Unjoin domain Windows 10 là thao tác cần thiết khi bạn muốn đưa máy tính ra khỏi môi trường quản lý domain. Việc này giúp thiết bị hoạt động độc lập mà không chịu sự kiểm soát từ hệ thống mạng doanh nghiệp. Cùng Nhân Hòa tìm hiểu chi tiết cách thực hiện qua bài viết sau!
Unjoin domain là gì?
Unjoin domain (hay còn gọi là leave domain) là quá trình gỡ bỏ một máy tính khỏi miền (domain) trong môi trường mạng doanh nghiệp hoặc tổ chức. Khi một máy tính không còn là thành viên của domain, nó sẽ mất quyền truy cập vào các tài nguyên mạng được quản lý bởi domain controller. Bao gồm như file server, Active Directory, group policy,... và người dùng không thể đăng nhập bằng tài khoản domain nữa.
Unjoin domain hay còn gọi là hủy gia nhập tên miền
>>>XEM THÊM: Thiết lập 2 Domain Controller chạy song song NHANH CHÓNG
Lợi ích khi sử dụng unjoin domain là gì?
Unjoin domain là quá trình đưa máy tính ra khỏi hệ thống quản lý tập trung của Windows Domain, giúp thiết bị trở thành một máy trạm hoạt động độc lập. Khi thực hiện thao tác này, toàn bộ thông tin cấu hình liên quan đến domain như tài khoản người dùng, nhóm, chính sách và quyền truy cập sẽ được loại bỏ khỏi máy tính. Điều này giúp đảm bảo máy được làm sạch hoàn toàn trước khi chuyển sang môi trường sử dụng mới.
Thao tác unjoin domain đặc biệt hữu ích trong các trường hợp cần thay đổi cấu trúc quản trị mạng hoặc chuyển máy tính sang một domain khác. Việc này còn giúp kỹ thuật viên dễ dàng cấu hình lại hệ thống theo yêu cầu riêng, tránh xung đột với các chính sách cũ. Nhờ vậy, quá trình quản lý và vận hành máy tính trở nên linh hoạt và tối ưu hơn.
Chi tiết cách hủy gia nhập unjoin domain trên windows 10 Nhanh Chóng
Khi máy tính Windows 10 của bạn không còn cần thiết phải liên kết với domain (miền) của doanh nghiệp hoặc tổ chức, bạn hoàn toàn có thể chủ động hủy gia nhập domain. Dưới đây là 3 cách phổ biến và dễ áp dụng giúp bạn thực hiện thao tác này một cách an toàn và hiệu quả:
Cách 1: Hủy gia nhập domain bằng cửa sổ System Properties
+ Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.
+ Bước 2: Nhập lệnh sysdm.cpl rồi nhấn Enter.
+ Bước 3: Cửa sổ System Properties xuất hiện, chuyển đến tab Computer Name > bấm Change….
+ Bước 4: Chọn tùy chọn Workgroup thay vì Domain.
+ Bước 5: Nhập tên Workgroup bạn muốn tham gia.
+ Bước 6: Nhấn OK, sau đó khởi động lại máy để hoàn tất quá trình.
Hủy gia nhập domain bằng cửa sổ System Properties
Cách 2: Hủy domain thông qua ứng dụng Settings
+ Bước 1: Mở Settings từ menu Start > chọn mục Accounts.
+ Bước 2: Điều hướng đến Access work or school.
+ Bước 3: Tại phần kết nối domain (có nhãn Connected to…), nhấn chọn và bấm Disconnect.
+ Bước 4: Xác nhận bằng cách nhấn Yes khi được hỏi.
+ Bước 5: Sau khi xác nhận, hệ thống sẽ yêu cầu khởi động lại máy tính. Khi đó, quá trình hủy gia nhập domain sẽ hoàn tất.
Cách 3: Hủy domain bằng PowerShell với quyền quản trị
+ Bước 1: Mở Windows PowerShell với quyền Administrator.
+ Bước 2: Nhập câu lệnh sau (thay Domain_Name bằng tên domain thực tế của bạn):
Remove-Computer -UnjoinDomaincredential Domain_NameAdministrator -PassThru -Verbose -Restart -Force
+ Bước 3: Nhập mật khẩu quản trị domain khi được yêu cầu.
+ Bước 4: Nhấn OK để xác nhận.
+ Bước 5: Khi cảnh báo hiển thị yêu cầu chuẩn bị tài khoản quản trị cục bộ, nhập Y để tiếp tục.
+ Bước 6: Hệ thống sẽ khởi động lại máy và hoàn tất quá trình unjoin domain.
Hủy domain bằng PowerShell với quyền quản trị
Một số thắc mắc liên quan đến Unjoin domain Windows 10
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hủy gia nhập tên miền trên win 10, bạn hãy cùng đi giải đáp một số thắc mắc sau nhé!
Khi nào cần unjoin domain?
Unjoin domain thường được thực hiện trong các tình huống cần thay đổi cách quản lý máy tính trong môi trường doanh nghiệp hoặc cá nhân. Cụ thể, bạn nên unjoin domain trong các trường hợp sau:
+ Khi muốn tách máy tính khỏi miền mà không cần tham gia vào một miền khác.
+ Khi cần thiết lập máy tính hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào quản lý của domain.
+ Khi di chuyển thiết bị sang một domain mới để phù hợp với cơ cấu tổ chức.
+ Khi cần chỉnh sửa hoặc cấu hình máy tính cục bộ mà không muốn bị hạn chế bởi chính sách domain.
+ Khi domain gặp sự cố (như mất kết nối hoặc lỗi Domain Controller), việc unjoin giúp khắc phục tạm thời và có thể join lại sau.
Tùy vào mục đích sử dụng, thao tác này có thể là giải pháp hợp lý, nhưng cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện để tránh mất quyền truy cập vào các tài nguyên quan trọng.
Unjoin domain có làm mất dữ liệu trên máy không?
Không. Quá trình unjoin domain không xóa dữ liệu cá nhân như file, thư mục hay phần mềm đã cài đặt. Tuy nhiên, các tài khoản người dùng thuộc domain sẽ bị xóa, nên cần sao lưu dữ liệu nếu dùng tài khoản đó.
Sau khi unjoin, có thể đăng nhập bằng tài khoản cũ không?
Không thể. Tài khoản domain sẽ không còn hợp lệ sau khi unjoin. Bạn cần tạo hoặc sử dụng tài khoản cục bộ (local account) để đăng nhập vào máy tính.
>>> XEM THÊM: Quy trình đăng ký và thu hồi tên miền mới nhất
Lời kết
Unjoin domain Windows 10 là thao tác cần thiết trong nhiều trường hợp nhằm đảm bảo máy tính hoạt động độc lập và linh hoạt hơn. Tuy quá trình này khá đơn giản, nhưng vẫn đòi hỏi người dùng hiểu rõ các bước thực hiện và hậu quả có thể xảy ra. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thao tác, đừng ngần ngại liên hệ Nhân Hòa để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.
Thông tin liên hệ Nhân Hòa:
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://nhanhoa.com/
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/uu-dai-nhan-hoa.html