Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code
preload-home

Panda Back là gì?

03/12/2021, 04:19 pm
572

Khi nói đến SEO thì không thể nào nhắc đến các thuật toán cốt lõi bên trong bộ máy tìm kiếm lớn nhất hiện nay. Nếu bạn là một SEOer chuyên nghiệp chắc hẳn sẽ không xa lạ với thuật toán Panda Back là gì. Đây chính là một thuật toán SEO của Google. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết và có cái nhìn tổng quan hơn về thuật toán này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thuật toán Panda Back là gì?

Google Panda Back là một thuật toán về SEO của Google. Thuật toán này sẽ giúp đào thải toàn bộ những nội dung rác, những nội dung sao chép từ những nguồn khác và cả những Website có chất lượng kém. Đây là bộ lọc quan trọng nhất nhằm giúp Google có thể cải tiến được các kết quả tìm kiếm của mình.

Các thuật toán này công việc phần nhiều dựa trên một loại ngôn ngữ máy móc được thiết lập sẵn và chắc chắn do con người sản sinh ra. Chính vì điều này con người hoàn toàn có thể hiểu được các nguyên tắc để làm sao né được thuật toán này.

 

Thuật toán Panda Back là gì?

Google Panda Back còn thay đổi cách xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm SERP tốt và công bằng, và trả về các kết quả chính xác, phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: Thuật toán Google penguin – chim cánh cụt 

2. Ưu điểm và nhược điểm của thuật toán Panda Back

- Ưu điểm của thuật toán Google Panda Back

+ Giải quyết vấn đề nội dung trùng lặp

Có rất nhiều trang web được tăng tốc qua Internet đang sử dụng các hành vi sao chép và dán nội dung từ các trang web khác một cách phi đạo đức

Các trang web và trang web này đang ảnh hưởng đến danh tiếng của các nhà sản xuất nội dung chăm chỉ, những người tạo ra nội dung hữu cơ chất lượng cao. Google Panda đang trừng phạt tất cả các trang web và trang web có liên quan đến việc  này. Do đó, Google Panda đang thúc đẩy tính minh bạch

+ Sử dụng thời gian hiệu quả

Thời gian là chìa khóa thành công và Google nhận ra điều đó. Đó là lý do tại sao Google đang nỗ lực để cung cấp nội dung kịp thời cho người dùng. Nó có nghĩa là cung cấp thông tin phù hợp vào đúng thời điểm bất cứ khi nào người dùng yêu cầu truy vấn của họ

Gấu trúc Google đang đóng vai trò quan trọng trong việc này bằng cách làm cho các kết quả của công cụ tìm kiếm Google chất lượng hơn, xác thực và có liên quan hơn bằng cách sử dụng bản cập nhật Google Panda. Google đang cố gắng mang lại lợi ích cho những người dùng tìm kiếm thông tin thật

+ Nâng cao trải nghiệm duyệt web

Một lợi ích chính khác của Google Panda là, nó lọc ra tất cả các loại nội dung không mong muốn, không cần thiết và không liên quan từ khắp nơi trên internet

Khách truy cập internet thường nhìn thông tin trang chính xác hơn là hàng loạt các liên kết cung cấp thông tin. Google Panda đảm bảo rằng chỉ nội dung có liên quan được khách truy cập truy cập chứ không phải nội dung không liên quan và không cần thiết

+ Phần thưởng cho SEO tốt

Trước khi giới thiệu Google Panda, nhiều nhà xuất bản có xu hướng triển khai các kỹ thuật Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mũ đen như các liên kết ngược trả phí để tối ưu hóa trang web/trang của họ. Google Panda đã tấn công mạnh mẽ vào tất cả các trang web và trang web đó

Do đó, mang lại phần thưởng cho những nhà sản xuất nội dung trung thực và chăm chỉ bằng cách tạo ra con đường đạt được thứ hạng cao trên kết quả SERP của Google cho các loại trình tạo nội dung này

 

Ưu điểm và nhược điểm của thuật toán Panda Back

- Nhược điểm của thuật toán Google Panda Back

+ Bí mật 

Theo thời gian, Google Panda đã trải qua quá nhiều bản cập nhật và thay đổi. Đôi khi mọi người hoặc những người sử dụng internet thậm chí không nhận thức đầy đủ những thay đổi mới đã được thực hiện? Bản cập nhật cụ thể mang lại như thế nào và nó sẽ ảnh hưởng đến chúng như thế nào trong tương lai?

