Mục lục [Ẩn]
Báo cáo kết quả kinh doanh là một mẫu báo cáo quan trọng mà bất kỳ kế toán cá nhân hay doanh nghiệp nào cần phải biết. Nếu bạn đang tự vận hành doanh nghiệp mà không biết doanh thu lợi nhuận của công ty bao nhiêu, lãi lỗ như thế nào thì rất nguy hiểm. Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cho bạn biết tất cả thông tin tài chính này. Cùng tìm hiểu về mẫu báo cáo kết quả kinh doanh trong bài viết sau.
1. Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?
Báo cáo kết quả kinh doanh là một bảng báo cáo tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Báo cáo thể hiện số tiền doanh thu, lợi nhuận, tiền lãi, tiền lỗ của doanh nghiệp sau một thời kỳ kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp nhìn nhận được thực trạng kinh doanh hiện tại và có định hướng kinh doanh tốt hơn trong tương lai.
Theo quy định chế độ kế toán hiện hành, báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính bắt buộc phải lập với các đơn vị kế toán.
2. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 133 và thông tư 200
2.1. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo TT 133
2. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo TT 200
Trong mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200 có những mục được gắn dấu (*) là những chỉ tiêu chỉ áp dụng tại công ty cổ phần.
3. Cách lập mẫu báo cáo kết quả kinh doanh
3.1. Ý nghĩa từng cột
Cột 1: Tên các chỉ tiêu báo cáo
Cột 2: Mã số đại diện cho chỉ tiêu báo cáo
Cột 3: Số hiệu tương ứng của chỉ tiêu báo cáo trên bản thuyết minh tài chính
Cột 4: Tổng số phát sinh của chi tiêu năm báo cáo
Cột 5: Số liệu phát sinh của chỉ tiêu năm trước đó, dùng để so sánh kết quả giữa hai kỳ kế toán
3.2. Ý nghĩa từng dòng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: số tiền thu về từ việc bán hàng
Các khoản giảm trừ doanh thu: số tiền bán hàng bị trừ do khuyến mãi, giảm giá,..
Doanh thu thuần: Số tiền bán hàng còn lại sau khi trừ các khoản giảm trừ doanh thu
Giá vốn hàng bán: Số tiền gốc dùng để nhập hàng
Lợi nhuận gộp: Số tiền còn lại sau của doanh thu thuần sau khi trừ đi giá vốn
Doanh thu hoạt động tài chính: Số tiền thu về thông qua các hoạt động tài chính như tiền lãi gửi ngân hàng, cổ tức, lợi nhuận được chia từ đầu tư tài chính của doanh nghiệp.
Chi phí tài chính: Số tiền đầu tư các hoạt động tài chính của doanh nghiệp như cho vay, đi góp vốn,...
Chi phí bán hàng: Số tiền chi cho hoạt động bán hàng như lương nhân viên bán hàng, thùng đóng hàng,...
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Số tiền để quản lý doanh nghiệp bao gồm lương nhân sự, tiền bảo hiểm, chi phí vật tư,..
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Số tiền phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là số tiền còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi tất cả chi phí phát sinh trong kỳ kế toán.
Chi phí thuế TNDN hiện hành: Số tiền doanh nghiệp phải đóng thuế cho nhà nước trong năm đang kinh doanh
Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Số tiền thuế doanh nghiệp phải đóng trong tương lai do thực hiện hoãn đóng thuế trong năm đang kinh doanh.
4. Cách tính các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ doanh thu
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + ( Doanh thu từ hoạt động tài chính - Chi phí tài chính) - (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
Lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần + Lợi nhuận khác
5. Lời kết
Trên đây là tất cả thông tin quan trọng về báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh là gì, mẫu báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất và hướng dẫn lập báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là biểu mẫu báo cáo quan trọng để các bạn sinh viên đang học kế toán tìm hiểu và người mới đi làm kế toán áp dụng. Chúc mọi người áp dụng thành công.