Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code
preload-home

CEO là gì?

25/11/2021, 03:52 pm
1,041

Bạn đã từng ít nhất một lần nghe đến thuật ngữ CEO. Vậy bạn có biết CEO là gì không? Công việc cụ thể của một CEO là gì? Công việc cụ thể và mức lương của CEO trong các doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Trong bài viết này, Nhân Hòa sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé!

1. CEO là gì?

CEO chính là Giám đốc điều hành - một trong những chức vụ cao nhất của doanh nghiệp. Là viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer (CEO) trong tiếng Anh. Có nhiều tên gọi khác cho vị trí này như Chief Executive, President và Managing Director.

Theo Wiki, CEO là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách tổng điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan. 

CEO phải báo cáo trước hội đồng quản trị của tổ chức đó. Thuật ngữ tương đương của CEO có thể là giám đốc quản lý (MD) và giám đốc điều hành (CE).

 

CEO là gì?

Thông thường giám đốc điều hành được bổ nhiệm bởi Ban giám đốc sau vô số những cống hiến to lớn cà các đợt đánh giá năng lực. Tuy nhiên, một con số nhỏ các công ty chọn thuê ngoài CEO vì không có nhân sự cấp cao đáp ứng được nhu cầu.

Có thể nói CEO là kim chỉ nam, là “ngọn hải đăng” dẫn đường cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngồi ở vị trí cao nhất,  họ có thể cảm nhận được vị ngọt của thành công khi doanh nghiệp mà anh ta lãnh đạo có tỷ lệ mức độ hài lòng của nhân sự luôn ở mức cao ngất ngưởng tỷ lệ thuận với doanh thu và uy tín của thương hiệu trong lòng khách hàng. 

Tuy nhiên, vị trí này cũng sẽ là nạn nhân của các cơn trầm cảm khi một mình hứng chịu dư luận của truyền thông, sự phản đối của cổ đông và hàng tá các phản hồi của khách hàng. 

>>> Xem thêm: Kế hoạch kinh doanh mẫu [CHI TIẾT]

2. Vai trò của một CEO

CEO là người có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Họ sẽ phải đứng đầu, thiết lập cũng như triển khai các chiến lược dài hạn, làm sao để đạt được mục tiêu gia tăng giá trị cổ tức, làm hài lòng các cổ đông của doanh nghiệp.

Ở các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thì CEO sẽ thường nắm trong tay quyền lực rất lớn, đôi khi họ sẽ đảm nhiệm cả vấn đề tuyển dụng nhân lực. Còn với các doanh nghiệp lớn thì CEO sẽ chỉ đưa ra các quyết định quan trọng, tầm cao, chiến lược mang tính chất quyết định. Cụ thể vai trò của CEO đối với doanh nghiệp như sau:

- Xác định tầm nhìn cho doanh nghiệp

Tầm nhìn sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được nền móng cho sự phát triển lâu dài. Một tầm nhìn rõ ràng sẽ giúp cho những mục tiêu cốt lõi được thực hiện thuận lợi, đảm bảo. Thông qua đó, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ được điều hướng tốt hơn trong tương lai

Ngoài ra, tầm nhìn cũng có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng văn hóa làm việc. Một tầm nhìn chuẩn, tốt sẽ giúp tạo ra nhiều năng lượng, truyền cảm hứng và mang đến môi trường làm việc tích cực, chuyên nghiệp

- Đứng đầu các hoạt động của doanh nghiệp

Một CEO đứng đầu toàn bộ hoạt động thường nhật, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch của doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng đảm nhiệm việc quản lý nguồn nhân lực, tài chính cho doanh nghiệp

Giám đốc điều hành sẽ tiếp nhận các báo cáo từ các bộ phận, vị trí cấp cao để xem xét và đưa ra phương án giải quyết, định hướng cho doanh nghiệp trong tương lai

