Mục lục [Ẩn]
Trong bài viết này, Nhân Hòa sẽ lần lượt chia sẻ cách phân tích kỹ thuật trade coin và giới thiệu tới các bạn 9 mô hình trade coin cơ bản. Đây là những mô hình hết sức thiết yếu để bạn có thể phán đoán xu hướng của thị trường. Chín mô hình này dựa trên các đường xu hướng, nó thích hợp để các bạn áp dụng dự đoán trong dài hạn. Vì vậy nó thích hợp với những exchanger hơn là những trader chơi margin.
1. Phân tích kỹ thuật trade coin là gì?
Phân tích kỹ thuật trong trade coin là quá trình xem xét các điều kiện thị trường hiện tại để dự đoán biến động tương lai. Nó tập trung vào việc sử dụng biểu đồ giá để xác định xu hướng, hỗ trợ và kháng cự, và động lực để giúp các nhà giao dịch quyết định giao dịch với xác suất chiến thắng cao hơn.
Phân tích kỹ thuật trong trade coin hoạt động dựa trên tiền đề rằng giá sẽ vận động theo xu hướng, và những chuyển động này thường đi theo mô hình được thiết lập một cách tương đối do tâm lý của thị trường. Nghĩa là dựa trên niềm tin rằng, tâm lý các nhà giao dịch sẽ phản ứng tương tự nhau mỗi khi bắt gặp một tình huống tương tự.
Phân tích kỹ thuật trade coin là gì?
Phân tích kỹ thuật trong trade coin không cố gắng đo lường hay thẩm định giá trị cơ bản của một đồng tiền điện tử riêng biệt. Nhưng nó tận dụng những chỉ báo (Indicators) mang tính toán học, và các mô hình biểu đồ giá được công nhận, để dự đoán xác suất của một biến động trong tương lai.
>>> Xem thêm: Bitcoin là gì? Làm sao để đào được Bitcoin?
2. Ưu điểm và nhược điểm của việc phân tích kỹ thuật trade coin
- Ưu điểm của việc phân tích kỹ thuật trade coin
Có thể xác định các tín hiệu cho xu hướng giá trong một thị trường. Các nhà giao dịch cần xây dựng một phương pháp để xác định điểm ra vào thị trường tốt nhất. Việc sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật là một cách phổ biến để làm việc đó
Dựa vào các công cụ, nhà giao dịch đã tạo ra các quy tắc giao dịch tự hoàn thiện. Khi càng nhiều nhà giao dịch sử dụng cùng các chỉ số để tìm ra mức hỗ trợ và kháng cự, sẽ có nhiều người mua và người bán tập trung tại một điểm giá. Khi đó các mô hình chắc chắn sẽ được lặp lại
Ưu điểm và nhược điểm của việc phân tích kỹ thuật trade coin
- Nhược điểm của việc phân tích kỹ thuật trade coin
Hành vi thị trường không thể đoán trước. Không có gì đảm bảo rằng mọi hình thức phân tích kỹ thuật sẽ chính xác tuyệt đối. Mặc dù mô hình giá lịch sử đã cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về biến động giá
Nên kết hợp các chỉ số và công cụ phân tích để có được mức độ đảm bảo cao nhất. Cũng cần có chiến lược quản lý rủi ro để bảo vệ chống lại các chuyển động giá bất lợi
>>> Xem thêm: Cách đào Bitcoin, cách tính lợi nhuận khi đào Bitcoin
3. Phân tích kỹ thuật trade coin cần những gì? Có điểm gì khác biệt?
- Trường phái Price Action
Nếu bạn có ý định theo đuổi trường phái phân tích kỹ thuật theo Price Action thì bạn nên học thêm một số lý thuyết và công cụ như sau:
+ Kiến thức là lý thuyết DOW và sóng Elliott
+ Lý thuyết kháng cự - hỗ trợ, Trendline
+ Các mẫu hình nến nhật, mẫu hình Price Action cơ bản
+ Các mô hình nến
Phân tích kỹ thuật trade coin cần những gì? Có điểm gì khác biệt?
- Trường phái dùng Indicator
Nếu bạn theo trường phái phân tích kỹ thuật theo Indicator thì bạn có thể nên học một số lý thuyết và công cụ sau. Các Indicator phổ biến dễ sử dụng và hữu ích như MACD, RSI, DMI, Stochastic,...
Phân tích kỹ thuật Trade Coin cũng khá tương tự như việc áp dụng phân tích kỹ thuật trong Trade Forex hay các thị trường tài chính tương tự. Nhưng có một số khác biệt đối với thị trường Forex:
+ Thị trường Crypto hoạt động 24/7
Khác biệt thứ nhất đối với thị trường Forex hay thị trường tài chính truyền thống là thị trường Crypto hoạt động 24/7 không có ngày nghỉ. Anh em có thể Trade bất cứ khi nào em muốn, không ràng buộc thời gian
+ Vốn hóa thị trường còn thấp dễ bị thao túng giá
Vốn hóa trên danh nghĩa của cả thị trường Crypto cũng chỉ rất nhỏ khi so với thị trường tài chính truyền thống. Việc thao túng giá là việc rất bình thường. Nếu anh em Trade Crypto thì cũng nên chuẩn bị trước tâm lý này
>>> Xem thêm: Mô hình nến đảo chiều là gì? Quy tắc giao dịch mô hình nến đảo chiều?
4. Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trade coin
- Mô hình vai đầu vai
Mô hình vai đầu vai rất hay xuất trong thời kỳ cuối của một xu hướng. Nó được xem như tín hiệu cho biết sắp diễn ra một cuộc đảo chiều
Ví dụ: Trước một xu hướng giảm nếu như xuất hiện một mô hình vai đầu ngược có nghĩa sau khi đảo chiều xu hướng tăng sẽ thế chỗ. Ngược lại trước một xu hướng tăng, xuất hiện một mô hình vai đầu vai thuận có khả năng bước xuống hướng giảm sẽ thay thế
- Mô hình đầu vai thuận
Trong mô hình này, các pha thời gian hình như phải tương đồng nhau. Khi đó, khoảng thời gian hình thành phía bên trái và bên phải cần xấp xỉ nhau. Thực tế rất khổ để chúng bằng nhau 100% nhưng độ chênh lệch không quá lớn. Khi mức độ chênh lệch càng lớn, tính chính xác của mô hình lại càng thấp
Ở mô hình vai đầu vai thuận luôn có một đường Neckline đó. Đường Neckline giữ vai trò như một vùng hỗ trợ trước khi mô hình chính thức hình thành. Tại đây cùng hỗ trợ tương đối bền vững bởi nó đều giao với 2 đáy. Khi vụ hỗ trợ bị phá vỡ thế kéo theo giá breakout là tín hiệu cho biết giá bắt đầu đảo chiều đi xuống, xu hướng giảm gần chỗ cho xu hướng tăng mạnh trước đó
- Mô hình vai đầu vai ngược
Với mô hình vai đầu vai ngược, các pha thời gian cũng cần phải xấp xỉ nhau. Đường Neckline lúc này đóng vai trò như vùng kháng cự tương đối vững vàng bởi nó cùng đi qua 2 đỉnh. Khi đó, trader cần chờ đợi để hắn tự bị phá vỡ, giá chính thức breakout ra khỏi khu vực trước đó. Kết quả, vùng kháng cự lại biến thành vùng hỗ trợ
Trong trường hợp giá quay lại vùng hỗ trợ, trader nên thiết lập lập lệnh mua. Đồng thời, lợi nhuận mục tiêu sẽ tính từ điểm breakout di chuyển lên một đoạn bằng chính đoạn từ cổ đến đỉnh mô hình
- Mô hình tam giác
+ Mô hình tam giác tăng
Trong mô hình tam giác tăng, góc vuông luôn nằm phía trên, kéo theo đỉnh giá gần như dịch chuyển sang ngang. Song song với đó, phần đáy lại càng tăng lên. Ở thời điểm này, đặt lệnh mua sẽ là lý tưởng nhất. Lực bán lúc này không đủ sức để kéo giá giảm xuống.
+ Mô hình tam giác giảm
Mô hình này ngược với mô hình tam giác tăng. Trong đó, góc vuông luôn nằm phía dưới. Phần đáy giá gần như sang ngang, đỉnh giá càng lúc lại càng đi xuống. Đây là tín hiệu phản ánh bên mua không đủ mạnh để áp đảo bên bán, giá càng lúc lại càng giảm. Nếu giá chưa Breakout, mô hình này vẫn chưa bị phá vỡ
+ Mô hình tam giác cân
Trong mô hình tam giác cân, đỉnh giá sẽ thấp dần, trong đó đáy giá lại tăng dần. Đặc điểm của mô hình phản ánh lực mua và bán khá ngang bằng nhau, không bên nào đủ sức áp đảo bên nào. Sự giằng co của 2 bên khiến giá dịch chuyển sang ngan
- Mô hình chữ nhật
Với mô hình chữ nhật, nhà đầu tư có thể áp dụng kiểu mô hình chữ nhật tăng giá hoặc giảm giá. Hai đường thẳng song song sẽ tương ứng với đường kháng cự và hỗ trợ
Khi áp dụng mô hình này, bạn phải chờ đến khi giá breakout. Nếu giá breakout thêm một đoạn tối thiểu bằng với chiều cao của hình chữ nhật thì đây chính là khoảng giá tối thiểu. Khoảng giá này thường có xu hướng tiến xa hơn
- Mô hình cây cờ
+ Mô hình cờ tăng
Khi phân tích giá cả theo mô hình cờ tăng, trader dễ nhận ra xu hướng tăng mạnh sau một giai đoạn giá chỉ dịch chuyển sang ngang. Xu hướng dịch chuyển giá như vậy đã hình thành lá cờ hình chữ nhật trên biểu giá
Đường xu hướng giảm (thời điểm các nhà đầu tư tập trung vào chốt lời). Khi giá breakout theo hướng đi lên, giá dịch chuyển lên một đoạn bằng chiều dài thân cờ
+ Mô hình cờ giảm