Tất cả là do thói quen cũ của Google giữ bí mật mọi thứ về thuật toán của họ. Chúng tôi biết nó chỉ dành cho mục đích bảo mật nhưng quá nhiều bí mật có thể khiến người dùng thất vọng và nó cũng gây ra những suy đoán

+ Không khuyến khích những người mới đến

Đây thực sự là một nhược điểm của Google Panda vì nó cũng ảnh hưởng đến những người mới đến hoặc những nhà sản xuất nội dung mới làm quen, những người không biết cách sản xuất nội dung hữu cơ hoặc chất lượng cao

Các chính sách nghiêm ngặt của Google Panda đã khiến cuộc sống của những người mới trong ngành này gặp nhiều khó khăn. Sự nghiêm ngặt quá mức này có thể dẫn đến số lượng người khao khát muốn trở thành nhà văn nội dung giảm xuống

>>> Xem thêm: Googlebot là gì? Tối ưu hóa Website cho Googlebot như thế nào? 

3. Nguyên nhân khiến Website của bạn bị thuật toán Google Panda Back

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc website của bạn bị dính án phạt của thuật toán Panda. Trong đó, có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân từ yếu tố Onpage và từ yếu tố Offpage

a) Nguyên nhân từ yếu tố Onpage

- Thin Content

Thin content có nghĩa là nội dung mỏng, tức là nội dung sơ sài, chất lượng content thấp. Vậy nội dung như thế nào thì được đánh giá là có chất lượng thấp? Đó là những nội dung sơ sài, chỉ viết cho có, trình bày lan man hoặc thậm chí không liên quan đến chủ đề của bài viết nên không mang lại giá trị thông tin cho người đọc

- Duplicate Content

Duplicate content có nghĩa là trùng lặp nội dung, tức là nội dung của bạn giống, trùng với nhiều nội dung khác. Từ đó dẫn đến website bạn vi phạm thuật toán Google Panda. Việc trùng lặp này có thể là trùng lặp:

+ Giữa nội dung trên website của bạn với nội dung trên website khác. Ví dụ như khi bạn copy bài viết của trang web khác để đăng lên trang web của bạn

+ Hoặc giữa nội dung này với nội dung khác trên chính website của bạn. Ví dụ như khi bạn đăng bài giới thiệu sản phẩm ở Mục Sản phẩm và cũng đăng bài đó ở Mục Blog trên cùng website của mình

- Thiếu Authority

Authority có nghĩa là thẩm quyền. Hiểu một cách đơn giản hơn thì website thiếu Domain Authority là những website có độ uy tín thấp và nội dung được tạo ra từ nguồn không được xác minh về Entity

- Content Farming

Content farming là khái niệm được dùng để chỉ những website có nội dung thu nhặt từ nhiều web khác, sau đó nhồi nhét từ khóa để đánh lừa các thuật toán nhằm vào mục đích chiếm top

Một đặc điểm để nhận diện Content farming đó là web này thường xuyên xuất hiện ở các vị trí top cao. Tuy nhiên, khi click vào để đọc thì gần như không có giá trị thông tin nào hoặc nội dung chẳng liên quan đến từ khóa, thậm chí là vô nghĩa nhưng được bố trí rất nhiều từ khóa bạn đang tìm kiếm

- Nhiều nội dung quảng cáo

Đặt banner quảng cáo là điều bình thường, nhiều website vẫn làm điều này để kiếm tiền. Tuy nhiên, website có quá nhiều banner quảng cáo nhưng lại rất ít nội dung cung cấp giá trị cho người dùng lại là đối tượng mà thuật toán Google Panda nhắm đến

- Lỗi về Schema

Schema là một đoạn code nhỏ giúp các công cụ tìm kiếm đọc website của bạn dễ dàng hơn. Google muốn rằng: Nội dung bạn khai trên schema cũng sẽ phải đúng là nội dung mà người dùng nhìn thấy trên website của bạn. Nếu bạn làm sai quy định này, khi Google đã thu thập đủ dữ liệu thì website của bạn sẽ nhanh chóng nhận được án phạt từ thuật toán Panda

 

Nguyên nhân khiến Website của bạn bị thuật toán Google Panda Back

b) Nguyên nhân từ yếu tố Offpage

- Spin Content

Spin Content có nghĩa là trộn nội dung để tạo ra một bài viết có câu chữ mới (câu chữ khác với bài viết gốc) nhưng ý tứ thì vẫn như vậy. Không ít bài viết được tạo ra bởi công cụ Spin Content có câu từ rất khó hiểu

Thực tế, việc trộn nội dung vẫn diễn ra vì ưu điểm nhanh và tiết kiệm công sức cho người viết content. Tuy nhiên, Google đánh giá đây là dạng nội dung rác và là đối tượng bị các thuật toán của Google loại bỏ, trong đó có Panda

