VPS của Vultr được đánh giá cao nhờ chất lượng ổn định, hiệu suất tốt và mức giá cạnh tranh. Vì thế, rất nhiều lựa chọn VPS vultr để làm webserver, remote hoặc render. Bài viết sau đây Nhân Hòa sẽ hướng dẫn tạo VPS trên Vultr từ A-Z.
1. Hướng dẫn tạo VPS trên Vultr từ A-Z
Bước 1: Đăng ký tài khoản Vultr
- Truy cập vào web: https://www.vultr.com/.
- Nhấn Creat account sau đó điền đại chỉ email và mật khẩu.
- Nhấn Creat account 1 lần nữa để xác nhận đăng ký tài khoản.
- Dùng tài khoản đăng nhập vào Vultr.
Bước 2: Nhấn nút “Deploy New Instance” để tạo mới VPS
Sau khi đăng nhập vào trang quản lý bạn nhấn nút Deploy New Instance ở góc phải màn hình để tạo mới VPS.
Bước 3: Chọn vị trí đặt server
Bạn chọn loại server tương ứng, bao gồm:
- Compute Instance (mặc định): nên dùng để chạy web, sử dụng SSD, CPU xịn, đầy đủ location.
- Storage Instance: Nên dùng để làm server lưu trữ vì có dung lượng lớn, sử dụng ổ SATA, giới hạn một số location.
- Dedicated Instance: Ưu tiên dùng với những hệ thống lớn cần nhiều tài nguyên.
Ưu tiên chọn những địa điểm đặt server gần Việt Nam như Japan hoặc Los Angeles, Seattle để có tốc độ tải tốt nhất.
Bước 4: Chọn hệ điều hành cho server
- Có thể chọn giữa hai hệ điều hành Linux hoặc Windows. Bạn nên sử dụng Windows 2012 R2 x64. Bạn được cài đặt lại hệ điều hành thoải mái sau khi Deploy.
- Tab Application cung cấp danh sách các ứng dụng có thể cài đặt tự động, bao gồm LEMP, WordPress, Minecraft, ownCloud, OpenVPN, Drupal và nhiều ứng dụng khác.
- Tab Backup hoặc Snapshot cho phép bạn khôi phục server từ các bản sao lưu tự động trước đó hoặc từ Snapshot do chính bạn tạo.
- Tab Custom ISO hỗ trợ cài đặt hệ điều hành tùy chỉnh bằng file ISO của riêng bạn. Đây cũng là cách thường được sử dụng để cài đặt Windows.
Bước 5: Chọn cấu hình VPS
Bạn có thể chọn cấu hình VPS tương thích, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Sau khi triển khai (Deploy), bạn có thể nâng cấp lên cấu hình cao hơn mà vẫn giữ nguyên dữ liệu. Tuy nhiên, việc hạ cấp cấu hình VPS là không thể thực hiện được.
Bước 6: Tùy chọn các tính năng khác
Bạn có thể cài đặt tùy chọn các tính năng khác như kích hoạt IPv6, Private Network, Auto Backup, Startup Script, SSH Key,...hoặc có thể để mặc định.
Bước 7: Nhấn “Deploy now” để tiến hành tạo VPS
Việc tạo VPS trên Vultr diễn ra khá nhanh, chỉ mất khoảng 1 – 2 phút. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được email thông báo từ Vultr, trong đó bao gồm thông tin về IP và cấu hình VPS. Mật khẩu Root sẽ được hiển thị trong mục Server Information, phần Password. Bạn có thể nhấn vào biểu tượng con mắt để xem mật khẩu.
Tham khảo: VPS vultr là gì? Cách cài đặt VPS vultr free
2. Đánh giá ưu, nhược điểm khi sử dụng VPS Vultr
2.1. Ưu điểm
Vultr là một nhà cung cấp VPS đến từ nước ngoài. Vì thế, khi sử dụng VPS bạn nhận được nhiều lợi thế về hệ thống khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Hệ thông linh kiện chính hãng cũng có chất lượng cao hơn.
Khi thuê VPS từ nhà cung cấp nước ngoài, bạn sẽ được đảm bảo mức độ bảo mật thông tin và dữ liệu cao. Đồng thời, rủi ro bị hacker tấn công, nhiễm virus hay các mối đe dọa an ninh khác cũng được giảm thiểu tối đa.
2.2. Nhược điểm
- Chi phí thuê VPS từ nhà cung cấp nước ngoài thường cao hơn đáng kể so với VPS trong nước.
- Bạn cần có kỹ năng tiếng Anh tốt để dễ dàng giao tiếp và tránh gặp khó khăn khi nhận hỗ trợ hoặc tư vấn từ đơn vị cung cấp.
- Tốc độ truy cập Internet có thể chậm và thiếu ổn định do hạ tầng máy chủ của các nhà cung cấp quốc tế thường đặt ở nước ngoài, ít có máy chủ trong Việt Nam.
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng có thể chậm trễ và bị ảnh hưởng bởi rào cản ngôn ngữ, chênh lệch múi giờ. Ngoài ra, việc nhận hỗ trợ kỹ thuật 24/24 gần như không khả thi.
Tất cả những nhược điểm mà việc sử dụng VPS nước ngoài gặp phải sẽ được giải quyết khi bạn sử dụng VPS Việt Nam. Khi sử dụng VPS trong nước bạn sẽ được nhận dịch vụ có tốc độ đường truyền Internet nhanh và ổn định hơn. VPS tại Việt Nam có hạ tầng và trung tâm dữ liệu đặt trong nước, giúp tối ưu tốc độ truy cập cho người dùng.
So với VPS nước ngoài, dịch vụ VPS trong nước có chi phí hợp lý hơn, phù hợp với mức thu nhập của khách hàng, giúp nhiều đối tượng dễ dàng tiếp cận. Chất lượng của VPS Việt Nam không hề thua kém so với VPS quốc tế.
Đặc biệt, khi gặp sự cố, đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật tại Việt Nam sẵn sàng tư vấn và khắc phục nhanh chóng 24/24, giúp hạn chế tối đa nguy cơ mất dữ liệu khi server gặp trục trặc.
Có thể thấy, VPS Việt Nam vẫn là sự lựa chọn tối ưu nhất. Đăng ký ngay: VPS giá rẻ chỉ từ 86K
3. Lời kết
Bài viết trên là hướng dẫn tạo VPS Vultr từ A-Z. Mọi người chỉ cần thực hiện đúng các bước Nhân Hòa đã hướng dẫn ở trên là có thể đăng ký sử dụng VPS Vultr thành công. Tuy nhiên, như Nhân Hòa đã phân tích ở trên, bạn vẫn nên sử dụng VPS trong nước để có tốc độ truyền tốt hơn, chăm sóc tốt hơn. Liên hệ Nhân Hòa để được tư vấn:
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://nhanhoa.com/
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html