- Cố vấn cho lãnh đạo trong doanh nghiệp

Với một số tập đoàn lớn thì phía trên CEO còn có chủ tịch hội đồng quản trị hay còn phải làm việc với các cổ đông khác. Do đó, CEO sẽ có vai trò là người cố vấn, đưa ra những phương án phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Lý do là vì họ nắm rõ nhất về các vấn đề trong kinh doanh, do đó những ý kiến, phương án mà họ đưa ra sẽ sát thực tế nhất và có khả năng giải quyết được vấn đề doanh nghiệp gặp phải

 

Vai trò của một CEO

- Xây dựng bộ máy nhân sự điều hành doanh nghiệp

Bên cạnh những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến kinh doanh thì CEO cũng có thể tham gia tuyển dụng, giữ chân vị trí nhân sự chủ chốt trong doanh nghiệp

Vì CEO sẽ là người làm việc với những vị trí này nên họ sẽ cần tham gia tuyển chọn, tìm kiếm người phù hợp, đáp ứng các yêu cầu mà họ đưa ra

- Người đại diện cho doanh nghiệp

Là người đứng đầu, có tiếng nói và kỹ năng, kiến thức chuyên môn cao, CEO sẽ cần đại diện cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp tham gia vào các sự kiện, gặp gỡ đối tác, khách hàng lớn

Hình ảnh của CEO cũng rất quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp, do đó việc quảng bá, xây dựng thương hiệu cho CEO là điều cần thiết

>>> Xem thêm: Mô hình kinh doanh chuẩn [8 Yếu tố then chốt]

3. Công việc của một CEO

 

Công việc của một CEO

CEO đảm đương những trọng trách vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Mô tả công việc giám đốc điều hành sẽ có những đầu việc cụ thể như:

- Sáng tạo chiến lược để theo đuổi sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp

- Định hướng và lên kế hoạch cụ thể cho các hoạt động trong doanh nghiệp

- Thông qua Hội đồng quản trị, điều hành việc triển khai các kế hoạch đã được phê duyệt.

- Chịu toàn bộ trách nhiệm về khoản lợi nhuận của doanh nghiệp

- Đề xuất các chiến lược cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty

- Nuôi dưỡng và phát triển văn hóa, hình ảnh của công ty

- Xem xét và phê duyệt tất cả vấn đề về đầu tư, tài chính, thu chi, kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ, nhân sự, lương thưởng, chế độ trong doanh nghiệp

- Đàm phán và ký kết các hợp đồng của doanh nghiệp

- Điều hành và đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời thực hiện các chiến lược có lợi

- Điều hành, tổ chức và thành lập nên bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá tình trạng hoạt động của từng phòng ban để có phương pháp quản trị phù hợp

Ngoài các đầu việc kể trên, CEO còn phải đảm đương khối lượng công việc thực tế lớn và áp lực hơn rất nhiều.

>>> Xem thêm: Mẫu báo cáo công việc hằng ngày của nhân viên kinh doanh

4. Yêu cầu cơ bản để trở thành một CEO

- Kiến thức đa lĩnh vực: Đây là một yếu tố thiết yếu, CEO là người phải có tầm nhìn tổng quan và xa đối với mọi thứ. Vì thế yêu cầu họ phải tích lũy một khối lượng lớn kiến thức, không chỉ chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác

- Nền tảng về khoa học quản trị: được coi như là nền móng cơ bản để trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Không chỉ phải lĩnh hội được tất cả các kiến thức về quản trị khi được đào tạo, mà còn phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật, học hỏi không ngừng nghỉ các kiến thức mới trong lĩnh vực này để có thể bắt kịp với xu hướng quản trị và điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất

- Kinh nghiệm, kĩ năng: Không chỉ là kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn, mà người điều hành phải là một người dày dạn vốn sống, thông hiểu về việc đối nhân xử thế, thông thường trước khi đảm nhận vai trò CEO cao nhất trong một công ty thì ứng viên thường đảm nhận vị trí COO, điều này giúp họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong điều hành

