Mục lục [Ẩn]
Director là một từ khá phổ biến khi mô tả chức danh bằng tiếng anh có nghĩa là người điều hành, giám đốc. Tuy nhiên việc dùng từ director khi nào và có bao nhiêu chức danh gắn liền với director thì không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy nên bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu director là gì và các chức danh director hay gặp.
1. Director là gì?
Trong từ điển, Director được hiểu là người điều hành, người chỉ huy công việc hay giám đốc. Trong đời sống, director chỉ chức vụ giám đốc ở các công ty vừa và nhỏ.
Ở quy mô doanh nghiệp lớn hơn, để chỉ người đứng đầu người ta hay dùng chief. Tùy mỗi quốc gia có sự phân cấp chức vụ trong công ty khác nhau. Tuy nhiên mọi người có thế hiểu đơn giản như sau.
- Cao nhất là Chairman: chủ tịch
- Thấp hơn là Chief: giám đốc
- Ngang hàng với Chief là Director
- Thấp hơn Director là manager: quản lý
2. Cách dùng từ Director
Director thường dùng để chỉ những người đứng đầu, điều hành một phòng ban hoặc tổ chức trong công ty. Nhiệm vụ của director
- Đưa ra sáng kiến về chính sách và hoạt động nhằm phát triển tổ chức, doanh nghiệp
- Lên kế hoạch chi tiết và phân chia công việc cho mọi người trong phòng ban, tổ chức.
- Đánh giá công việc, tiến độ và năng lực của nhân viên có trong tổ chức.
- Thúc đẩy, tối ưu hóa doanh thu doanh nghiệp
- Báo cáo mục tiêu, kết quả chiến lược của phòng ban
3. Các chức danh director hay gặp
- Executive Director: Giám đốc điều hành
- Brand Director: Giám đốc thương hiệu
- Commercial Director: Giám đốc thương mại
- Communication Director: Giám đốc truyền thông
- Creative Director: Giám đốc sáng tạo
- Content Director: Giám đốc nội dung
- Digital Director: Giám đốc kỹ thuật
- Finance Director: Giám đốc tài chính
- Information security Director: Giám đốc an ninh thông tin
- Innovation Director: Giám đốc đổi mới
- Marketing Director: Giám đốc marketing
- Sales Director: Giám đốc kinh doanh
- Investment Director: Giám đốc đầu tư
Xem thêm: Những nghề kiếm nhiều tiền nhất tại Việt Nam 2021
4. Yếu tố quan trọng để trở thành 1 Director
1. Khả năng lãnh đạo
Chức năng chính của một người làm director chính là quản lý và điều hành. Vì thế khả năng lãnh đạo là cực kỳ quan trọng. Chỉ khi lãnh đạo tốt được đội nhóm của mình thì hiệu quả làm việc của phòng ban mới được gia tăng. Tinh thần làm việc của nhân viên cũng không bị sa sút, uể oải. Từ đó năng suất công việc và mục tiêu của công ty mới hoàn thành tốt.
2. Khả năng lập kế hoạch
Bất kỳ một cá nhân, phòng ban hay tổ chức nào cũng cần có mục tiêu hoạt động. Mục tiêu này thường do người đứng đầu đưa ra trong bản kế hoạch công việc chung để mọi người thực hiện. Vì thế người làm Director bắt buộc cần có khả năng lập kế hoạch và phân chia công việc tốt. Từ đó phòng ban mới hoạt động tốt và không đi sai định hướng của doanh nghiệp.
3. Kỹ năng báo cáo
Song song với việc đưa ra mục tiêu làm việc và điều hành hoạt động của tổ chức thì kỹ năng báo cáo cũng là một tiêu chí quan trọng của người làm Director. Nó giúp đánh giá công việc của mỗi cá nhân và cả phòng tốt như thế nào, có đáp ứng được mục tiêu ban đầu không và có điểm nào cần chỉnh sửa hay không. Việc báo cáo tốt còn giúp director giao tiếp với các cấp lãnh đạo cấp cao hơn rõ ràng và dễ dàng hơn.
Xem thêm: Báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết
5. Lời kết
Bài viết trên Nhân Hòa đã chỉ rõ director là gì, nhiệm vụ, chức năng của vị trí này ra sao trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó là tổng hợp ý nghĩa của các chức danh hay đính kèm với cụm director. Hy vọng mọi người đã có cái nhìn chi tiết hơn về vị trí công việc này.