Mục lục [Ẩn]
Tất cả các doanh nghiệp, cá nhân trong việc đầu tư, kinh doanh nên áp dụng phương pháp đòn bẩy vào sử dụng, nhanh chóng gia tăng lợi nhuận. Cùng Nhân Hòa tìm hiểu qua về đòn bẩy tài chính là gì? Cũng như các công thức để tính được đòn bẩy tài chính nhé!
1. Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính có tên tiếng Anh là Financial Leverage, viết tắt là FL. Đòn bẩy tài chính là cách sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS).
Đòn bẩy tài chính là gì?
Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ. Doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao. Và ngược lại nếu như hệ số nợ phải trả thấp thì họ có chỉ số đòn bẩy tài chính thấp.
>>> Xem thêm: Bán hàng online không cần vốn [BÍ MẬT]
2. Công thức tính đòn bẩy tài chính
Cách tính đòn bẩy tài chính có thể được xác định thông qua công thức sau:
Trong đó:
+ DFL là độ lớn của đòn bẩy tài chính
+ EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
+ EPS là lợi nhuận của vốn chủ sở hữu
Để tính đòn bẩy tài chính sau khi có thêm khoản lãi vay phải trả ( I ), ta sẽ được công thức mới:
Trong đó:
+ F: chi phí cố định (không bao gồm lãi vay)
+ v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm
+ p: giá bán
+ Q: số lượng sản phẩm
+ I: lãi vay phải trả
3. Các nhóm chỉ số của đòn bẩy tài chính
- Hệ số nợ/Tổng tài sản
Hệ số nợ/tổng tài sản được sử dụng để đo lường mức độ dùng nợ vay của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho tổng tài sản.
Điều này cũng có ý nghĩa rằng trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu % là nợ vay.
Nếu hệ số nợ/tổng tài sản cao thì sẽ gây bất lợi đối với các chủ nợ. Tuy nhiên, điều này lại mang đến lợi ích cho các chủ sở hữu nếu nguồn vốn đem lại hiệu quả sinh lời cao.
Còn với trường hợp hệ số quá thấp thì sẽ mang ý nghĩa doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính.
Hệ số nợ/tổng tài sản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, mục đích vay,…
Chính vì vậy, nếu các bạn muốn biết được tỉ số này cao hay thấp thì hãy so sánh chúng với tỷ số trung bình ngành.
- Hệ số nợ/Vốn
Hệ số nợ/Vốn được sử dụng để đo lường quy mô tài chính của một doanh nghiệp nào đó. Đồng thời, thể hiện tổng nguồn vốn để phản ánh nợ chiếm bao nhiêu phần trăm.
Nếu doanh nghiệp có hệ số nợ/Vốn cao so với mức bình quân ngành thì doanh nghiệp đó đang có tình hình tài chính không ổn định và ngược lại.
- Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu thể hiện quy mô tài chính của doanh nghiệp và cho biết tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho các hoạt động kinh doanh.
Hệ số này được sử dụng rộng rãi để giúp các nhà phân tích nắm rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nếu như hệ số này ở mức lớn hơn 1 thì điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang đi vay mượn quá nhiều so với mức vốn hiện có. Và vay mượn càng nhiều thì khả năng gặp rủi ro càng cao trong việc trả nợ và biến động lãi suất ngân hàng.
Còn đối với trường hợp hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu thấp thì tỷ lệ gặp phải rủi ro của doanh nghiệp trong việc trả nợ sẽ rất thấp.
Tuy nhiên, sử dụng nợ cũng mang lại cho doanh nghiệp một lợi thế duy nhất đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập của doanh nghiệp.
Các nhóm chỉ số của đòn bẩy tài chính
- Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính hay còn có thể hiểu đơn giản là tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân. Hệ số này thể hiện sự liên quan giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu.
Lý do sử dụng các chỉ tiêu bình quân là vì số liệu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ chưa phải là con số đại diện.
Chính vì thế, việc sử dụng bình quân là để đảm bảo bản chất của sự việc sẽ luôn được phản ánh đúng sự thật bao gồm cả tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 1 thời kỳ.
- Hệ số chi trả lãi vay
Hệ số chi trả lãi vay giúp chúng ta biết được mức độ lợi nhuận trước thuế và khả năng trả lãi của một doanh nghiệp. Hệ số càng cao càng cho thấy khả năng bù đắp chi phí lãi vay tốt.
Khi hệ số này vượt quá mức 1 thì doanh nghiệp sẽ càng chứng tỏ được rằng mình có khả năng trả lãi vay. Còn khi hệ số nhỏ hơn 1 thì điều này lại cho thấy rằng doanh nghiệp đang vay quá nhiều so với khả năng chi trả của mình.
>>> Xem thêm: Tra cứu (MST) mã số thuế cá nhân, doanh nghiệp [NHANH NHẤT]
4. Vì sao các doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường sử dụng nợ vay, một mặt là nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, một mặt nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS).
Chưa kể, khoản tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, giúp số tiền thuế TNDN phải nộp ít đi, làm gia tăng lợi nhuận. Đây được xem như là “Lá chắn thuế”.
Vì sao các doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính?
Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực cho chủ sở hữu doanh nghiệp (cổ đông). Nó có thể gây ra tác động tiêu cực cho doanh nghiệp nếu như không được sử dụng 1 cách có hiệu quả.
5. Rủi ro của đòn bẩy tài chính
Việc sử dụng vốn vay tạo ra khả năng cho doanh nghiệp tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu nhưng cũng làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có thể có mức độ dao động lớn hơn.
Khi tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) mà doanh nghiệp tạo ra lớn hơn chi phí sử dụng vốn vay sẽ làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, nhưng nếu tỷ suất sinh lời của tài sản thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay thì càng làm giảm sút nhanh hơn tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.
Rủi ro của đòn bẩy tài chính
Mặt khác, doanh nghiệp sử dụng vốn vay làm nảy sinh nghĩa vụ tài chính phải thanh toán lãi vay cho các chủ nợ bất kể doanh nghiệp đạt được mức độ lợi nhuận trước lãi vay và thuế là bao nhiêu, đồng thời doanh nghiệp phải có nghĩa vụ hoàn trả vốn gốc cho các chủ nợ đúng hạn.
Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay thì nguy cơ mất khả năng thanh toán càng lớn. Như vậy, việc sử dụng vốn vay đã ẩn chứa rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh.
>>> Xem thêm: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất cao?
6. Kết luận
Việc tận dụng đòn bẩy tài chính là một liều thuốc kích thích tốt cho các nhà đầu tư. Nhanh chóng sinh ra nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng gặp may mắn và nếu sự tính toán không tốt sẽ ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp. Cần có những giải pháp, những tính toán đúng đắn thì việc áp dụng các đòn bẩy vào sẽ mang lại hiệu quả tích cực.
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
https://nhanhoa.com
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Email: contact@nhanhoa.com