Trong mô hình cờ giảm, bạn dễ nhận thấy trước đó là một xu hướng giảm mạnh dẫn đến sự hình thành của mô hình cờ giảm hình chữ nhật. Hai đường xu hướng tăng giảm được thể hiện rõ nét trong mô hình này. Trong trường hợp giá breakout, lập tức lá cờ sẽ đi xuống đồng thời giá cần giảm xuống một đoạn bằng với chiều dài thân cờ
- Mô hình cốc tay cầm
Thực tế, không dễ để nhà phân tích có thể nhận biết mô hình cốc tay cầm. Muốn xác định mô hình này, bạn cần kết hợp với một số công cụ chỉ bảo như Fibonacci. Mức giá mục tiêu khi breakout khỏi vùng của tay cầm thường bằng với chiều dài của cây cuốc
- Mô hình cái nêm
+ Mô hình cái nêm tăng
Theo như hình minh họa dễ dàng cả 2 cạnh trong mô hình đang đồng thời hướng lên trên. Điều này phản ánh bên mua đang áp đảo hơn so với bên bán
Giá có xu hướng tăng nhưng không quá mạnh, giá vẫn chưa thể vượt khỏi ngưỡng kháng cự. Tuy nhiên đến khi, bên mua không còn giữ được vị thế áp đảo, giá sẽ breakout theo hướng đi xuống
+ Mô hình cái nêm giảm
Ngược lại hoàn toàn với mô hình cái nêm tăng, cả 2 cạnh trong mô hình cái nêm giảm đều hướng xuống dưới. Giống vụ này cho biết bên bán đang chiếm ưu thế hơn bên mua. Mặc dù bên bán đang thắng thế nhưng nếu có một nhóm đầu tư nào đó mạnh hơn tham gia thị trường, bên bán sẽ dần yếu thế không còn duy trì được đà giảm giá
- Mô hình 2 đỉnh 2 đáy
Đây thuộc nhóm mô hình đảo chiều. Nếu nắm bắt tốt thời điểm đảo chiều diễn ra, nhà đầu tư coin sẽ có cơ hội thu về lợi nhuận cực lớn
+ Mô hình 2 đỉnh
Mô hình 2 đỉnh luôn có 2 đỉnh gần xấp xỉ nhau. Nếu độ chênh lệch giữa 2 đỉnh này quá lớn, mô hình này sẽ không còn đảm bảo tính chính xác. Mức giá mục tiêu thấp nhất có thể đạt sau khi Breakout tương đương với chiều cao của mô hình
+ Mô hình 2 đáy
Khi phân tích mô hình 2 đỉnh, nhà đầu tư cần chú ý đến 2 điểm cơ bản sau đây:
Hai đáy phải xấp xỉ nhau, mức chênh lệch không được quá lớn
Giá mục tiêu giống như mô hình 2 đỉnh, mức giá mục tiêu thấp nhất sau khi Breakout cân bằng với chính chiều cao của mô hình
- Mô hình 3 đỉnh 3 đáy
Gần giống với mô hình 2 đỉnh 2 đáy nhưng ở mô hình 3 đỉnh 3 đáy thường xuất hiện thêm 1 đỉnh hoặc 1 đáy. Mức giá mục tiêu sau khi Breakout tối thiểu phải bằng chiều cao của chính mô hình
- Mô hình 1 - 2 - 3
Khi quyết định mua hoặc bán coin, nhiều trader có xu hướng sử dụng mô hình 1 - 2 - 3 để xác định các điều kiện thị trường
+ Mô hình 1 - 2 - 3 mua
Hình dáng mô hình này gần tương tự như mô hình 2 đáy. Bạn có thể thấy xu hướng giảm trước đó đã hình thành nên 2 đáy. Tuy vậy điểm khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ đáy sau thường cao hơn đáy trước. Điều cần làm lúc này là bạn cần đợi giá breakout khu vực số 2. Đồng thời bạn cần đặt lệnh mua ngay vì sau đó giá rất có thể tăng mạnh
+ Mô hình 1 - 2 - 3 bán
Mô hình 1 - 2 - 3 bán rất giống với mô hình 2 đỉnh. Trong đó, 2 đỉnh thường hình thành khi giá tăng. Phần đỉnh sau luôn thấp hơn đỉnh trước. Khi giá breakout khỏi khu vực số 2, bạn hãy đặt lệnh bán coin vì ngay sau đó giá rất có khả năng giảm mạnh
5. Kết luận
Trên đây là toàn bộ những công cụ phân tích kỹ thuật trade coin từ A đến Z phục vụ cho những ai đang tập sự. Tại thời điểm ban đầu, các bạn nắm chắc những nội dung này để có thể thuần thục trong phân tích kỹ thuật cơ bản phục vụ hệ thống giao dịch đã định sẵn là có thể giao dịch thành công.
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
Chi nhánh Vinh - Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Tel: 0915221384 – Email: contact@nhanhoa.com