Mục lục [Ẩn]
Như đã biết, máy chủ ảo (VPS) đóng vai trò như một hệ điều hành chính trên máy tính của bạn, bạn có thể tạo máy chủ ảo trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Nó hoạt động như một máy tính vật lý, vậy cách tạo máy chủ ảo như thế nào. Trong bài viết này Nhân Hòa sẽ chỉ rõ cách tạo máy chủ ảo (VPS) trên win 10 nhanh chóng và hiệu quả.
1. Ba phần mềm tạo máy chủ ảo Win 10 bạn nên sử dụng
1.1. Phần mềm tạo máy ảo Win 10 - VMware Workstation
VMware Workstation là một trong những công cụ ảo hóa hệ điều hành tốt nhất trên thị trường, nhờ tính linh hoạt và tốc độ của nó bạn có thể dễ dàng cài đặt nhiều hệ điều hành trên cùng một máy chủ mà không cần phải biết chuyên sâu về lĩnh vực này.
1.2. Phần mềm tạo máy ảo Win 10 - VirtualBox
VirtualBox là một phần mềm máy ảo thân thiện với người dùng có nhiều tính năng phong phú dễ tạo và chạy.
Tất cả các tham số máy ảo được lưu giữ trong các tệp XML. Nhờ cách tiếp cận này, bạn có thể dễ dàng chia sẻ các thư mục và cũng có thể sử dụng nó khi đang di chuyển. VirtualBox hỗ trợ Windows, nhiều phiên bản Linux, Mac OS X, Solaris và OpenSolaris.
1.3. Phần mềm tạo máy ảo Win 10 - Hyper-V
Hyper-V được phát hành vào năm 2008 cho Microsoft Visual PC dưới dạng tùy chọn tích hợp để tạo máy ảo. Phần mềm ảo hóa hệ điều hành này rất mạnh mẽ. Nó đi kèm với một giao diện dễ tiếp cận với tính năng trực quan cho tất cả người dùng.
Hyper-V có thể ảo hóa không chỉ hệ điều hành mà còn cả ổ cứng, thiết bị chuyển mạch, ổ đĩa ngoài và các thiết bị khác. Tuy nhiên, nó lại không hoạt động với card âm thanh hoặc card đồ họa. Nó chỉ hoạt động với máy ảo Win 10 dạng 64-bit và có thể được tìm thấy trong các phiên bản Windows 10 Pro, Enterprise và Education.
>>Xem thêm: Hướng dẫn tạo VPS trên Google Cloud - [CHI TIẾT]
2. Cách tạo máy chủ ảo (VPS) trên win 10 nhanh chóng
2.1. Chuẩn bị phần cứng vật lý và phần mềm ảo hóa
- Phần cứng: Bạn hãy kiểm tra các phần cứng như: CPU core, Ram, ổ cứng (HDD/SSD), SWAP máy chủ ảo, băng thông (Bandwidth) có đủ điều kiện và dung lượng để tạo máy chủ ảo. Mỗi phần mềm ảo hóa khác nhau sẽ yêu cầu thông số của phần cứng khác nhau.
- Phần mềm ảo hóa: Hiện nay có nhiều ứng dụng phổ biến như: Hyper-V, VMware, VirtualBox hoặc Citrix XenServer. Bạn nên dựa vào hệ điều hành đang chạy mà lựa chọn ứng dụng cho phù hợp.
2.2. Cách tạo máy chủ ảo trên PC
Bạn nên lựa chọn Hyper-V vì đây là ứng dụng có sẵn trong máy tính. Từ Windows 7 trở lại đây Microsoft đã được tích hợp sẵn Hyper-V với các công cụ quản lý trên Windows. Do đó khi sử dụng Hyper-V, bạn có thể cài đặt tạo máy chủ ảo ngay với các bước sau:
- Bước 1: Truy cập trong menu start win 10 với từ khóa: Turn Windows features on or off.
- Bước 2: Bạn chọn Hyper-V và nhấn OK.
- Bước 3: Nháy chuột vào restart để khởi động lại máy tính cho việc áp dụng thay đổi các thao tác bạn vừa làm.