Vì vậy, muốn trở thành một CEO để có thể tổ chức, điều hành, quản lý tốt một tập thể lớn, thì bạn phải va chạm, trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau

 

Yêu cầu cơ bản để trở thành một CEO

- Chịu được áp lực, sức khỏe tốt: CEO là người phải làm việc dưới rất nhiều áp lực, vì một sức khỏe tốt và một tinh thần thép là hai yếu tố quan trọng giúp họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức, làm tốt vai trò của mình

- Tố chất bẩm sinh: Để trở thành một CEO thành công, một nhà điều hành chuyên nghiệp, xuất sắc, ngoài việc phải được đào tạo, học tập bài bản có định hướng, thì tố chất bẩm sinh là một điều kiện cực kì quan trọng

Vì thế không phải ai cũng có thể làm CEO. Các tố chất thường có ở một CEO thành công là: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo. Tính cách nhanh nhạy, quyết đoán. Có thần thái uy lực của một người cầm quyền

5. Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO

- Xây dựng thương hiệu của riêng CEO với phong cách riêng

Những CEO giỏi nhất có khả năng dùng phẩm chất cá nhân thực thụ để thu hút sự chú ý của công chúng cho doanh nghiệp của họ. Chẳng hạn, Steve Jobs của Apple được biết đến như một CEO cứng rắn đối với nhân viên, có những bài thuyết trình đầy năng lượng và là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo

Đó là những phẩm chất cho biết Jobs là ai, và Jobs cũng không hề cố tỏ ra là mình có những phẩm chất đó. Một thương hiệu cá nhân của CEO giúp tạo ra sức hút đối với người tiêu dùng và khiến họ quan tâm hơn tới sản phẩm và dịch vụ của công ty

Thương hiệu cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện: phát ngôn, hành động, cử chỉ/thái độ, bên cạnh đó người CEO cũng không nên bỏ qua yếu tố hình thức như trang phục. Một bộ quần áo không chỉn chu trong một sự kiện trang trọng cũng có tác động xấu đến hình ảnh của cá nhân CEO và doanh nghiệp

- Kỹ năng xây dựng đội ngũ các nhân viên

Nếu CEO cho phép nhân viên chia sẻ cởi mở thông điệp của CEO với công chúng, CEO có thể sẽ mất dần đi quyền kiểm soát, nhưng cái đạt được lại là một lực lượng đại sứ thương hiệu hùng hậu

Tony Hsieh, CEO của hãng bán lẻ trực tuyến Zappos, là một ví dụ điển hình về việc khuyến khích mọi nhân viên có tài khoản Twitter và kết nối với khách hàng. Hsieh muốn khách hàng trải nghiệm thương hiệu Zappos thông qua chính những con người làm việc cho Zappos. Mỗi nhân viên đều có quyền lợi trong thành công của CEO, bởi thế tốt hơn hết là CEO nên tạo ra quyền năng cho nhân viên, thay vì kìm hãm họ

Trong thời gian đảm nhiệm chức CEO của Google, Eric Schmidt đã phát triển nhiều nhân tài trong “đế chế” tìm kiếm này, bao gồm Marissa Mayer, người hiện đang đứng đầu các dịch vụ định vị. Giờ thì Schmidt có thể “rảnh tay” tập trung vào nhiệm vụ thúc đẩy công ty tiến lên phía trước, vì những cấp dưới tài năng thừa sức giúp ông có một hình ảnh tốt trong mắt công chúng

 

Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO

- Tận dụng tối đa chức danh CEO 

Giới truyền thông muốn trò chuyện với CEO của các công ty hơn bất kỳ ai khác trong các công ty đó. Bởi vậy, CEO được khuyến nghị là nên sử dụng chức danh của mình để quảng bá doanh nghiệp ở mức nhiều nhất có thể