- Keyword Cannibalization

Keyword Cannibalization hay còn gọi là xung đột từ khóa, ăn thịt từ khóa. Đây là khái niệm chỉ tình trạng có nhiều bài viết trên website của bạn cùng xếp hạng cho một truy vấn tìm kiếm nhất định nào đó trên Google. Ví dụ: Bạn có hai bài viết khác nhau, một bài viết vị trí thứ 15 và một bài vị trí thứ 20 khi search một từ khóa nào đó

Khi thu thập dữ liệu website của bạn, thuật toán Google Panda sẽ ưu tiên những trang được tối ưu duy nhất. Nếu các trang đều được viết với chủ đề và từ khóa riêng nhất định thì Google sẽ dễ nhận dạng URL cần cho lên hơn

>>> Xem thêm: Ctr bao nhiêu là tốt? Cách tối ưu cải thiện CTR

4. Các yếu tố đánh giá mà thuật toán Google Panda Back áp dụng

- CTR (Click Through Rate)

Yếu tố này có nghĩa rằng nếu như nhiều người lựa chọn liên kết dẫn đến website của bạn thì như vậy chứng tỏ website của bạn có uy tín và thu hút được nhiều người. Vậy nên bạn cần xếp các từ khóa quan trọng vào cùng một tiêu đề hợp lý và sử dụng meta description để tăng thêm phần thu hút người đọc

- Các thành phần trong Website quyết định đến thứ hạng của Website đó

Lỗi chúng ta thường mắc phải là quá chú trọng việc tạo Backlink từ trang khác dẫn đến trang chủ mà bỏ quên việc dẫn đến các trang khác trong website của mình. Điều này sẽ bị dính thuật toán của Google Panda Back

Vậy nên đừng quên phân đều về các trang khác để chia đều traffic trách để Google hiểu trang web cả bạn chỉ có 1 trang chủ là nội dung chất lượng

 

Các yếu tố đánh giá mà thuật toán Google Panda Back áp dụng

- Một EMD không phải luôn quan trọng nhất

Trước đây, hầu như ai trong chúng ta cũng sẽ cố gắng kiếm cho mình một domain có chữ SEO trong đó để tối ưu nhất thứ hạng cho website. Về ưu điểm của các domain này là nếu như nội dung của chúng ta chưa phong phú thì lượng traffic đổ về cũng khá nhiều do có domain trùng với nhu cầu đang tìm kiếm của người đó

- Content vẫn luôn quan trọng hàng đầu 

Người dùng cần nội dung và Google dựa vào trải nghiệm của người dùng để đánh giá thứ hạng của website bạn, vậy nên việc tạo nội dung cho Website vẫn luôn quan trọng. Để tránh các hình phạt Google, đặc biệt là vấn đề Copy nội dung bài viết

5. Các bước phục hồi Website khi bị dính thuật toán Panda

- Loại bỏ Content kém chất lượng

Đừng dừng lại ở những gì Google nghĩ về nội dung của website. Bạn phải nghiên cứu cách người dùng tương tác với các bài viết của trang web

Để hiểu rõ hơn về nội dung website trong “mắt” người dùng, bạn có thể truy cập Google Analytics và sắp xếp tất cả các trang theo lượt xem trang. Click vào Behavior > Site Content > All Pages

Đối với tất cả các trang, bạn nên phân tích thời gian trung bình trên trang (Average time on page), tỷ lệ bỏ trang (Bounce rate) và tỷ lệ thoát (Exit rate). Ba chỉ số này sẽ cho bạn biết người đọc có thích nội dung của bạn hay không

Đồng thời, bạn nên tổng hợp lại các bài đăng hoạt động kém nhất trong 1 file excel và đưa ra được phương án tối ưu. Dưới đây là 1 số cách mà tôi đã áp dụng khi Audit Content:

+ Các bài đăng có traffic tốt nhưng Duration thấp và Bounce Rate cao: Bạn nên điều chỉnh nội dung để cuốn hút người dùng hơn. Có thể thêm ảnh, video hay audio để “giữ chân” người dùng lâu hơn 

+ Xóa các trang nhận được rất ít traffic và Thin content. Nếu bạn nghi ngờ một bài viết nào kém chất lượng, bạn cũng nên phân tích một chút về tương tác của người dùng như số lượng bình luận và lượt chia sẻ trên mạng xã hội

Lưu ý: Sau khi xóa các trang kém chất lượng, bạn cần kiểm tra lại các liên kết nội bộ để tránh việc các liên kết bị hỏng (404)

