Ngày nay, giải pháp lưu trữ trực tuyến ngày càng được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi, khả năng truy cập dễ dàng mọi lúc, mọi nơi. Trong bài viết này, Nhân Hòa sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về lưu trữ đám mây là gì, cách phân loại cũng như những lý do nên lựa chọn dịch vụ này.
Lưu trữ đám mây là gì?
Cloud Storage hay lưu trữ đám mây là một dịch vụ do các công ty trong và ngoài nước cung cấp, giúp người dùng lưu trữ, quản lý, chia sẻ và sao lưu dữ liệu (hình ảnh, video, tập tin,…) từ xa. Nhờ đó, bạn có thể truy cập và quản lý dữ liệu mọi lúc, mọi nơi chỉ với một thiết bị có kết nối Internet, chẳng hạn như điện thoại hoặc máy tính.
Nói một cách đơn giản hơn, lưu trữ đám mây cho phép bạn lưu trữ dữ liệu lên một không gian mạng thay vì phải sử dụng ổ cứng hay các thiết bị lưu trữ cục bộ. Đây chính là điểm mấu chốt tạo nên những lợi ích vượt trội của dịch vụ Cloud Storage.
>>>XEM THÊM: Hướng dẫn cách cập nhật Driver cho máy tính
Tính năng nổi bật của dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud Storage)
Tự động sao lưu
Công cụ này giúp bảo vệ dữ liệu của bạn bằng cách tạo các bản sao lưu trực tuyến luôn sẵn sàng trên tài khoản của bạn. Ngay cả khi quá trình sao lưu bị gián đoạn do mất điện, hệ thống vẫn tự động tiếp tục ngay khi thiết bị được bật lại.
Một trong những lợi ích quan trọng của lưu trữ đám mây là khả năng giải quyết được sao lưu dữ liệu tự động. thay vì phải mất thời gian và công sức di chuyển dữ liệu thủ công giữa các ổ cứng, hệ thống này giúp quá trình sao lưu diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Phục hồi dữ liệu
Tính năng này giúp giảm thiểu rủi ro mất mát dữ liệu quan trọng do thiết bị hỏng hóc, lỗi hệ thống hoặc thất lạc. Nhờ lưu trữ đám mây, dữ liệu của bạn luôn có một bản sao an toàn, sẵn sàng truy cập từ bất kỳ đâu chỉ cần có kết nối Internet, mang lại sự chủ động và linh hoạt trong công việc.
3 Giai đoạn: Kiểm tra, thử nghiệm, triển khai phần mềm
Lưu trữ đám mây nổi bật với hiệu suất mạnh mẽ, khả năng mở rộng linh hoạt và chi phí hợp lý. Nhờ đó, việc thiết lập nhiều môi trường độc lập nhưng vẫn đảm bảo tính tương đồng để kiểm thử và triển khai phần mềm trở nên dễ dàng hơn, giúp tối ưu hóa quy trình phát triển và quản lý ứng dụng.
Chia sẻ và di chuyển dữ liệu trên đám mây
Dung lượng lưu trữ ngày càng tăng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, đòi hỏi một giải pháp ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên, việc chuyển khối lượng dữ liệu lớn lên đám mây có thể gây lo ngại về tốc độ, bảo mật và tính ổn định. Giải pháp cho vấn đề này là các dịch vụ truyền tải dữ liệu đám mây với băng thông cao, đảm bảo an toàn và bảo mật trong quá trình di chuyển.
Các loại hình lưu trữ đám mây (Cloud Storage)? Có mấy loại?
Personal Cloud
Hình thức này được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân trên điện thoại thông minh. Nếu chẳng may mất thiết bị, bạn vẫn có thể khôi phục danh bạ hoặc tải lại các tệp sao lưu từ đám mây để dễ dàng thiết lập trên thiết bị mới mà không mất dữ liệu quan trọng.
Public Cloud
Đây là mô hình cung cấp tài nguyên như máy chủ hoặc lưu trữ trực tuyến thông qua Internet. Toàn bộ hệ thống phần cứng, phần mềm và cơ sở hạ tầng đều do nhà cung cấp quản lý, hoạt động theo mô hình dùng chung, đúng như tên gọi của nó. Người dùng chỉ cần đăng ký dịch vụ, mọi vấn đề liên quan đến bảo mật và quản lý dữ liệu sẽ do nhà cung cấp chịu trách nhiệm. Ưu điểm lớn nhất của Public Cloud là khả năng phục vụ số lượng lớn người dùng với chi phí hợp lý.
