Mục lục [Ẩn]
Trợ cấp thai sản là quyền lợi của phụ nữ khi tham gia bảo hiểm xã hội. Vì thế, chị em nào cũng nên biết cách tính tiền thai sản để đảm bảo nhận đúng và đủ phúc lợi của mình. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đi kèm thì tiền trợ cấp thai sản được tính như sau.
1. Đối tượng và điều kiện nhận tiền thai sản
Bảo hiểm thai sản là bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
Bảo hiểm thai sản có ý nghĩa tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ mà vẫn đảm bảo công tác xã hội. Lao động nam thực hiện nghĩa vụ khi có vợ sinh con. Đảm bảo thu nhập và sức khỏe cho người lao động trong thời gian hưởng thai sản. Đối tượng và điều kiện cụ thể để nhận tiền thai sản cụ thể như sau.
1.1. Lao động nữ nghỉ theo chế độ đi khám thai
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ có tiền thai sản khi đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Nếu lao động ở xa cơ sở khám bệnh hoặc có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày mỗi lần đi khám.
Điều kiện hưởng tiền thai sản là lao động phải tham gia BHXH bắt buộc
1.2. Lao động nữ nghỉ theo chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, phá thai bệnh lý hoặc thai chết lưu
- Điều kiện nhận tiền thai sản: lao động có tham gia đóng BHXH bắt buộc
- Thời gian nghỉ được trợ cấp thai sản
+ Nếu thai dưới 5 tuần tuổi được nghỉ 10 ngày
+ Nếu thai dưới 13 tuần tuổi được nghỉ 20 ngày
+ Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi được nghỉ 40 ngày
+ Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên được nghỉ 50 ngày
1.3. Người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai
- Thời gian nghỉ
+ 7 ngày với lao động nữ đặt vòng tránh thai
+ 15 ngày với lao động (cả nam & nữ) thực hiện biện pháp triệt sản
- Điều kiện: người lao động có tham gia đóng BHXH bắt buộc
1.4. Các trường hợp khác
- Lao động nữ đang mang thai
- Lao động nữ sinh con
- Lao động nữ mang thai hộ
- Lao động nữ nhờ mang thai hộ
- Lao động nam có vợ sinh con
2. Cách tính tiền thai sản khi đi khám thai
Tiền thai sản nhận được = Số ngày nghỉ theo luật x (100% trung bình tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ khám thai/ 24)
Nếu lao động nữ chưa đóng BHXH đủ 6 tháng thì tính mức trung bình tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH.
3. Tiền thai sản nhận được 1 lần khi sinh con
Luật bảo hiểm xã hội 2014, tại điều 38 có quy định
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận con nuôi.
- Trường hợp gia đình sinh con chỉ có cha tham gia BHXh thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Ví dụ: Tiền lương cơ sở 2021 là 1.490.000 đồng/tháng thì tiền thai sản nhận được 1 lần là:
1.490.000 * 2 = 2.980.000 đồng/ con
Trong 1 lần sinh hoặc nhận nuôi con có bao nhiêu bé thì nhân với bấy nhiêu.
Xem thêm: Hướng dẫn tra số sổ bảo hiểm xã hội đơn giản
3. Tiền thai sản nhận được khi nghỉ sinh
3.1. Đối với người mẹ
Lao động nữ khi sinh con được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng. Nếu lao động sinh trên 1 con thì mỗi con được nghỉ thêm 1 tháng.
Trong thời gian nghỉ sinh con, tiền thai sản được tính như sau
Tiền thai sản 1 tháng = 100% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ sinh
Ví dụ: Chị A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau
- Từ tháng 1/ 2021 đến tháng 3/ 2021 (3 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.000.000 đồng/tháng
- Từ tháng 4/2021 đến 7/2021 (4 tháng) đóng BHXH với mức lương 7.000.000 đồng/tháng.
Chị A nghỉ sinh vào tháng 8 năm 2021 thì tiền thai sản nghỉ sinh được tính như sau
Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ sinh = [6.000.000 * 2 + 7.000.000 * 4] / 6 = 6.667.000 đồng
Tổng tiền thai sản nhận được khi nghỉ sinh = 6.667.000 * 6 = 40.000.000 đồng
3.2. Đối với người cha
- Tiền thai sản khi nghỉ chế độ thai sản trong 30 ngày đầu khi vợ sinh
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Người cha có vợ sinh con được nghỉ có trợ cấp thai sản trong vòng 30 ngày đầu. Thời gian nghỉ cụ thể như sau
+ Nếu vợ sinh thường được nghỉ 5 ngày làm việc
+ Nếu vợ sinh mổ, con dưới 32 tuần tuổi được nghỉ 7 ngày làm việc
+ Nếu vợ sinh đôi trở lên và sinh mổ thì được nghỉ 14 ngày làm việc
Tiền thai sản nhận được = Số ngày nghỉ * (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ / 24)
Nếu chưa đóng BHXH đủ 6 tháng thì tính bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đã đóng BHXH.
- Tiền thai sản khi hưởng chế độ thai sản của vợ
+ Trường hợp 1: Khi chỉ có mẹ tham gia BHXH, nếu mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
Tính theo công thức sau
“ Tiền thai sản 1 tháng = 100* bình quân lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ”
“Tiền thai sản 1 ngày khi có ngày lẻ = Tiền thai sản 1 tháng/ 30”
+ Trường hợp 2: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH. Nếu mẹ chế sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ
“Tiền thai sản 1 tháng = 100% * bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha”
“Tiền thai sản 1 ngày khi có ngày lẻ = Tiền thai sản 1 tháng /30”
+ Trường hợp 3: Chỉ có mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chế. Thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
“Tiền thai sản 1 tháng = 100% bình quân lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ.
+ Trường hợp 4: Cả cha và mẹ đều tham gia BHXH nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà chết. Thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
“Tiền thai sản 1 tháng = 100% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha”
+ Trường hợp 5: Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con, hoặc không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 6 tháng tuổi
“Tiền thai sản 1 tháng = 100% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha”
Nếu người cha chưa đóng BHXH đủ 6 tháng thì nhận tiền thai sản được tính trên bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
4. Tiền thai sản để dưỡng sức sau sinh
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh đối với lao động do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn công ty quyết định. Trường hợp công ty chưa có công đoàn thì quyết định thuộc về người sử dụng lao động. Cụ thể
+ Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh không quá 10 ngày với động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên
+ Không quá 7 ngày với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật
+ Không quá 5 ngày với các trường hợp khác
Tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh = Số ngày nghỉ dưỡng sức * 30% * 1.490.000
Xem thêm: Có gì thay đổi trong Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất? [QUAN TRỌNG]
5. Lời kết
Trên đây là cách tính tiền thai sản chuẩn nhất trong tất cả các trường hợp người lao động được hưởng chế độ thai sản. Hy vọng mọi người đã biết cách tính để đảm bảo nhận đúng và đủ quyền lợi của mình.