạnh mẽ. Phần lớn các doanh nghiệp đã biết tận ứng dụng công nghệ và quy trình sản xuất, phân phối hàng hóa.

 

Mô hình kinh doanh truyền thống ngày nay có xu hướng mạnh mẽ chuyển dịch sang Platform. Công nghệ ngày càng ứng dụng sâu rộng, hình thành mối liên kết chặt chẽ hơn giữa người mua và người bán.

2. Ưu điểm và hạn chế của Platform

- Ưu điểm của Platform

+ Mang đến những giải pháp công nghệ nhanh chóng và hiệu quả đến khách hàng

+ Tăng tương tác giữa bên mua và bên bán nhờ tính năng kết nối thông tin 

+ Phát triển hiệu quả với quy mô lớn

+ Quản lý yếu tố phức tạp của thị trường một cách dễ dàng

+ Xúc tiến nhanh các mặt hàng tồn kho

 

Ưu điểm và hạn chế của Platform

- Hạn chế của Platform

+ Quản lý chuỗi cửa hàng chưa hiệu quả nên không phù hợp phục vụ các đối tượng khách hàng riêng biệt

+ Trải nghiệm người dùng còn nhiều hạn chế

>>> Xem thêm: Cài đặt plugin woocommerce vào website wordpress 

3. So sánh mô hình kinh doanh Platform và truyền thống

 

So sánh mô hình kinh doanh Platform và truyền thống

Để hiểu rõ hơn về Platform, chúng ta hãy cùng đặt nó vào bàn cân so sánh. Đó là những mô hình kinh doanh truyền thống là bán lẻ/phân phối và sản xuất:

- Platform

Là một nền tảng kết nối. Nó cho phép người mua liên hệ với người bán để giao dịch trực tiếp. Platform không định giá cho hàng hóa. Nó chỉ là công cụ trung gian và hàng hóa được định giá bởi người mua lẫn người bán thực tế

- Bán lẻ/phân phối

Họ sẽ cung cấp, phân phối hàng qua mạng lưới cửa hàng, sites và dịch vụ giao hàng. Họ sở hữu và quản lý các mối quan hệ với khách hàng. Từ giá cả và vị trí của các sản phẩm được bán đến dự trữ sản phẩm

Cuối cùng là điều không thể thiếu, họ trả lương cho nhân viên. Tuy nhiên, mô hình này lại không kết nối các cộng đồng khác nhau để giao dịch

- Sản xuất

Họ mua nguyên liệu, sản xuất sản phẩm. Họ phân phối chúng thông qua các nhà bán lẻ/phân phối

Hầu hết các mô hình kinh doanh truyền thống đều có thể tự biến mình thành một Platform. Hoặc có thể thêm vào khả năng Platform cho mô hình kinh doanh hiện tại của mình. 

>>> Xem thêm: Google Cloud Platform là gì? Giúp bạn quản lý doanh nghiệp đơn giản, hiệu quả nhất

4. Các nền tảng Platform thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay 

- Magento

Ngôn ngữ: PHP

Database: MySQL hoặc MariaDB

Frontend: HTML, JS, CSS, LESS

Phụ trợ: KnockoutJS, RequireJS

Website: https://magento.com/

Magento là một mã nguồn mở tạo web thương mại điện tử đã được ra mắt vào ngày 31 tháng 3 năm 2008. Magento được phát triển bởi Varien, với sự giúp đỡ từ các lập trình viên trong cộng đồng mã nguồn mở, nhưng chỉ được sở hữu bởi Magento Inc

Magento được xây dựng trên nền tảng Zend Framework. Nó sử dụng các mô hình thực thể thuộc tính giá trị cơ sở dữ liệu (EAV - entity-attribute-value) để lưu trữ dữ liệu (theo Wikipedia)

Magento từng được sở hữu bởi tập đoàn eBay. Song nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của mình mà Magento đã vươn ra khỏi “tầm tay” eBay và dần trở thành nền tảng được đánh giá là vượt trội nhất với sự phát triển không ngừng và những thay đổi qua từng năm của mình

Hiện nay Magento đã phát triển đến phiên bản 2.2.6 và có 2 phiên bản bao gồm:

+ Magento Community Edition - Phiên bản Magento hoàn toàn miễn phí

+ Magento Enterprise - Phiên bản Magento chuyên nghiệp tích hợp các tính năng mạnh mẽ nhất cho các website "khủng" của các Doanh nghiệp bán hàng lớn

Nền tảng E-commerce này cung cấp nhiều tính năng vượt trội. Bạn có thể quản lý các cửa hàng đang kinh doanh tại nhiều quốc gia cùng mục tiêu thị trường và brand khác nhau với hệ thống giá, content và hình thức thanh toán khác nhau từ 1 bản cài đặt duy nhất

Ưu điểm:

+ Cộng đồng phát triển đông đảo

+ Người sử dụng có toàn quyền sở hữu phần mềm

+ Tính năng phong phú và số lượng lớn các tiện ích: Hỗ trợ nhiều loại tiền tệ và tính thuế; tích hợp hầu hết các cổng thanh toán bạn muốn

Nhược điểm:

+ Khó sử dụng và tốn nhiều thời gian nếu bạn không có kiến thức kỹ thuật

+ Phiên bản doanh nghiệp đắt đỏ có giá lên đến 18.000USD

+ Phí thiết lập và duy trì tốn kém: Cần mua hosting,...

+ Điểm danh những công ty lớn đang sử dụng Magento thì chúng ta có những cái tên như CocaCola, Samsung, Christian Louboutin, Levi's, CGV Vietnam,... Đủ để thấy nền tảng thương mại điện tử này có thể giải quyết các bài toán bán hàng, marketing và quản lý kinh doanh lớn như thế nào

- WooCommerce

Ngôn ngữ: PHP

Database: MySQL

Frontend: HTML, CSS, Javascript

Website: https://woocommerce.com/

WooCommerce không còn xa lạ đối với những bạn đã làm việc với WordPress. Đây là một plugin miễn phí được sử dụng để tạo một trang thương mại điện tử cỡ nhỏ tốt nhất hiện nay trong WordPress

Nó cũng như bao plugin khác là bổ sung chức năng vào website nhưng nó sẽ bổ sung gần như toàn diện các chức năng mà một trang bán hàng đơn giản cần có. Ra mắt vào ngày 27 tháng 9 năm 2011, plugin nhanh chóng trở nên phổ biến nhờ sự đơn giản trong việc cài đặt và tùy chỉnh

Ưu điểm:

+ Miễn phí download

+ Open source: WooCommerce nói riêng và Wordpress nói chung có cộng đồng lớn developers

+ Nhiều tiện ích mở rộng (extensions)

+ Cài đặt và tùy chỉnh dễ dàng: Có vô số bài hướng dẫn nên kể cả những người không biết nhiều về công nghệ chỉ mất khoảng 30 phút cũng có thể tạo shop online đầu tiên

+ Đơn giản hóa việc Marketing: Vì nó được xây dựng trên WordPress, bạn có thể tận dụng các công cụ viết blog tùy chỉnh của mình để tiếp thị và xây dựng thương hiệu

Nhược điểm:

+ Chỉ hoạt động trên Wordpress

+ Dễ nhầm lẫn giữa bán hàng với blogging

+ Theo thống kê của trang trends tại Việt Nam có đến 32% các website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce. Đây là mảnh đất màu mỡ cho các lập trình viên phát triển và bán extensions, plugin của mình

- Shopify

Ngôn ngữ: Ruby (Ruby on Rails)

Database: MySQL

Frontend: HTML, CSS, Javascript, Liquid

Website: https://www.shopify.com/

Shopify ra mắt vào tháng 6 năm 2009 đến nay đã có hơn 600000 cửa hàng trực tuyến và xử lý tổng khối lượng hàng hóa đạt hơn 55 tỷ USD (theo Wiki)

Shopify cung cấp nền tảng theo dạng SaaS (Software-as-a-service), tức là hệ thống core và nền tảng đều được host trên hệ thống của riêng Shopify. Một trong những điều mà người dùng yêu thích nhất ở Shopify chính là tích hợp SEO vào trong hệ thống

Bạn có thể dễ dàng thêm thẻ Meta title, Meta Description, ALT text cho mỗi bài viết, sản phẩm hay bộ sưu tập một cách dễ dàng. Ngoài ra bạn còn có thể tích hợp Google Analytics, Search Console để tối ưu hóa SEO