- Tìm và xóa nội dung trùng lặp

Việc trùng lặp nội dung là nguyên nhân chính dẫn đến website bị án phạt Panda. Nếu website của bạn có nội dung trùng lặp trên 20%, đó có thể là rủi ro khá cao và giải pháp duy nhất là xử lý các vấn đề trùng lặp ngay lập tức

Có 2 cách xử lý trùng lặp mà tôi thường áp dụng:

+ Nội dung trùng lặp toàn bộ: Trường hợp nếu nội dung trùng với website khác bạn có thể xóa bài viết, còn trùng lặp với một bài viết khác trên website của bạn, cần xác định đâu là URL chính và xóa URL còn lại

+ Nội dung trùng lặp một phần: Bạn có thể xóa phần trùng lặp nếu không cần thiết hoặc điều chỉnh lại nội dung để đoạn văn được unique (không trùng lặp)

Mình thường chọn các URL có xếp hạng không tốt cho một truy vấn cụ thể hoặc lọc các URL bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi website có dấu hiệu giảm traffic, để kiểm tra thử xem có nội dung trùng lặp không

Bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra nội dung trùng lặp như CopyScape, Duplichecker,… hoặc áp dụng cách sau:

+ Chọn và copy 1 vài câu văn bất kỳ trong bài viết

+ Search Google: “đoạn text đã copy trước đó”

+ Xem có trang web nào khác đang có content trùng với trang của bạn

- Chỉnh sửa các lỗi chính tả

Thuật toán của Google gần đây đã phát triển rất nhiều và giờ đây nó đã hiểu nội dung của bạn tốt hơn nhiều. Nếu nội dung của bạn có nhiều lỗi ngữ pháp, hãy khắc phục ngay nhé

- Sử dụng Google Search Console để loại bỏ các lỗi

Google Search Console (tên cũ là Google Webmaster Tool) là công cụ quản trị website của Google và là người bạn tốt nhất cho bạn. Bất kể bạn đang phải đối mặt với hình phạt nào, điều quan trọng là phải vượt qua tất cả các lỗi và đề xuất mà Google Search Console đưa ra

Tại đây, bạn có thể xác định các liên kết bị hỏng trên trang web, lỗi thu thập dữ liệu hoặc lập chỉ mục và nhiều vấn đề khác

Trong Google Search Console, bạn vào “Phạm vi lập chỉ mục”. Đây là báo cáo trạng thái URL của Google sau khi thu thập các trang trên website của bạn, trong đó:

+ Error (Lỗi): URL bị lỗi nên không được lập chỉ mục. Một số vấn đề khiến Googlebot không thể thu thập được trang của bạn như lỗi máy chủ (5xx), lỗi chuyển hướng (3xx), URL vô tình bị chặn bởi robots.txt hay bị gắn thẻ “noindex”, URL bị 404,…

+ Warning (Hợp lệ nhưng có cảnh báo): URL đã được lập chỉ mục nhưng Google sẽ cảnh báo thêm một số vấn đề như trang bị chặn trong robots.txt nhưng được index do các liên kết bên ngoài hay nội bộ, trang ở định dạng Google không thể đọc được,…

+ Valid (Hợp lệ): URL được lập chỉ mục và không có bất kỳ vấn đề gì khi thu thập

+ Excluded (Bị loại trừ): URL không được lập chỉ mục do cơ chế trên trang như thẻ noindex, công cụ xóa trang của GSC, bị chặn trong robots.txt, trang trùng lặp với trang đã được lập chỉ mục,…

Bạn nên rà soát kỹ các vấn đề lỗi trong báo cáo của Google Search Console và đưa ra giải pháp giải quyết. Việc lập chỉ mục đúng những trang cần thúc đẩy và loại bỏ những trang trùng lặp nội dung hay nội dung mỏng, trang kém chất lượng, 404… sẽ giúp website của bạn tăng điểm với Google và thoát thuật toán Panda nhanh chóng

6. Kết luận

Bài viết này đã đem đến những kiến thức Panda Back là gì và các tác dụng của Panda Back là gì. Hãy áp dụng các kiến thức này vào công việc SEO cho website của bạn để có các kết quả cao nhất tương thích với Google. Nhân Hòa chúc các bạn thành công!

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh - Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Tel: 0915221384 – Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan
06/01/2025
Bạn đang thắc mắc giao thức SNMP là gì và tại sao nó được xem là “cánh tay phải” của quản trị viên mạng? Đây chính...
03/01/2025
Hiệu ứng Animation CSS giúp giao diện các trang web hiện đại và hấp dẫn hơn. Với khả năng tạo hiệu ứng mượt mà, Animation...
03/01/2025
Tổng đài doanh nghiệp là kênh giao tiếp quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp. PBX và VoIP là hai giải pháp phổ...
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!