Mục lục [Ẩn]
- 1. Cơ sở pháp lý và phạm vi điều chỉnh Nghị định 119 về hóa đơn điện tử
- 2. Các loại hóa đơn điện tử theo Nghị định 119
- 3. Nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119
- 4. Nội dung bắt buộc trên hóa đơn điện tử theo Nghị định 119
- 5. Dịch vụ hóa đơn điện tử tại Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa
Việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử đang rất được các doanh nghiệp hưởng ứng và áp dụng. Tuy nhiên, để có thể sử dụng hóa đơn điện tử một cách có hiệu quả, quý doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tin cũng như các quy định pháp luật về điều này, trong đó bao gồm cả Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hãy cùng tìm hiểu về Nghị định này qua bài viết sau đây.
1. Cơ sở pháp lý và phạm vi điều chỉnh Nghị định 119 về hóa đơn điện tử
Nghị định 119 quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, các quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử.
2. Các loại hóa đơn điện tử theo Nghị định 119
Để các doanh nghiệp dễ theo dõi hơn trong việc lựa chọn các loại hóa đơn điện tử, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 119/2018/NĐ-CP về sử dụng hóa đơn điện tử thì hóa đơn điện tử gồm các loại như sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng: là hóa đơn đỏ hoặc hóa đơn VAT như nhiều người vẫn thường nhắc đến. Đây là loại hóa đơn chính thức do Bộ Tài Chính Việt Nam ban hành và áp dụng. Các đối tượng được áp dụng cho loại hóa đơn này áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
+ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ Việt Nam
+ Các hoạt động vận tải quốc tế
+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu
Để việc sử dụng hóa đơn đỏ doanh nghiệp cần đảm bảo một số nguyên tắc cũng như các điều kiện nhất định về vốn điều lệ mới có thể tự tin hóa đơn VAT dựa trên phần mềm đã tạo sẵn và được quản lý, xác nhận trực tiếp bởi Cơ quan Thuế.
Các loại hóa đơn điện tử theo Nghị định 119
- Hóa đơn bán hàng: là hóa đơn áp dụng đối với người bán, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với Cơ quan Thuế. Các đối tượng được sử dụng cho hóa đơn bán hàng bao gồm:
+ Các tổ chức cá nhân kê khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
+ Tổ chức hoặc cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau.
Hơn thế nữa, hóa đơn bán hàng cũng là hình thức hóa đơn đang được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất và đóng một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.
- Cuối cùng là các loại hóa đơn khác gồm: tem, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này.
3. Nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119
- Khi bàn hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan Thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của Cơ quan Thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà Cơ quan Thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử tới Cơ quan Thuế.
Nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119
- Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định tại Nghị định này.
- Dữ liệu hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử để phục vụ cho công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Việc cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh lập trên hóa đơn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn.
- Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với Cơ quan Thuế đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với Cơ quan Thuế
+ Không bắt buộc có chữ ký số
+ Các khoản chi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ cụ thể.
4. Nội dung bắt buộc trên hóa đơn điện tử theo Nghị định 119
Khi lập hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ doanh nghiệp cần phải đảm bảo các nội dung trên hóa đơn điện tử phải mang tính chính xác tuyệt đối. Cụ thể, theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định như sau:
- Hóa đơn điện tử có các nội dung sau:
+ Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn
+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế)
+ Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ, thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT trong trường hợp là hóa đơn GTGT
Nội dung bắt buộc trên hóa đơn điện tử theo Nghị định 119
+ Tổng số tiền thanh toán
+ Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán
+ Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có)
- Bộ Tài Chính đã hướng dẫn cụ thể các nội dung hóa đơn điện tử và các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đủ những nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.
5. Dịch vụ hóa đơn điện tử tại Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa
Phần mềm hóa đơn điện tử HOADON.BIZ giúp dễ dàng tạo lập, phát hành, quản lý hóa đơn với nhiều tính năng cao cấp, phù hợp, đa dạng loại hình quy mô doanh nghiệp. Chuyển đổi sớm cùng HOADON.BIZ - phần mềm hóa đơn điện tử được phát triển bởi Công ty TNHH Phần Mềm Nhân Hòa – tự hào là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp HĐĐT uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Dịch vụ hóa đơn điện tử tại Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa
- Tránh tình trạng quá tải, ùn tắc khi sát thời hạn
- Tiết kiệm tối đa chi phí: Doanh nghiệp không cần đầu tư về cơ sở hạ tầng giúp tối ưu bài toán chi phí.
- An toàn và bảo mật: không xảy ra tình trạng mất hoặc hỏng hóc hóa đơn, hóa đơn được lưu trữ an toàn và bảo mật lên đến 10 năm.
- Phát hành nhanh chóng: hóa đơn điện tử được gửi trực tiếp đến người mua gần như ngay lập tức thông qua các giao dịch điện tử (email, SMS).
- Phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp: quản lý theo mô hình tập trung hoặc phân tán phù hợp với đa dạng mô hình doanh nghiệp.
- Tra cứu hóa đơn và tình hình sử dụng hóa đơn tức thời, chính xác: dữ liệu được đồng bộ giữa các phiên bản và thiết bị cùng sử dụng, do đó bất cứ người dùng nào được.
Mọi thắc mắc về cách xử lý lỗi sai địa chỉ trên hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử HOADON.BIZ hoàn toàn miễn phí, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến Hotline: 1900 6680
Bảng giá chi tiết dịch vụ hóa đơn điện tử tại Nhân Hòa
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10,Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email:hcmsales@nhanhoa.com