Phân loại lưu trữ đám mây (Cloud Storage)
Private Cloud
Mô hình này được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và lớn, mang lại sự kiểm soát tối đa đối với hạ tầng công nghệ thông tin. Doanh nghiệp có thể đặt hệ thống phần cứng tại chính trụ sở của mình hoặc tại trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp mà họ thuê hoặc mua, hoàn toàn tách biệt với các dịch vụ khác của bên cung cấp.
Với cơ chế đồng bộ hai chiều, Private Cloud đặc biệt phù hợp cho các ứng dụng lớn như cơ sở dữ liệu (database) hoặc hệ thống ERP nhờ vào độ trễ thấp và hiệu suất cao. Ưu điểm nổi bật nhất của mô hình này là khả năng bảo mật dữ liệu nội bộ, hạn chế sự can thiệp từ bên thứ ba, dù hầu hết các nhà cung cấp đều cam kết không truy cập vào dữ liệu khách hàng.
Hybrid Cloud
Đây là giải pháp kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud, cho phép doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn môi trường phù hợp cho từng ứng dụng cụ thể. Mô hình này giúp tối ưu hóa tài nguyên và nâng cao hiệu suất bằng cách tận dụng điểm mạnh của cả hai hình thức lưu trữ.
Nhờ đó, doanh nghiệp có thể triển khai các giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, Hybrid Cloud đi kèm với chi phí đầu tư cao và yêu cầu nhiều thời gian để triển khai, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ để đạt được hiệu quả tối ưu.
>>>XEM THÊM: [Chi tiết] Private cloud là gì?
Ưu nhược điểm của việc lưu trữ đám mây
Về ưu điểm của lưu trữ đám mây
Đối với doanh nghiệp
+ Chi phí đầu tư thấp
Nếu bạn phải chi trả một số tiền lớn để mua phần cứng mới như ổ cứng lưu trữ cùng với một khoản chi phí dự phòng trong việc bảo trì, mở rộng về sau sẽ rất tốn kém. Chính vì vậy, khi sử dụng dịch vụ này, bạn có thể dễ dàng và an tâm hơn nếu cần gia tăng dung lượng lưu trữ vì mọi thứ gần như nhà cung cấp đã hỗ trợ bạn. Bạn chỉ cần trả một khoản phí phù hợp với gói dung lượng theo nhu cầu cho nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây mà thôi.
+ Thời gian thực thi
Khi đã tính toán được tổng dung lượng cần thiết cho các dự án và kế hoạch của doanh nghiệp, bạn có thể nhanh chóng đăng ký và sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây chỉ với vài bước đơn giản. Nhờ vào các tính năng đa dạng của Cloud Storage, bạn có thể dễ dàng quản lý dữ liệu doanh nghiệp, bao gồm thiết lập quyền truy cập, kiểm soát thành viên và chia sẻ dữ liệu nội bộ một cách hiệu quả.
+ Sao lưu dữ liệu
Sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây giúp bạn có thêm một bản sao dự phòng, đảm bảo an toàn cho dữ liệu trước những sự cố không mong muốn. Nhờ đó, nếu vô tình làm mất hoặc hư hỏng dữ liệu, bạn vẫn có thể khôi phục một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Đối với cá nhân
+ Thuận tiện
Như bạn đã biết thì hầu hết các dịch vụ lưu trữ đám mây đều hỗ trợ trên các nền tảng bao gồm Web từ máy tính và ứng dụng điện thoại. Giao diện thân thiện, tối ưu hóa giúp bạn chỉ cần kéo thả dữ liệu vào hệ thống và sắp xếp chúng theo danh mục mong muốn. Đặc biệt, bạn có thể truy cập và sử dụng dữ liệu mọi lúc, mọi nơi trên bất kỳ thiết bị nào chỉ cần có kết nối Internet.
+ Lưu trữ
Các nền tảng lưu trữ đám mây hiện nay cung cấp dung lượng miễn phí khá cao, dao động từ 5GB đến 15GB tùy theo nhà cung cấp. Đây là một lợi thế lớn, nhất là khi bạn cần chia sẻ tệp tin lớn mà email thông thường bị giới hạn dung lượng gửi (chỉ khoảng 25MB). Với Cloud Storage, bạn chỉ cần tải dữ liệu lên và gửi đường dẫn tải về, giúp việc chia sẻ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
+ Khá tiết kiệm
Thay vì bỏ ra một số tiền lớn để mua ổ cứng di động, bạn có thể lựa chọn các gói lưu trữ đám mây với mức giá vô cùng hợp lý. Chỉ từ vài nghìn đồng mỗi tháng, bạn đã có thể mở rộng không gian lưu trữ lên đến hàng GB, đáp ứng nhu cầu sử dụng cá nhân mà không tốn kém.