Shopify cung cấp một bản dùng thử miễn phí 14 ngày trên subdomain. Để bắt đầu kinh doanh, bạn phải đăng ký một trong những gói trả phí và hiện nay có 3 phiên bản trả phí:

Basic Shopify (29 USD/tháng): Gồm tất cả những tính năng cơ bản để bắt đầu 1 shop kinh doanh mới

Shopify (79 USD/tháng): Cung cấp những tính năng cho các doanh nghiệp đang phát triển nhanh

Advanced Shopify (299 USD/tháng): Cung cấp những tính năng nâng cao cho việc mở rộng quy mô kinh doanh

Ưu điểm:

+ Có hàng trăm mẫu Theme có thể sử dụng phù hợp với từng ngành hàng

+ Có 1 App Store - nơi bạn chọn cho website của mình những chức năng để tùy chỉnh

+ Hỗ trợ 24/7: Shopify cung cấp hỗ trợ qua điện thoại, email và trò chuyện trực tiếp

Nhược điểm:

+ Phí giao dịch cho mỗi lần bán hàng (Trừ khi sử dụng dịch vụ Thanh toán Shopify)

+ Chi phí duy trì hàng tháng

+ Cần có kiến thức với Liquid

Với việc Shopify hỗ trợ trực tiếp các yêu cầu của người dùng thì Dev chúng ta sẽ kiếm tiền từ đâu? Câu trả lời là Liquid - ngôn ngữ giao diện của riêng Shopify phát triển. Sử dụng Liquid chúng ta có thể tạo ra các giao diện theo ý tưởng của mình và bán nó trên Theme Store

 

5. Những nền tảng Platform trong lĩnh vực Mobile

- Nền tảng Android

Được xây dựng dựa trên Platform của Linux. Android được ứng dụng riêng cho các thiết bị cảm ứng, smartphone. Nó được xem là Platform của smartphone nổi bật, phổ biến nhất hiện nay nhờ những lý do sau:

+ Vận hành dưới dạng mã nguồn mở.

+ Cho phép lập trình viên điều chỉnh hệ điều hành một cách đơn giản.

+ Phân phối cho người dùng một cách tự do.

- Nền tảng IOS

IOS là hệ điều hành này chạy trên các thiết bị di động của Apple. Không chỉ dùng trên điện thoại, nó được mở rộng để chạy trên iPod, iPad, Apple TV,…

Khi bắt đầu ứng dụng cho iPhone, iPad, đồng nghĩa với việc bạn lựa chọn Platform iOS để làm việc. Chợ ứng dụng chính của nó là Apple Store.

- Nền tảng Blackberry

Cũng là một nền tảng Platform dùng để thiết kế phần mềm khá phổ biến. Được phát triển bởi Research In Motion, nó ứng dụng trên các sản phẩm cầm tay.

Nhiệm vụ chính của Blackberry chính là cung cấp cho điện thoại nhiều khả năng khác nhau. Thông thường, nó được biết đến là nền tảng cung cấp cho sản phẩm sự đa nhiệm, làm việc hiệu quả.

- Nền tảng Windows Phone

Windows Phone là hệ điều hành nổi bật của Microsoft, dành cho những chiếc điện thoại thông minh của mình. Nó tập trung phát triển tại các marketplac. Đó chính là nơi Microsoft có thể dễ dàng bán thật nhiều sản phẩm đến với người dùng.

6. Kết luận

Có thể thấy mô hình Platform hiện nay đang là xu hướng mới và được mong đợi sẽ mang lại nhiều hy vọng cho thị trường kinh tế cạnh tranh. Tuy nhiên để các doanh nghiệp chuyển biến được mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh Platform vẫn còn là một con đường dài. 

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh - Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Tel: 0915221384 – Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan
07/01/2025
Thuật ngữ web cache hiện nay được khá nhiều người biết đến, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ ý nghĩa và lợi ích...
07/01/2025
Embedded Linux đang trở thành nền tảng quan trọng trong lĩnh vực phát triển phần mềm nhúng, với khả năng tối ưu hóa hiệu...
06/01/2025
Lựa chọn được Theme Wordpress Portfolio đẹp và bắt mắt sẽ giúp hồ sơ năng lực của bạn thu hút hơn, từ đó gây được...
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!