- Bước 4: Sau khi kích hoạt bạn mở Hyper-V bằng cách tìm kiếm nó trong menu start hoặc Administrator tools của Control Panel. Sau đó, truy cập Action rồi chọn Virtual Network Switch
- Bước 5: Nhấn vào External rồi chọn Create Virtual Switch
>>Xem thêm: Thuê máy chủ ảo VPS ở đâu giá rẻ chất lượng ổn định
- Bước 6: Bạn hãy đặt tên cho môi trường ảo ở win 10 và nháy nút allow management operating system to share this network adapter.
- Bước 7: Chấp nhận cảnh báo máy tính đang sử dụng có thể bị mất kết nối mạng trong khi tùy chọn cài đặt được thay đổi. Click Yes để tiếp tục.
- Bước 8: Click chuột phải vào tên máy ảo vừa tạo và chọn New > Virtual Machine Wizard > Click next để chuyển sang bước tiếp theo.
- Bước 9: Đặt tên cho máy ảo, tùy chỉnh đường dẫn lưu máy ảo trên laptop và click next.
- Bước 10: Chọn nền tảng máy chủ ảo bạn đang sử dụng.
- Bước 12: Chia RAM tối đa cho các máy chủ ảo sử dụng (click vào us dynamic memory for this virtual machine nếu muốn cài đặt bộ nhớ cố định).
- Bước 13: Cấu hình Virtual Network Switch hiện ra và nhấn nút Next.
- Bước 14: Tách bộ nhớ lưu trữ và hoạt động cho máy chủ ảo ở trong phần create a virtual hard disk.
- Bước 15: cài đặt hệ điều hành mà bạn muốn ở chỗ Install an operating from a bootable file. Nhấn next.
- Bước 16: Sau khi tạo thành công click chuột phải vào tên máy ảo vừa tạo chọn connect để mở.
- Bước 17: Kết thúc việc cài đặt máy chủ ảo bằng cách nháy chuột vào nút button power màu xanh trên thanh công cụ phía trên.
3. Ưu và nhược điểm khi tạo máy chủ ảo (VPS) trên PC
Ưu điểm
- Từ một máy chủ vật lý, người ta phân chia thành nhiều máy chủ ảo có đầy đủ cấu hình có thể chạy nhiều hệ điều hành cùng một lúc.
- Tiết kiệm được tiền đầu tư phần cứng, tiền điện vận hành máy chủ, không gian lắp đặt…
- Do nhiều VPS có thể nằm tập trung trên 1 hệ thống máy chủ. Việc kiểm tra vận hành sẽ dễ dàng hơn.
- Người dùng có thể truy cập tài khoản máy chủ ảo từ bất cứ nơi nào miễn có máy tính và laptop. Máy chủ ảo cũng cho phép người dùng nâng cấp hoặc giảm tài nguyên sử dụng dễ dàng.
Nhược điểm
- Máy chủ ảo là một phần mềm được cài đặt trên máy nên sẽ tốn nhiều dung lượng RAM và CPU.
- Máy chủ ảo sử dụng tài nguyên của máy chủ vật lý. Khi máy chủ vật lý gặp sự cố thì máy chủ ảo cũng không thể hoạt động bình thường được.
- Khách hàng sẽ không chủ động được trong việc việc điều chỉnh, sửa chữa, kiểm soát máy chủ ảo. Bởi vì máy chủ ảo phụ thuộc vào máy chủ vật lý mà máy chủ vật lý do đơn vị cung cấp quản lý.
>> Xem thêm: Dịch vụ thuê máy chủ ảo là gì?
4. Kết luận
Như những gì Nhân Hòa hướng dẫn trên, chắc hẳn bạn đã biết cách tạo máy chủ ảo (vps) trên win 10 đơn giản nhanh chóng bằng Hyper-V.
Nếu bạn còn thắc mắc, hoặc muốn tìm hiểu hỗ trợ về dịch vụ thuê máy chủ ảo (VPS) của Nhân Hòa thì có thể liên hệ để được hỗ trợ tư vấn kỹ hơn như sau:
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://nhanhoa.com/
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
+ Văn phòng:
- Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
- Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, TP.HCM. Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
- Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An.