Nhược điểm của lưu trữ đám mây
Băng thông
Tốc độ tải dữ liệu từ đám mây về thiết bị không phải lúc nào cũng ổn định, mà còn phụ thuộc vào chính sách của nhà cung cấp. Một số nền tảng hỗ trợ băng thông lớn hoặc không giới hạn, nhưng nhiều dịch vụ miễn phí chỉ cho phép tải về với dung lượng giới hạn, khiến việc truy xuất dữ liệu lớn gặp khó khăn.
Bảo mật
Các doanh nghiệp thường lo lắng về vấn đề bảo mật khi dữ liệu của họ được lưu trữ chung trên cùng hệ thống với nhiều đơn vị khác. Ngoài ra, quá trình truyền dữ liệu từ máy tính cá nhân hoặc hệ thống nội bộ lên đám mây có thể bị tấn công, làm lộ thông tin quan trọng. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp mất dữ liệu do các lỗ hổng bảo mật trong lưu trữ đám mây.
Ứng dụng
Người dùng cá nhân thường bị ràng buộc vào hệ sinh thái của nhà cung cấp dịch vụ. Điều này có nghĩa là nếu bạn chọn một nền tảng lưu trữ nào đó, bạn buộc phải sử dụng các ứng dụng đi kèm của họ và không thể tích hợp dễ dàng với dịch vụ khác ngoài hệ thống.
Phụ thuộc hoàn toàn vào Internet
Dịch vụ lưu trữ đám mây yêu cầu Internet để truy cập dữ liệu. Khi mạng chậm hoặc bị gián đoạn, đặc biệt trong các trường hợp đứt cáp quang quốc tế, tốc độ tải về có thể giảm đáng kể. Điều này gây khó chịu cho người dùng, nhất là khi cần tải xuống các tệp dung lượng lớn nhưng phải chờ đợi hàng giờ.
Top 6+ dịch vụ lưu trữ đám mây
1. Nhân Hòa Cloud Storage - Giải pháp lưu trữ đám mây SỐ 1 Việt Nam
Với nhiều lợi ích nổi bật, lưu trữ đám mây đang ngày càng được nhiều các doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp lưu trữ đám mây chất lượng cao, Nhân Hòa Cloud Storage chắc chắn sẽ là lựa chọn khiến bạn hài lòng.
Dịch vụ Nhân Hòa Cloud Storage hoạt động với mục tiêu cung cấp không gian lưu trữ “chất lượng cao, linh hoạt và an toàn” giúp các doanh nghiệp và cá nhân dễ dàng quản lý và truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi. Vậy đâu là những ưu điểm vượt trội để Nhân Hòa Cloud Storage thực hiện được những mục tiêu đó:
+ Chất lượng vượt trội: Hệ thống lưu trữ file tối ưu tốc độ, sử dụng công nghệ phần cứng hàng đầu, giúp tối ưu hóa tốc độ so với các nhà cung cấp khác.
+ Linh hoạt: Kiến trúc phân tán cao cấp cho phép dung lượng mở rộng theo exabyte, dễ dàng bổ sung dung lượng sử dụng bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, dịch vụ được lưu trữ tại 12 quốc gia cùng khả năng kết nối đến các giải pháp hàng đầu của 350 đối tác trên toàn cầu, mang đến khả năng tích hợp linh hoạt, mạnh mẽ cho khách hàng.
+ Độ bảo mật cao: Độ bền dữ liệu 99,999999999% với quy mô exabyte. Cơ chế mã hóa, định danh & quản lý truy cập mạnh mẽ cùng xác thực đa yếu tố, khả năng chống ransomware
Đặc biệt, giải pháp lưu trữ đám mây Nhân Hòa Cloud Storage có mức giá cố định 299.000đ/1TB/tháng, miễn phí truy xuất dữ liệu vào ra, chi phí lệnh gọi API và không có chi phí ẩn khác, giúp bạn tối ưu chi phí và không cần phải lo lắng các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Đừng quên liên hệ với Nhân Hòa Group để biết thêm thông tin và nhận tư vấn. Chúng tôi với đội ngũ kỹ thuật hoạt động liên tục 24/7/365 đảm bảo luôn kịp thời hỗ trợ, xử lý tất cả các vấn đề của khách hàng nhanh chóng nhất.