Một ví dụ về CEO biết tận dụng chức danh và thương hiệu uy tín của bản thân là CEO Howard Schultz của hãng cà phê Starbucks. Schultz đã viết nhiều cuốn sách và bài báo nói về mọi vấn đề, từ nền kinh tế, tới chính trị, và công việc làm ăn của ông. Cách làm này khiến công chúng luôn quan tâm tới những gì ông nói

- Trở thành một người đi đầu về các ý tưởng

Càng giới thiệu rộng rãi được các ý tưởng của mình bao nhiêu, một vị CEO càng chuẩn bị được tư thế sẵn sàng để thu được lợi ích từ các ý tưởng đó bấy nhiêu. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là Tổng giám đốc Hãng hàng không VietJet là người như vậy, bà đã đưa ý tưởng về hãng hàng không giá rẻ vào thị trường Việt Nam vào thời điểm tại nước ta chưa có một hãng hàng không giá rẻ nào

Trước khi quyết định đầu tư vào hàng không, bà và các cộng sự đã nhìn thấy nhu cầu vận tải hàng không tại Việt Nam cũng sẽ giống như các thị trường quốc tế và có sự nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình phù hợp

Mô hình hàng không bà Thảo kiến tạo và đang theo đuổi là một mô hình lai giữa giá rẻ và truyền thống, bà gọi đó là “hàng không thế hệ mới”

Cụ thể, Vietjet được quản trị theo mô hình quản lý chi phí vận hành khai thác sao cho tối ưu, trong đó gồm chi phí tàu bay, dịch vụ mặt đất, kỹ thuật, và chi phí về nhân lực, ứng dụng công nghệ để giảm chi phí về con người. Chính điều đó đã mang lại thành công cho hãng hàng không Vietjet

- Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh

Mạng xã hội đã thay đổi căn bản cách xã hội tiếp nhận và xử lý thông tin. Người ta vào mạng nhiều hơn, vào mạng qua thiết bị di động nhiều hơn, thông tin lan truyền với tốc độ nhanh chóng và hơn hết mọi người dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội

Các CEO cần tận dụng mạng xã hội trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Các CEO nên tạo hồ sơ cá nhân trên các trang web xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và YouTube,… phù hợp với phong cách của mình

Các thông tin trong hồ sơ cá nhân, các thông điệp và “tiếng nói” của mình nhất quán với nhau giữa các tài khoản trên các mạng xã hội khác nhau. Sự nhất quán không chỉ giúp nhà lãnh đạo thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân mà còn giúp tăng khả năng xuất hiện và thứ tự xếp hạng trong các trang web tìm kiếm thông tin như Google

6. Kết luận

Trên đây là định nghĩa CEO là gì, mô tả công việc CEO, mức lương CEO cùng những tố chất cần thiết mà CEO cần có. Chức vụ càng cao thì áp lực và trách nhiệm càng lớn, người ngồi ở vị trí CEO cần hội tụ đủ kiến thức - chuyên môn - kỹ năng - nghiệp vụ - sự tinh tế - cảm xúc... để tạo ra văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp, lý tưởng, hợp lòng toàn thể nhân sự. 

+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom

+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom

+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html

————————————————————

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA

https://nhanhoa.com

Hotline: 1900 6680

Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com

Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM

Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com

Chi nhánh Vinh - Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Tel: 0915221384 – Email: contact@nhanhoa.com

Bài viết liên quan
06/01/2025
Lựa chọn được Theme Wordpress Portfolio đẹp và bắt mắt sẽ giúp hồ sơ năng lực của bạn thu hút hơn, từ đó gây được...
06/01/2025
Page và Post là hai khái niệm cơ bản nhưng vô cùng quan trọng khi làm việc với WordPress. Mặc dù cả hai đều dùng để tạo...
06/01/2025
Bạn đang thắc mắc giao thức SNMP là gì và tại sao nó được xem là “cánh tay phải” của quản trị viên mạng? Đây chính...
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!