Thông tin liên hệ Nhân Hòa:
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://nhanhoa.com/
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
2. Lưu trữ trên Google Drive
Google Drive là một trong những nền tảng lưu trữ trực tuyến được nhiều người sử dụng nhờ vào tính linh hoạt và hàng loạt tính năng hữu ích. Dịch vụ này cung cấp dung lượng miễn phí lên đến 15GB, giúp bạn dễ dàng lưu trữ các tệp tin quan trọng mà không lo thiếu không gian. Bạn có thể truy cập Google Drive từ bất kỳ đâu, miễn là thiết bị có kết nối Internet.
Ngoài ra, nền tảng này hỗ trợ chỉnh sửa trực tiếp các tài liệu, cho phép bạn làm việc hiệu quả mà không cần tải xuống. Việc lưu trữ cũng vô cùng đơn giản – chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Google của bạn, truy cập đường dẫn của Google Drive và ngay lập tức có thể quản lý, chia sẻ hay chỉnh sửa dữ liệu theo nhu cầu.
3. Lưu trữ trên OneDrive
OneDrive là một trong những dịch vụ lưu trữ trực tuyến được nhiều người lựa chọn. Dịch vụ này cho phép bạn dễ dàng truy cập, chỉnh sửa tài liệu và làm việc từ xa mà không cần có mặt trực tiếp tại văn phòng, tương tự như sử dụng Host hay VPS.
Giao diện OneDrive được thiết kế thân thiện và đơn giản, giúp người dùng thao tác dễ dàng. Bạn chỉ cần mở ứng dụng OneDrive trên máy tính, chọn thư mục muốn tải lên, nhấn nút tải lên và sắp xếp dữ liệu theo ý thích để thuận tiện trong việc quản lý.
4. Lưu trữ trên Dropbox
Dropbox là một nền tảng lưu trữ đám mây phổ biến nhờ sự tiện lợi và tính linh hoạt. Dịch vụ này hỗ trợ người dùng lưu trữ và làm việc trực tuyến trên nhiều hệ điều hành như Windows, Mac, Linux,...
Sử dụng Dropbox cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chọn tệp tin cần lưu trữ từ máy tính, kéo thả vào giao diện trang web Dropbox và hệ thống sẽ tự động đồng bộ dữ liệu, giúp bạn truy cập mọi lúc mọi nơi.
Các cách lưu trữ dữ liệu trên đám mây an toàn và hiệu quả
5. Mega
Mega tuy chưa quá phổ biến nhưng lại là một lựa chọn đáng cân nhắc nhờ không gian lưu trữ rộng rãi và tính năng bảo mật cao. Dịch vụ này cung cấp khả năng tự động sao lưu, giúp người dùng bảo vệ dữ liệu một cách tối ưu.
Mega có các ưu điểm như:
+ Miễn phí 50GB lưu trữ, hỗ trợ sao lưu tự động.
+ Quản lý và chia sẻ tập tin dễ dàng chỉ với một liên kết.
+ Hỗ trợ truy cập Offline vào các tập tin và thư mục
+ Bảo mật xác minh 2 lớp, đảm bảo an toàn dữ liệu
+ Tích hợp tính năng tạo cuộc gọi và nhắn tin trên nền tảng Mega
6. iCloud
iCloud là dịch vụ lưu trữ được Apple phát triển dành riêng cho người dùng iOS và macOS. Nhờ tích hợp sâu vào hệ sinh thái Apple, iCloud giúp đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị một cách liền mạch. Tuy nhiên, dịch vụ này có một số hạn chế khi chia sẻ dữ liệu với người dùng ngoài hệ sinh thái Apple.
Bên cạnh đó, iCloud cung cấp 5GB dung lượng miễn phí – ít hơn so với nhiều dịch vụ lưu trữ khác trên thị trường, nhưng vẫn đủ để sao lưu các tệp tin quan trọng và đồng bộ dữ liệu trên các thiết bị Apple.
>>>XEM THÊM: Onedrive: Là gì? Hướng dẫn cài đặt & sử dụng OneDrive
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng mà Nhân Hòa muốn cung cấp cho bạn về dịch vụ lưu trữ đám mây. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc lưu trữ đám mây là gì? Chúc bạn lựa chọn được giải pháp tối ưu cho dự án của mình.
Thông tin liên hệ Nhân Hòa:
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://nhanhoa.com/
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html